Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa hai bà trưng

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay), mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.

Cụ thể diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ra sao mời bạn đọc theo dõi bài viết của chúng tôi để có câu trả lời.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra năm nào?

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm 40 đầu Công nguyên, cách chúng ta gần hai nghìn năm. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc người phất cờ khởi nghĩa là phụ nữ, xưng Vương dựng nước cũng là phụ nữ.

Tiểu sử của Hai Bà Trưng

Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, con gái quan Lạc tướng Mê Linh (miền Sơn Tây cũ và tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện, người làng Nam Nguyễn, Ba Vì  (Sơn Tây, Hà Nội). Chồng mất sớm, bà Man Thiện một mình nuôi dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị; bà dạy cho con nghề trồng dâu, nuôi tằm; dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khỏe và võ nghệ.

Trưng Trắc là một phụ nữ đảm đang, dũng cảm, mưu trí. Chồng bà là Thi Sách, con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội). Gia đình Thi Sách là một gia đình yêu nước, có thế lực ở đất Chu Diên. Trưng Trắc và Trưng Nhị vốn được nhân dân Mê Linh tin phục. Từ lâu, hai chị em bà vẫn căm thù cuộc sống bạo ngược của viên thái thú nhà Đông Hán là Tô Định. Chính sách bạo ngược này thực ra là chính sách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán với toàn bộ người Âu Lạc, từ lạc tướng cho đến nô lệ.

Cuộc hôn nhân giữa Trưng Trắc và Thi Sách làm cho thế lực của bà – thế lực đối lập với chính quyền do Tô Định là đại biểu – lại càng lớn mạnh. Hai gia đình đã cùng nhau bàn việc lớn, bí mật liên kết các thủ lĩnh mọi miền để chuẩn bị nổi dậy đấu tranh. Trong quá trình chuẩn bị, Thi Sách bị quân Hán giết.

Nguyên nhân của cuộc khởi Hai Bà Trưng

Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi Hai Bà Trưng do chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc với sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ. Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Bên cạnh đó cuộc khởi nghĩa cũng có nguyên nhân gián tiếp do Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta. Tuy nhiên việc này lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ. Chính sách bạo ngược này thực ra là chính sách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán với toàn bộ người Âu Lạc, từ lạc tướng cho đến nô lệ.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 giai đoạn.

– Giai đoạn 1:

+ Năm 40, sau Công Nguyên Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).

+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.

+ Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

– Giai đoạn 2:

+ Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

+ Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc (Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu. Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu).

+ Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).

+ Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

Kết quả cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng giành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 thì cuộc khởi nghĩa thất bại. Tuy nhiên cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.

Nguyên nhân và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

Nguyên nhân của thắng lợi năm 40 của khởi nghĩa Hai Bà Trưng là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân. Tuy nhiên do nhà Hán quá mạnh và tương quan lực lượng giữa hai bên khác biệt mà sau đó cuộc khởi nghĩa thất bại.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử. Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước. Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ kiên cường. Bên cạnh đó cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.

Trên đây là những chia sẻ về nội dung Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chúng tôi giải đáp đến độc giả quan tâm theo dõi. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng tiêu biểu cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, khai mào cho xu thế phát triển của lịch sử Việt Nam.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

nêu nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Các câu hỏi tương tự

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?

Các câu hỏi tương tự

Ý NGHĨA CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG -Đem lại độc lập cho đất nước -Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta Về ý nghĩa xã hội, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thể hiện vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử vẻ vang của dân tộc. lời thề Trưng Trắc vẫn còn lưu truyền đến ngày nay: “Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này

“ Trích: “Thiên Nam ngữ lục”.

Cuộc khởi nghĩa mùa xuân năm 40 do Hai Bà Trưng lãnh đạo quả là bằng chứng hùng hồn của tinh thần yêu nước, yêu tự do cũng như khí phách “tấn công cả trời” của tổ tiên ta thời đó, đồng thời nó lại còn định ra một loại hình chiến tranh trước đấy chưa hề có và sau đấy dân tộc ta thường phải sử dựng: chiến tranh giải phóng dân tộc. Khi ấy cả nước đang ở dưới ách thống trị của giặc Hán. Từng huyện đều có quân thù, mà là quân thù đang trong thế cường thịnh. Nổi dậy chống lại cả một lực lượng ngoại tộc đô hộ có dư hai trăm năm kinh nghiệm cai trị là một việc làm thật sự phi thường. Lại không chỉ dám nổi dậy mà còn đánh thắng, quét sạch chúng ra ngoài bờ cõi thì quả là vĩ đại. Làm được như vậy tất phải là phong trào của quần chúng, của toàn dân. Nhân dân Âu Lạc ngày ấy đã ý thức được quyền làm chủ, thiết tha với tự do và độc lập, đã vươn mình đứng lên đấu tranh với một ý chí kiên cường, dám hy sinh xả thân. Có thế mới đủ sức quật ngã kẻ thù hung bạo. Mặt khác, cũng dễ nhận ra ngay là tập hợp và tổ chức được nhân dân lại thành một lực lượng để mà chiến đấu và chiến thắng kẻ thù thì đó chính là tài năng và công lao của những người lãnh đạo phong trào, đứng đầu là Hai Bà Trưng. Suốt hai nghìn năm trở lại đây là những người phụ nữ mà lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa thành công thì không chỉ ở nước ta mà ngay cả trên thế giới cũng không có ai. Tiếc rằng rất thiếu tài liệu nên chưa thể tìm hiểu về thiên tài quân sự của Hai Bà. Chỉ có thể khẳng định một sự thực là chính Hai Bà Trưng đã định ra một phương thức tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc chưa từng có trong lịch sử: cùng nổi dậy ở mọi nơi. Bên cạnh những mũi tiến công của nghĩa quân chủ lực, Hai Bà đã vận động nhân dân và lạc tướng ở các địa phương đồng loạt khởi nghĩa. Cùng trong một thời gian, tất cả nổi dậy tiến công những cứ điểm của quân thù. Như thế, kẻ địch ở chỗ nào cũng bị đánh và quân khởi nghĩa không chỉ còn là vài ba vạn người mà là toàn dân: mọi người dân Âu Lạc đều trở thành nghĩa sĩ. Định ra được loại hình chiến tranh ấy và đích thân tổ chức nên chiến thắng, đó chính là nghệ thuật quân sự tuyệt diệu, đầy sáng tạo của Hai Bà.

*
**

Nếu nhìn rộng ra xung quanh thì ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này còn có một tầm vóc khác. Thời đó không phải người Hán chỉ đô hộ có một nước Âu Lạc. Về phía bắc, họ chiếm Triều Tiên, cũng chia ra thành quận huyện. Phía tây họ thần phục các bộ tộc ở Tây Vực (Tân Cương, Tây Tạng...). Phía tây - nam họ thôn tính các nước Dã Lang (Quý Châu), Điền (Vân Nam), Cùng Đô (Tứ Xuyên) v.v... Phía đông - nam họ hoàn thành công cuộc chinh phạt các tộc Mân Việt, U Việt, Đông Việt, Nam Việt... (vùng các tỉnh Triết Giang, Phúc Kiến, Lưỡng Quảng).Nhưng rõ ràng là chỉ có người Lạc Việt và Âu Việt tức nhân dân ta ngày ấy, nhân dân Âu Lạc, đã dám đứng lên đánh lại chính quyền đô hộ nhà Hán và đánh thắng. Nếu lại đặt ở bình diện nhân loại thì vào thời kỳ đầu Công nguyên, trên thế giới chỉ mới xảy ra ba cuộc khởi nghĩa của nhân dân bản địa chống chính quyền ngoại tộc đô hộ. Đó là cuộc khởi nghĩa của nhân dân xứ Gôlơ (nước Pháp thời cổ) do Vécxanhgiêtôric lãnh đạo nổ ra năm 52 tr.c.n chống chính quyền đô hộ La Mã của Xêda, cuộc khởi nghĩa của dân Do Thái ở Giêrudalem năm 66 s.c.n chống chính quyền đô hộ La Mã của Tituýt và cuộc khởi nghĩa của dân Cáctagiơ (Bắc phi Châu) do Goócđiên lãnh đạo năm 68 s.c.n cũng chống chính quyền Tituýt. Nhưng cả ba phong trào đấu tranh giải phóng đó đều thất bại!

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đúng là niềm tự hào chính đáng của dân tộc Việt Nam ta.

Video liên quan

Chủ đề