Nguyên tắc hạch toán kế toán ngân hàng

Các tài khoản vốn bằng tiền dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp, gồm: Tiền mặt tại quỹ tiền mặt, tiền gửi ở các Ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển.

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

1. Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

2. Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.

3. Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.

4. Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:

- Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;

- Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.

5. Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.

Mỗi ngành nghề đều có những đặc trưng công việc khác nhau. Đối với ngành kế toán cũng vậy, mỗi chế độ kế toán đều có những điều riêng biệt. Vậy kế toán ngân hàng là gì và nguyên tắc định khoản kế toán ngân hàng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc này nhé!

Kế toán ngân hàng là gì?

Mục lục

Kế toán ngân hàng là bộ phận đảm nhận công việc ghi chép, thu thập và xử lý những vấn đề về kinh tế và tài chính. Bên cạnh đó, bộ phận này còn cung cấp những thông tin phục vụ cho quá trình quản lý về tiền tệ tại ngân hàng hoặc có thể tư vấn những thông tin hữu ích cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu thêm về Luật Kế toán

Nguyên tắc hạch toán kế toán ngân hàng
Kế toán ngân hàng đảm nhận nhiều công việc quan trọng

Hiện nay, kế toán ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mặt khác, bộ phận kế toán ngân hàng có những đặc điểm như sau:

  • Mang tính tổng hợp và xã hội cao
  • Khả năng xử lý nghiệp vụ đúng chuẩn theo quy trình và công nghệ nghiêm ngặt và chặt chẽ;
  • Có tính chính xác và thời sự;
  • Khối lượng chứng từ nhiều và mang tính phức tạp

Kế toán ngân hàng phải làm những công việc gì?

Cũng như những bộ phận kế toán khác thì kế toán ngân hàng cũng đảm nhận khối lượng công việc lớn. Bộ phận này thường đảm nhận các công việc cụ thể như:

  • Thực hiện kiểm tra tính chính xác, lập bảng kê nộp séc, trình ký nhận và tiến hành đóng dấu để nộp ra ngân hàng;
  • Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ của đề nghị thanh toán. Sau đó lập lệnh chi tiền, ủy nhiệm chi và công văn mua ngoại tệ và tiến hành nộp ra ngân hàng;
  • Công việc kiểm tra, tạo lập và theo dõi hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng;
  • Tiến hành lập hồ sơ về vay vốn ngân hàng và trả nợ vay vốn ngân hàng;
  • Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ mở LC, tiến hành theo dõi, giám sát tình hình mở thanh toán, thực hiện ký hậu vận đơn gốc và bảo lãnh các LC;
  • Giám sát, kiểm tra các hóa đơn, chứng từ, định khoản và thực hiện vào máy tính các hồ sơ, chứng từ ngân hàng;
  • Thực hiện công việc in bảng kê, ký tên người lập bảng kê và tiến hành chuyển cho người kiểm tra;
  • Nhiệm vụ kiểm tra số dư tài khoản và làm bút toán về chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng;
  • Thực hiện công việc kiểm tra số dư tiền gửi của ngân hàng để xem xét tình hình tăng giảm và báo cáo cho trưởng phòng để thực hiện kiểm soát và có kế hoạch về dòng tiền. Kế toán ngân hàng đảm nhận công việc quan trọng ở doanh nghiệp

Định khoản kế toán ngân hàng

Đối với những bạn có mong muốn làm trong nghề kế toán ngân hàng thì kiến thức này cần phải nắm vững. Vậy định khoản ngân hàng là gì? Nguyên tắc định khoản gồm những gì? Cùng điểm qua các thông tin dưới đây nhé:

Tìm hiểu thêm bài viết: Cập nhật hệ thống tài khoản ngân hàng mới nhất.

Nguyên tắc hạch toán kế toán ngân hàng
Các bước định khoản kế toán ngân hàng là kiến thức bạn cần nắm rõ

Khái niệm về định khoản kế toán ngân hàng

Định khoản kế toán ngân hàng hay còn gọi là hạch toán kế toán là xác định và ghi chép số tiền mà nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào bên nợ cũng như bên có tương ứng với loại tài khoản kế toán đó. Định khoản ngân hàng có hai loại, cụ thể bao gồm:

  • Định khoản kế toán đơn giản: Loại định khoản này liên quan đến 2 tài khoản
  • Định khoản kế toán phức tạp: Loại định khoản này có liên quan đến 3 tài khoản trở lên

Nguyên tắc định khoản kế toán

Với những người kế toán viên thì nguyên tắc định khoản kế toán là kiến thức quan trọng cần phải nắm vững. Vậy đó là những nguyên tắc gì. Hãy điểm qua các nguyên tắc định khoản kế toán ngân hàng cụ thể như sau:

  • Mỗi nghiệp vụ kinh tế ở doanh nghiệp phát sinh ít nhất vào 2 tài khoản kế toán liên quan. Đồng nghĩa với việc đã ghi nợ tài khoản thì phải có tài khoản còn lại và ngược lại. Bên cạnh đó, số tiền bên nợ và bên có của một định khoản phải có giá trị bằng nhau;
  • Đối tượng kế toán có biến động giảm ghi một bên, biến động tăng ghi một bên; tổng giá trị bên nợ sẽ bằng với giá trị bên có
  • Tài khoản kế toán bên nợ ghi trước còn tài khoản kế toán bên có ghi sau và dòng ghi có phải được sắp xếp so le với dòng ghi nợ;
  • Bên nào mà tài khoản kế toán có biến động tăng thì số dư được ghi tương ứng với bên đó;
  • Đối với những loại tài khoản lưỡng tính thì sẽ có số dư bao gồm cả bên nợ lẫn bên có (bao gồm các tài khoản: 131, 136, 331,333, 336, 1388), còn những loại tài khoản như 5, 6, 7, 8, 9 thì không có số dư

Kết cấu tài khoản kế toán

Có nhiều người thắc mắc kết cấu tài khoản kế toán gồm những gì? Thắc mắc này sẽ được giải đáp tại đâu. Tài khoản kế toán thường có kết cấu như sau:

  • Loại tài khoản đầu 1 và 2: Loại tài khoản này sẽ phản ánh lại toàn bộ giá trị tài sản vốn có của doanh nghiệp, gồm cả tài sản dài hạn và tài khoản ngắn hạn.
  • Loại tài khoản đầu 3 và 4: loại tài khoản này là đầu tài khoản nguồn vốn, có chức năng thể hiện lại nguồn vốn hình thành nên tài sản và công nợ phải trả của doanh nghiệp;
  • Loại tài khoản đầu 5 và đầu 7: Đây là loại tài khoản doanh thu và những nguồn thu nhập khác. Loại tài khoản này phản ánh lại nguồn thu của doanh nghiệp;
  • Loại tài khoản đầu 6 và 8: Đây là loại tài khoản chi phí, phản ánh được chi phí và đầu ra của doanh nghiệp;
  • Loại tài khoản đầu 9: Loại tài khoản này sẽ xác định được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vào cuối kỳ, kế toán viên sẽ thực hiện nhiệm vụ kết chuyển chi phí và doanh thu sang kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và cho biết chi tiết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp trong suốt cả kỳ.

Nguyên tắc hạch toán kế toán ngân hàng
Kế toán ngân hàng hiện nay

Hướng dẫn cách định khoản kế toán nhanh và hiệu quả

Khi bạn đã hiểu được cơ bản về kế toán ngân hàng thì cũng cần trau dồi thêm nhiều kiến thức chuyên ngành. Để tránh được những sai sót ngày trong quá trình hạch toán thì trang bị kiến thức về định khoản kế toán ngân hàng cũng là một điều đáng làm. Bạn chưa hiểu vấn đề này thì có thể tham khảo các cách định khoản kế toán nhanh và hiệu quả ở chi tiết dưới đây:

Bước 1: Phải xác định được đối tượng kế toán cụ thể;

Bước 2: Từ đối tượng ở bước 1 để xác được được tài khoản (ở đây là nói về đối tượng liên quan)

Bước 3: Căn cứ từ bước 1 và bước 2 để xác định được tình trạng biến động ở đối tượng hạch toán’

Bước 4: Thực hiện nhiệm vụ phân tích cụ thể, minh bạch tài khoản ghi nợ và tài khoản có

Bước 5: Cần xác định được số tiền một cách chính xác nhất để tiến hành điền vào tài khoản;

Khi thực hiện định khoản kế toán ngân hàng cần lưu ý, phía bên trái được quy định là bên nợ và bên phải là bên có. Quy ước nợ – có thể hiện được ý nghĩa về mặt kinh tế mà người kế toán cần nắm rõ. Những người kế toán viên cần nắm rõ các bước định khoản kế toán ngân hàng. Có như vậy mới có thể nâng cao được khả năng tính toán một cách chính xác nhất.

WinPlace hy vọng, các kiến thức đã chia sẻ trên đã giúp bạn hình dung được định khoản kế toán ngân hàng là gì. Từ kiến thức trên, bạn có thể có thêm được những định hướng cho công việc kế toán sau này của bạn thân. Chúc các bạn thành công.

Các nguyên tắc của kế toán là gì?

Theo Chuẩn mực kế toán số 01- “Chuẩn mực chung” thì có 07 nguyên tắc mà người làm kế toán phải tuân thủ bao gồm: Nguyên tắc giá gốⲥ, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc trọng yếu, nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc hoạt động lên tục.

Nguyên tắc nhất quán trọng kế toán là gì?

Nguyên tắc nhất quán là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán, đóng vai trò cốt lõi trong việc xác định tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính. Nguyên tắc này giúp đảm bảo rằng tất cả các giao dịch và sự kiện kinh tế được ghi nhận, báo cáo và phân loại theo cách thống nhất và đồng nhất.

Doanh nghiệp bán hàng trả chậm lại trả chậm được hưởng hạch toán vào đầu?

Doanh thu được tính theo giá bán trả tiền ngay. Số tiền lãi trả chậm thu từ khách hàng sẽ hạch toán vào tài khoản 3387 (doanh thu chưa thực hiện). Định kỳ thu tiền lãi thì thực hiện kết chuyển vào tài khoản 515 (doanh thu từ hoạt động tài chính). Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331, 3332).

Theo nguyên tắc thận trọng chi phí được ghi nhận khi nào?

Tương tự với doanh thu, nguyên tắc thận trọng cũng được áp dụng khi ghi nhận các khoản chi phí. Theo Điều 82, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định: “Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn.