Thực phẩm acid là gì

Theo các chuyên gia y tế, việc cơ thể có tính axit là nguyên nhân chủ yếu sinh ra loạt bệnh nguy hiểm như trĩ, ung thư, phong, bại liệt, sỏi thận, bàng quang, túi mật, lao, mất khả năng tình dục, áp huyết cao, tim, đột qụy, hen suyễn cùng các dị ứng khác. 

Thực phẩm acid là gì

Theo các nghiên cứu cho biết, áp dụng một chế độ ăn uống có tính kiềm là rất lành mạnh đối với sức khỏe và ngược lại khi áp dụng một chế độ ăn có tính axit cao sẽ không tốt cho sức khỏe. Đơn giản vì khi axit tích tụ quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ khiến cơ thể của bạn trở nên dễ bị tổn thương cùng với nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng.

Những tác hại với sức khỏe khi ăn một chế độ ăn có tính axit cao:

Nồng độ axit trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như sỏi thận, ung thư,…Do đó, thực phẩm tươi sống là sự lựa chọn hoàn hảo có thể giúp cân bằng môi trường axit và làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.

Bệnh tiểu đường loại 2, suy thận, sỏi thận và một số loại ung thư là vấn đề phổ biến mà có thể xảy ra do nồng độ axit cao quá mức trong cơ thể.

Sự tích lũy những chất độc có tính axit trong cơ thể là một đặc điểm của quá trình lão hóa. Trong đời sống thường nhật, các tế bào sẽ tạo chất thải, hệ tiêu hóa cũng tạo ra những sản phẩm thải và môi trường xung quanh ta sẽ đưa độc chất vào cơ thể.

Khi cơ thể của bạn có nồng độ axit hoặc nồng độ kiềm quá cao, thì hệ thống miễn dịch của bạn không thể sản xuất kháng thể để chống lại bệnh nhiễm trùng. 

Một nghiên cứu gần đây khẳng định rằng nồng độ axit cao cũng có thể dẫn đến nguy cơ loãng xương. Nếu chế độ ăn uống của bạn có nhiều các sản phẩm động vật và ít rau, cơ thể của bạn sẽ có nồng độ axit cao.

Ngay cả khi chế độ ăn uống của bạn có chứa nhiều canxi, thì axit vẫn có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.

Thực phẩm có tính axit cao

1. Thịt, cá, trứng.

2. Trà, cà phê, rượu.

3. Các loại gia vị, thức ăn, giấm, nước sốt.

4. Các loại tinh bột và hạt, đặc biệt là các loại tinh bột đã qua chế biến (cơm, bánh mỳ, bánh quy…).

5. Hành, tỏi, nấm.

6. Một số loại đậu đỗ.

7. Các loại dầu, các loại thức ăn béo, đồ rán.

8. Các thức ăn có đường: Mứt, xi rô, bánh ngọt.

Để cải thiện tình trạng axit hoá cơ thể, đồng thời chữa những loại bệnh đã mắc là giảm lượng thức ăn mang tính axit, tăng cường thức ăn mang tính kiềm để đưa độ PH của cơ thể dần về trạng thái cân bằng.

Thực phẩm có tính axít được cho rằng có hại cho sức khỏe. Do vậy mà nhiều người đã hạn chế hoặc loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của mình. 

Thực phẩm có tính axít là gì? Chúng có tác động tiêu cực đến sức khỏe như thế nào? Làm thế nào để cân bằng chế độ ăn và đảm bảo sức khỏe? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng LEEP.APP nhé.

Thực phẩm có tính axít là gì?

Đo giá trị pH của thực phẩm và đồ uống là cách bạn quyết định nó là loại thực phẩm có tính axít hay tính kiềm. 

Giá trị pH có thể nằm trong khoảng từ 0 đến 14. Bất kể thứ gì có độ pH dưới 7 đều có tính axít và trên 7 là tính kiềm. 

Có 2 loại thực phẩm có tính axít chủ yếu: 

  • Thực phẩm axít hóa: Đây là những thực phẩm có tính axít thấp đã được axít hóa bằng cách thêm một thứ khác có tính axít. Bao tử muối, nước sốt và cá muối thuộc nhóm thực phẩm này. 
  • Thực phẩm có công thức axít: Chúng bao gồm các loại thực phẩm được thêm một lượng nhỏ thành phần có tính axít thấp. Điều này có nghĩa là độ pH không thay đổi đáng kể so với độ pH của các thành phần chiếm ưu thế. 

Thực phẩm acid là gì

Chế độ ăn có tính axít cao có hại cho sức khỏe

Một chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm tạo axít như protein động vật, một số loại pho mát và đồ uống có ga có thể khiến mức axít cao trong nước tiểu cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Điều này có thể gây ra loại sỏi thận axít uric. 

Nó được dự đoán rằng nhiều axít cũng có thể gây suy yếu xương và cơ bắp. Tình trạng này xảy ra do cơ thể sử dụng canxi từ xương để khôi phục sự cân bằng độ pH trong máu khi tính axít quá cao. Tuy nhiên, vẫn có những kết quả trái ngược nhau về sự ảnh hưởng của thực phẩm có tính axít đến sức khỏe xương và cơ. 

Trên thực tế, việc ăn một lượng vừa phải thực phẩm này trong chế độ ăn cân bằng không khiến cơ và xương bị suy giảm hay làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. 

Một số phát hiện cho rằng axít photphoric, thường thấy trong nước sô đa đẫm màu, có khả năng gây ra tình trạng mật độ xương thấp nếu bạn sử dụng nó thay thế cho sữa – một loại đồ uống giàu canxi và protein. Quá nhiều axít trong cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, các vấn đề về gan và tim mạch. 

Một số thực phẩm và đồ uống tạo ít axít hơn so với sô-đa và protein nhưng chúng không có tác dụng kiềm hóa như các loại rau củ quả. 

Cố gắng hạn chế những thực phẩm dưới đây vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng axít và bazơ hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn:

  • Muối 
  • Các loại gia vị có hàm lượng natri cao như nước tương, nước sốt 
  • Các loại tinh bột như ngô, gạo và lúa mì
  • Thịt tươi và thịt đã qua chế biến như thịt gà tây và thịt bò muối 
  • Sản phẩm từ sữa như pho mát 
  • Hạt bí và hạt hướng dương 
  • Giá đỗ
  • Cà phê và đồ uống chứa caffeine
  • Thuốc lá
  • Nước giải khát có ga
  • Rượu bia
  • Các loại thực phẩm giàu protein động vật 

Một lý do nữa bạn nên hạn chế các thực phẩm có tính axít là vì chúng có thể gây ra hoặc làm nghiêm trọng các tình trạng rối loạn tiêu hóa như tình trạng trào ngược dạ dày do axít GERD. 

>>> Xem thêm: 8 thực phẩm có tính kiềm bạn cần bổ sung ngay

Thực phẩm acid là gì

Cách cân bằng chế độ ăn làm giảm tác động của axít

Chế độ ăn đầy đủ với nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh là một cách tuyệt vời để cân bằng lượng axít trong chế độ ăn hàng ngày cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể. 

Bổ sung các loại protein có nguồn gốc thực vật như đậu xanh, đậu lăng, đậu phụ thay cho protein động vật cũng rất cần thiết. 

Thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa bò cũng có thể giúp bổ sung một số chất dinh dưỡng quan trọng để tăng cường sức khỏe xương như canxi, vitamin D, photpho và magiê. 

Độ pH của thực phẩm trước khi ăn không quan trọng bằng lượng axít hoặc kiềm được tạo ra trong quá trình tiêu hóa và chuyển hóa loại thực phẩm đó. 

Thậm chí các loại quả họ cam quýt, ban đầu có tính axít, cũng góp phần làm tăng tính kiềm sau khi được chuyển hóa.

Ngoài ra, có một số loại thực phẩm có tính kiềm hoặc trung tính bạn có thể kết hợp vào chế độ ăn, bao gồm: 

  • Sữa chua và sữa
  • Hầu hết các loại rau tươi và hoa quả 
  • Các loại gia vị ngoại trừ muối, mù tạt và nhục đậu khấu
  • Chất béo tốt từ dầu ô liu, bơ, các loại hạt và quả hạch
  • Nước lọc 

Trên thực tế, những người mắc bệnh như trào ngược dạ dày thực quản GERD nên hạn chế các loại thực phẩm có tính axít như các loại quả họ cam quýt (gồm cam, bưởi, chanh).

Thực phẩm acid là gì

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về thực phẩm có tính axít, mặt tiêu cực của loại thực phẩm này và cách cân bằng chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Bên cạnh việc đảm bảo dinh dưỡng, việc tập luyện cũng vô cùng quan trọng với sức khỏe của bạn.

Nguồn tham khảo

Introduction to Acid Foods https://www.fdareader.com/blog/2018/12/20/introduction-to-acid-foods Ngày truy cập: 23/4/2021

Good and bad acidic foods https://www.medicalnewstoday.com/articles/322557 Ngày truy cập: 23/4/2021

Tips for Limiting Acidic Foods https://www.healthline.com/nutrition/acidic-foods Ngày truy cập: 23/4/2021