Nhan đề thu điếu có ý nghĩa là gì

Câu 1: “Tam nguyên Yên Đổ” là biệt danh mà người ta dùng để nói đến nhà khoa bảng nào sau đây trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam thời Trung đại?


Câu 3: Năm 37 tuổi Nguyễn Khuyến đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, Đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp). Đó là khoa thi nào sau đây?

D. Thơ văn ông viết về con người, cảnh vật và cuộc sống ở quê hương - một vùng chiêm trũng nghèo ở Bắc Bộ.

Bạn đang xem: Nhan đề thu điếu có nghĩa là gì

Câu 13: Từ điểm nhìn trên chiếc thuyền giữa ao, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào trong bài “Thu điếu”?


Câu 15: Trong bài “Một phong cách văn học” , Giáo sư Nguyễn Lộc đánh giá về Nguyễn Khuyến như thế nào?

A. Nguyễn Khuyến nổi bật nhất trong văn học Việt Nam là thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. B. Nguyễn Khuyến là người viết về mùa thu hay nhất trong văn học Việt Nam, trong đó có ba bài thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm là những áng thơ bất hủ. C. Nhà thơ lúc nào cũng kín đáo, tinh tế, không ồn ào mà sâu sắc thâm trầm. Những câu thơ của Nguyễn Khuyến không bốc lên ở bề mặt mà có sức lắng đọng ở chiều sâu. D. Xưa nay, người ta thường cho Nguyễn Khuyến chủ yếu là một nhà thơ trào phúng lấy cái cười để đả kích cái xã hội nhố nhăng đương thời. Thật ra trào phúng là một phương diện trong nghệ thuật của ông, còn bao trùm toàn bộ tác phẩm là một lòng yêu nước thiết tha, phát xuất từ một tâm hồn nồng nàn tình cảm.

Xem thêm: Soạn Văn 8 Bài Nhớ Rừng Giáo Án Ngữ Văn Lớp 8 Bài Nhớ Rừng, Giáo Án Ngữ Văn Lớp 8 Bài Nhớ Rừng

A. Nguyễn Khuyến nổi bật nhất trong văn học Việt Nam là Thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. B. Nguyễn Khuyến là người viết về mùa thu hay nhất trong văn học Việt Nam, trong đó có ba bài thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm là những áng thơ bất hủ C. Nhà thơ lúc nào cũng kín đáo, tinh tế, không ồn ào mà sâu sắc thâm trầm. Những câu thơ của Nguyễn Khuyên không bốc lên ở bề mặt mà có sức lắng đọng ở chiều sâu. D. Xưa nay, người ta thường cho Nguyễn Khuyến chủ yếu là một nhà thơ trào phúng lấy cái cười để đả kích cái xã hội nhố nhăng đương thời. Thật ra trào phúng là một phương diện trong nghệ thuật của ông, còn bao trùm toàn bộ tác phẩm là một lòng yêu nước thiết tha, phát xuất từ một tâm hồn nồng nàn tình cảm.

Xem thêm: Soạn Vở Bt Toán 4 Trang 47 Bài 41 Hai Đường Thẳng Vuông Góc, Hai Đường Thẳng Vuông Góc

Câu 18: Không gian nghệ thuật trong bài thơ “Thu điếu” chủ yếu xoay quanh một ao cá. Tuy nhiên có lúc không gian được đẩy ra xa và cao hơn. Hãy tìm hai câu thơ có không gian vượt ra khỏi cái ao cá chật hẹp ấy.


Nhan đề thu điếu có ý nghĩa là gì


Lớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5
Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9
Lớp 10Lớp 11Lớp 12
Kiểm tra 15 phútKiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia

Lớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5
Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9
Lớp 10Lớp 11Lớp 12
Bài họcBài soạnBài giảng
Bài giới thiệuBài hướng dẫn
Bài làm vănBài trắc nghiệm
Kiểm tra 15PKiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10Tốt nghiệp THPT

Nhan đề thu điếu có nghĩa là gì

VNTN – Bài viết Tâm sự của Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Thu điếu” của tác giả Trần Ngọc Chùy (Báo Văn nghệ Thái Nguyên, số 17 – 23.4.2019) có đưa ra cách hiểu khác về một số từ (chữ) trong bài thơ chữ Nôm “Thu điếu” và một số bài thơ khác. Xin được trao đổi cùng tác giả. 1. Về nhan đề “Thu điếu” Khi xem xét để cắt nghĩa một bài thơ cổ bằng chữ Hán hay Nôm, có một nguyên tắc là, không thể chỉ căn cứ vào “âm” mà thoát ly “chữ” (tự dạng). Những bài thơ cổ chữ Nôm được ghi lại bằng chữ “quốc ngữ” gốc la tinh, khi đọc xem, nếu cần phải đối chiếu chữ Hán, hay Nôm; có thể đã được “khảo dị”, cắt nghĩa trong các văn bản, tuyển tập. Trường hợp bài thơ Nôm “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, các sách in tuyển đều ghi chú dưới tên các bài thơ. THU ĐIẾU – Câu cá mùa thu (“Thơ văn Nguyễn Khuyến”, Nxb Văn học, 1971, trang 107); CÂU CÁ MÙA THU – “Nguyễn Khuyến tác phẩm”, Nxb KHXH, 1984; phần “Khảo dị” chú rõ các văn bản ghi khác nhau: VHv.2381: Mùa thu ngồi mát câu cá; A. 3160, Thu dạ điếu đình (Thuyền câu đêm thu); A. 469, Thu điếu (Câu cá về mùa thu), trang 136-137. Như vậy không thể quan niệm và gạt đi phần “văn bản”, để nói như Trần Ngọc Chùy: “Đây hẳn có dụng ý. Bởi vì ngoài nghĩa ẩn dụ còn có cả phép dùng từ đồng âm (chơi chữ) mà cụ Nguyễn Khuyến vốn rất sành! … Bởi lẽ âm “điếu”, nếu loại bỏ tự dạng của mặt chữ Hán, còn có thể hiểu là “xót thương” theo lối “song quan” (hai nghĩa). Như vậy nhan đề bài “Thu điếu” vừa có ý nghĩa “mùa thu câu …” (ý chỉ người ẩn sĩ chờ thời vì ở đây không có từ “ngư” là cá) theo tự dạng, lại vừa có nghĩa “mùa thu xót thương” theo nghĩa đồng âm, cũng không sai với nội dung bài thơ, không sai với chủ đề…”. Đây không phải thể loại câu đối để “chơi chữ”, cho phép suy diễn theo loại từ đồng âm khác nghĩa. Cứ suy diễn kiểu này, thì bài “thu ẩm”, có thể hiểu “ẩm” là “uống rượu”, và “ẩm” còn là …“ẩm thấm”, “ẩm ướt” chăng ?! ĐIẾU 釣 là “câu cá”- mồi giử mà câu lấy (xem Hán Việt từ điển, Đào Duy Anh), chữ “điếu” gồm bộ “kim” 金(chỉ kim loại) và chữ “chước” 勺 (múc lấy); còn ĐIẾU 弔 (bộ cung) mới là “xót thương”. Nên “thu điếu” 秋釣 chỉ có nghĩa “câu cá mùa thu” mà thôi! Người hiền như Lã Vọng xưa có thể có ngồi câu cá chỉ là cái cớ, tránh đời, chờ thời. Nguyễn Trãi từng có câu thơ: Bản thị canh nhàn điếu tịch nhân 本是耕閒釣寂人- Ta vốn là kẻ cày nhàn, câu tịch. (Đề Từ Trọng Phủ canh ẩn đường). Ngồi để “câu” cái yên ắng, tịch mịch! Chùm ba bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến đều đặt tên bằng từ chữ Hán, “Thu vịnh 秋 詠”, “Thu điếu 秋釣”, “Thu ẩm 秋 飲 ”, nên không thể hiểu nghĩa “nước đôi” được ! 2. Về một số chú thích cũng cần xem lại – “Giáp Tý”, trong câu “Vô lịch ná tri thư Giáp Tý/ Hữu cừu vị cảm độc Xuân Thu” (bài thơ Hán “Xuân nguyên hữu cảm”), tác giả chú thích không rõ: “Giáp Tý: đơn vị đo thời gian trong lịch phương Đông. Ở đây có ý không dám nói lên sự thật cuộc sống (Xuân Thu – một trong Ngũ kinh của Nho gia, là một bộ lịch sử cổ của Trung Quốc tương truyền do Khổng Tử soạn, nổi tiếng về chân thực khách quan.” Cần nói cho rõ ràng đầy đủ như sau : “Giáp Tý: hai chữ đứng đầu can và chi dùng để ghi năm, tháng, ngày theo âm lịch. Đào Tiềm, người đời Tấn, khi Tấn mất, Tống lên thay, Đào Tiềm không dùng niên hiệu nhà Tống, chỉ tính Giáp Tý mà ghi năm tháng thôi. Tác giả mượn tích đó mà chỉ vào thân thế của mình: Nước mất, vua không còn ban lịch nữa, không biết đâu mà ghi Giáp Tý được.”; “Khổng Tử làm kinh Xuân Thu, nêu cái đại nghĩa tôn nhà Chu, biếm những kẻ thù nghịch với nhà Chu. Tác giả sống trong thời kỳ nước ta bị Pháp xâm chiếm, Pháp là kẻ thù của ta, tác giả đã không làm được như Khổng Tử, tự cho mình là đáng thẹn, nên nói “không dám đọc kinh Xuân Thu” (trang 372 , Thơ văn Nguyễn Khuyến, sđd). – Về từ “Dương cửu”: Trần Ngọc Chùy luận giải: “Nguyễn Khuyến chẳng đã từng nhận thấy rằng ông sinh ra không gặp thời của người quân tử đó sao? Ông gọi đó là “buổi Dương cửu”. Trong bài “Khóc Dương Khuê” ông từng than: “Buổi Dương cửu cùng nhau hoạn nạn..!”(2) Trong bài di chúc có tên là “Trị mệnh” ông cũng nuối tiếc cho số phận mình: “Ngã số phùng cửu cửu”(3) (Số tôi gặp buổi Dương cửu).”. Tác giả Trần Ngọc Chùy chú thích ở cuối bài: “Dương cửu: “Dương cùng ư cửu” : “Dương phát đến tột cùng sau đó lại tiêu nhường cho Âm phát triển tức quẻ Bĩ (Theo Kinh Dịch)”. Cần biết rằng, bài thơ Nôm song thất lục bát “Khóc Dương Khuê”, là dịch từ bài thơ ngũ ngôn chữ Hán “Vãn đồng niên Vân Đình Tiến sỹ Dương Thượng thư”. Trong đó câu “Ách vận phùng dương cửu” (Vận rủi ro gặp hội dương cửu”). Câu thơ Nôm dịch là: “Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn”. Theo các nhà biên khảo: “Buổi dương cửu: theo Luật lịch chí thì trong một nguyên có 4617 năm, 106 năm đầu là hội dương cửu, trong đó có 9 năm là bị hạn tai, nên cũng gọi “ách hội”(trang 130, Thơ văn Nguyễn Khuyến, sđd). Trong cuộc đời Nguyễn Khuyến và Dương Khuê từng bị “hạn tai”. Năm 1877 Nguyễn Khuyến bị “đàn hặc”, phạt lương khi làm Bố chính Quảng Ngãi, vì không kịp “đảo vũ” và dẹp loạn, để hạn hán, dân đói kém; năm 1878 bị giáng phạt điều về Sử quán. Còn Dương Khuê, năm 1878 cũng bị án “trảm giam hậu” vì vụ án Định Yên khi làm Bố chính Hải Dương. Còn ở bài thơ “Trị mệnh”, tác giả Trần Ngọc Chùy có sự nhầm lẫn từ “cửu cửu” 九九 (trong câu “Ngã số phùng cửu cửu”) với từ “dương cửu” 陽 九 (trong câu “Ách vận phùng dương cửu” ở bài “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sỹ Dương thượng thư”, khi câu thơ Nôm vẫn giữ “Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn”). “Cửu cửu” mới giải thích theo Kinh Dịch, là “số dương” cùng cực; vì số 9 là số “dương”, đến số 9 thì hết, là cực điểm. Ý nói nhiều hoạn nạn nhất. Tác giả Trần Ngọc Chùy đã đánh đồng hai từ về cùng một nghĩa! Để hiểu những từ ngữ, điển cố trong thơ văn cổ cần tra cứu, đối chiếu đầy đủ để tránh giải thích võ đoán, có thể dẫn tới hiểu sai lạc nội dung.

Xem thêm  Demo là gì trên Facebook - 2022

Đỗ Tiến Bảng

Xem thêm:

  • Đôi lời phúc đáp ông Đỗ Tiến Bảng
  • Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 20 (961), phát hành…
  • Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 17 (957), phát hành…
  • Tìm hiểu về sáng tác thơ và văn xuôi
  • Tâm sự của Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Thu điếu”
  • Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Đổi mới để đáp…

Như vậy, đến đây bài viết về “Nhan đề thu điếu có nghĩa là gì” đã kết thúc. Chúc quý độc giả luôn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.