Đánh răng hay chảy máu là bệnh gì năm 2024

Các chuyên gia nha khoa cho biết, “thủ phạm” chính gây nên hiện tượng chảy máu chân răng thường xuyên khi đánh răng là do các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh răng….

Khi các kẽ răng không được làm sạch, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tạo thành lớp một lớp mảng bám quanh răng, hay còn gọi là cao răng. Lớp mảng bám này sẽ tích tụ theo thời gian, bám chắc vào bề mặt răng, khiến răng có màu ố vàng, đồng thời gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như viêm lợi, chảy máu chân răng, sâu răng, hôi miệng…

Một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng là do thiếu vitamin C, máu khó đông, bệnh tiểu đường, stress….

Đánh răng hay chảy máu là bệnh gì năm 2024

(Hình mình họa)

“Hệ lụy” của tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng

Nếu viêm lợi, viêm nướu nhẹ, hiện tượng chảy máu chân răng có thể xuất hiện một vài ngày rồi tự hết, nhưng nó có xu hướng tái đi tái lại thường xuyên. Theo thời gian, tình trạng viêm lợi diễn tiến nặng hơn, trong những đợt viêm cấp, nướu bị sưng tấy, gây đau đớn và khó chịu.

Nếu không sớm được xử trí, có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nghiêm trọng là viêm nha chu, làm phá hủy các tổ chức quanh răng và cuối cùng là rụng răng, mất răng.

Đặc biệt nguy hiểm ở những người có bệnh tiểu đường hay tim mạch, nó có thể gây tăng đường huyết, gây biến chứng viêm nội tâm mạc, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Ở phụ nữ mang thai, bệnh viêm lợi, chảy máu chân răng làm tăng gấp đôi nguy cơ bị biến chứng thai kỳ, gây đẻ non, thai nhẹ cân.

Cách xử trí khi bị chảy máu chân răng thường xuyên

Để chấm dứt hiện tượng chảy máu chân răng, cần có các biện pháp làm sạch kẽ răng và bảo vệ lợi. Tuy nhiên những biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường như đánh răng, sử dụng nước muối sinh lý hay các loại nước súc miệng thường, chỉ có thể giúp làm sạch bề mặt răng, chứ khó loại bỏ được các chất bẩn ở kẽ răng (nguồn gốc gây viêm lợi, chảy máu chân răng) ra ngoài. Vì vậy, cần áp dụng thêm các giải pháp làm sạch và bảo vệ lợi bằng nước súc miệng dược liệu.

Các nghiên cứu cho thấy, nhiều dược liệu trong tự nhiên như cau, lá lấu, đại bi, đinh hương, bạc hà có chứa chất tanin, có khả năng tạo tủa với protein trong khoang miệng, nhờ đó chúng dễ dàng kéo sạch các chất bẩn khó lấy ở kẽ răng và khoang miệng ra ngoài. Đồng thời giúp tạo lớp màng bảo vệ lợi, sát khuẩn, chống viêm và nhanh lành các tổn thương răng miệng.

Sử dụng nước súc miệng dược liệu có chứa các thành phần này được xem là giải pháp tối ưu giúp khắc phục hiện tượng chảy máu chân răng, viêm lợi và chặn đứng các bệnh về răng miệng.

Nước súc miệng An Thảo - bước "đột phá" từ dược liệu truyền thống, giúp ngăn ngừa viêm lợi, chảy máu chân răng.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước súc miệng gắn mác thảo dược nhưng thực chất vẫn có chứa cồn, paraben và một số hóa chất làm sạch khác, gây khô miệng, tiềm ẩn nguy cơ ung thư, ít tính năng trị liệu và tạo tâm lý “hoang mang” cho người dùng.

Đứng trước thực tế này, công ty Nam Dược đã nghiên cứu và phát triển thành công Nước súc miệng dược liệu An Thảo, là sự phối hợp tối ưu của 5 dược liệu vàng: cau, lá lấu, đại bi, đinh hương, bạc hà, với tính năng trị liệu và làm sạch vượt trội, giúp loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn khó lấy ở kẽ răng và khoang miệng ra ngoài (ngay sau khi súc miệng, có thể dễ dàng nhìn thấy rõ rất nhiều cặn bẩn đã được loại bỏ).

Theo kết quả nghiên cứu của FTA (Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu Nhật Bản, thành viên của Hiệp hội nghiên cứu thị trường Mỹ (MRA) tại New York và Chicago) cho thấy: “100% Khách hàng sử dụng nước súc miệng An Thảo thấy cải thiện rõ rệt sưng lợi, chảy máu chân răng, nhiệt miệng, hôi miệng, đau răng.”

Đánh răng hay chảy máu là bệnh gì năm 2024

Nước súc miệng Dược liệu An Thảo sử dụng phù hợp cho người bị sưng lợi, chảy máu chân răng, nhiệt miệng, hôi miệng, đau răng, và những người hay gặp phải các vấn đề răng miệng như:

- Người cao tuổi, người bệnh tiểu đường

- Phụ nữ mang thai và sau sinh.

- Người hút thuốc lá

- Sau nhổ răng hoặc phẫu thuật răng miệng

- Người làm răng thẩm mỹ…

Xem chia sẻ của khách hàng về Nước súc miệng Dược liệu An Thảo TẠI ĐÂY

Bạn có thể gọi ngay tới tổng đài 1800.5777.59 (miễn cước gọi) để được tư vấn miễn phí về Nước súc miệng Dược liệu An Thảo và các vấn đề răng miệng.

Chảy máu chân răng là tình trạng răng miệng thường gặp, có thể xảy ra sau khi bạn đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa, ăn thức ăn cứng hoặc nặng hơn chảy máu cả khi bình thường. Dù không nguy hiểm nhưng đây là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng, bạn nên sớm điều trị để tránh bệnh nghiêm trọng hơn.

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng thực chất là chảy máu từ phần lợi, nướu, thường xuất hiện khi chải răng. Người bệnh bị chảy máu chân răng thường đi kèm với nhiều dấu hiệu bất thường khác như hôi miệng, viêm lợi, sưng nướu,…

Đánh răng hay chảy máu là bệnh gì năm 2024

Chảy máu chân răng là dấu hiệu viêm lợi hoặc nhiều bệnh lý răng miệng khác

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng, trong đó hầu hết trường hợp nguyên nhân không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục.

1.1. Nguyên nhân do bệnh lý răng miệng

Tình trạng chảy máu chân răng là triệu chứng của bệnh lý răng miệng rất phổ biến, những bệnh thường gặp gồm:

Viêm lợi

Viêm lợi là tình trạng lợi bị sưng, viêm, tổn thương dẫn đến chảy máu, nguyên nhân có thể do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt, không loại bỏ hết thức ăn thừa và cao răng bám ở chân răng. Mặt răng càng tích tụ nhiều cao và cặn thức ăn không được lấy đi định kỳ sẽ càng gây viêm lợi chảy máu.

Nếu do nguyên nhân này, người bệnh nên đi khám để lấy cao răng, vệ sinh các kẽ răng và điều trị viêm lợi, tình trạng chảy máu chân răng sẽ được cải thiện.

Đánh răng hay chảy máu là bệnh gì năm 2024

Chảy máu chân răng có thể do sâu răng

Các bệnh lý về răng

Sâu ở kẽ răng là nơi bàn chải đánh răng thường khó tiếp cận làm sạch được rất phổ biến, khiến thức ăn cũng dễ đọng lại ở lỗ sâu. Tại vị trí này dễ bị viêm lợi, nhiễm trùng chân răng gây ra chảy máu lợi.

Răng sâu khiến người bệnh có xu hướng tránh nhai ở bên răng sâu do gây đau và ê buốt, việc này càng khiến mảng bám cao răng tích tụ nhiều hơn gây chảy máu. Cần điều trị răng sâu và vệ sinh các mảng bám cao răng mới có thể điều trị triệt để, tránh viêm lợi chảy máu chân răng.

Các bệnh lý ở vùng quanh răng

Chảy máu chân răng có thể đến từ các bệnh lý vùng quanh răng, tổn thương thực thể hoặc viêm nha chu. Cần điều trị sớm bởi nếu chậm trễ, lợi chảy máu nhiều và kéo dài thì điều trị không thể hồi phục lại hoàn toàn vùng quanh răng đã bị tổn thương, gây nhiều ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.

Chấn thương lợi

Chấn thương lợi có thể gặp khi chà xát mạnh lên răng, va đập vào lợi, đánh răng quá mạnh, dùng chỉ nha khoa không đúng cách hoặc lông bàn chải cứng,…

Răng mọc lệch, chen chúc

Răng mọc lệch ảnh hưởng lớn đến khớp cắn, hơn nữa cũng khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Nếu vệ sinh không tốt, thức ăn thừa giắt lại trong các kẽ răng dễ khiến lợi bị viêm và chảy máu chân răng.

1.2. Nguyên nhân khác

Đôi khi chảy máu chân răng không phải dấu hiệu của bệnh lý răng miệng mà do những nguyên nhân sâu xa hơn đến từ sức khỏe hay bệnh lý cơ thể.

Đánh răng hay chảy máu là bệnh gì năm 2024

Thiếu Vitamin K làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng hơn

Thiếu Vitamin K

Vitamin K là yếu tố đông máu quan trọng của cơ thể, việc thiếu hụt chất này sẽ khiến cơ thể dễ chảy máu và khó ngừng hơn. Những người bị thiếu hụt Vitamin K thường do dùng kháng sinh dài ngày làm giảm lượng lợi khuẩn đường ruột, chế độ ăn kém thiếu hụt Vitamin K tự sinh. Một trong những biểu hiện của thiếu Vitamin K là thường xuyên bị chảy máu chân răng.

Thay đổi nội tiết tố

Trong cuộc đời, người phụ nữ sẽ trải qua nhiều giai đoạn mà hormone trong cơ thể thay đổi thất thường, điển hình là tuổi dậy thì, khi mang thai hay giai đoạn mãn kinh. Việc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc bổ sung nội tiết tố khác cũng gây ra tình trạng tương tự. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến và không quá nghiêm trọng gây chảy máu chân răng.

Bệnh lý về gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn có nhiều chức năng quan trọng với sức khỏe và sự sống của cơ thể, một trong số đó là chức năng đông máu. Người mắc bệnh về gan hoặc nghiện rượu quá mức làm suy giảm chức năng gan sẽ gặp phải nhiều hệ lụy sức khỏe, trong đó chảy máu chân răng khá thường gặp và không quá nghiêm trọng.

Do ảnh hưởng của thuốc điều trị

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, việc sử dụng thuốc thường xuyên trong điều trị bệnh lý mạn tính như thuốc chống động kinh, hóa trị liệu điều trị ung thư, thuốc dùng cho bệnh nhân đau tim,… làm tăng nguy cơ gây chảy máu chân răng.

Đánh răng hay chảy máu là bệnh gì năm 2024

Chảy máu chân răng là biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Tiểu đường

Viêm lợi và chảy máu chân răng là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường nằm trong nhóm các biến chứng nhiễm trùng. Điều trị viêm lợi ở bệnh nhân tiểu đường không đơn giản, bệnh nhân thường bị viêm lợi kéo dài, tổn thương vùng quanh răng nặng nề, nghiêm trọng hơn là mất răng vĩnh viễn hàng loạt.

Các bệnh ung thư

Các bệnh ung thư như đa u tủy, bệnh bạch cầu có thể gây chảy máu lợi rất nghiêm trọng.

Ngoài những nguyên nhân trên, một số nguyên nhân khác liên quan đến chảy máu chân răng như: nghiện hút thuốc lá, căng thẳng, điều trị xạ trị ung thư, HIV, sang chấn,…

2. Làm gì để khắc phục chảy máu chân răng?

Có nhiều biện pháp để khắc phục, giảm chảy máu chân răng tạm thời nhưng cần loại bỏ từ nguyên nhân gốc rễ mới có thể đẩy lùi hoàn toàn. Khi thấy bị chảy máu chân răng thường xuyên, hãy kiểm tra sức khỏe răng miệng, đến khám nha khoa để tìm ra nguyên nhân.

Hầu hết trường hợp chảy máu chân răng sẽ giảm và biến mất khi áp dụng các biện pháp sau:

2.1. Lấy cao răng

Cần loại bỏ hết cao răng, các mảng bám răng gây viêm lợi, tụt lợi và cuối cùng là chảy máu chân răng. Sau đó, tùy vào tình trạng lợi bị viêm mà bác sĩ sẽ gợi ý thêm thuốc điều trị để lợi phục hồi hoàn toàn.

Đánh răng hay chảy máu là bệnh gì năm 2024

Cần loại bỏ cao răng ở các kẽ và chân răng để khắc phục chảy máu chân răng

2.2. Chữa răng sâu

Nếu bị sâu răng, răng nhiễm trùng, cần điều trị ngay và khắc phục các lỗ sâu, tránh thức ăn thừa cùng vi khuẩn sinh sôi gây viêm lợi.

2.3. Chỉnh răng lệch

Nếu răng bị mọc lệch ảnh hưởng đến chức năng nhai, yếu tố thẩm mỹ hoặc là nguyên nhân gây viêm lợi, chảy máu chân răng, nha sĩ có thể gợi ý bạn chỉnh răng để khắc phục.

Nếu nguyên nhân gây chảy máu chân răng do bệnh lý toàn thân, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa để điều trị. Dù không nguy hiểm nhưng không nên chủ quan với tình trạng chảy máu chân răng bởi nó là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe răng miệng hoặc bệnh lý cơ thể.