Nguyên nhân dẫn đến dn tổ chức lại doanh nghiệp

Các doanh nghiệp lớn trong quá trình hoạt động, họ thường liên tục tái cơ cấu, tổ chức lại doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Tất nhiên là mỗi công ty sẽ có những mục đích riêng. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mục đích của việc tổ chức lại doanh nghiệp.

Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

1. Tổ chức lại doanh nghiệp xảy ra khi nào?

Vấn đề tổ  chức lại doanh nghiệp thường được đặt ra khi:

– Chiến lượt kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi;

– Nhu cầu quản trị doanh nghiệp thay đổi;

– Các chủ sở hữu doanh nghiệp phát sinh mâu thuẫn;

– Công ty thiếu thành viên dẫn đến số lượng thành viên công ty không còn đủ giới hạn tối thiểu;

– Nâng cao năng lực cạnh tranh…..

2. Mục đích khi doanh nghiệp  tổ chức lại

Xuất phát từ các nguyên nhân ở trên, Doanh nghiệp tiến hành tổ chức lại để:

– Nâng cao năng lực cạnh tranh và để phát huy hiệu quả hoạt động của DN

– Giải quyết các “mâu thuẫn nội bộ”…như chia, tách DN.

– Tránh để doanh nghiệp  rơi vào tình trạng giải thể: không đủ số lượng tối thiểu: chuyển đổi DN, chia, tách…


Mục đích của việc tổ chức lại doanh nghiệp

3. Hệ quả của việc tổ chức lại doanh nghiệp

– Làm thay đổi quy mô kinh doanh (từ công ty có quy mô lớn thành công ty có quy mô nhỏ hơn và ngược lại): chia, tách, hợp nhất, sáp nhập

– Hoặc: Làm thay đổi hình thức pháp lý DN (từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH, từ công ty TNHH thành công ty cổ phần…) như việc chuyển đổi DN

– Hoặc: Hình thành các DN mới trên thị trường, hoặc chấm dứt các DN đang tồn tại: chia, tách, hợp nhất,

– Hoặc: Ảnh hưởng đến vấn đề cạnh tranh giữa các DN trên thị trường (hợp nhất, sáp nhập).

Xem thêm: Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp

Tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm những hoạt động gì ? Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty như thế nào theo quy định của pháp luật.

Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Tổ chức lại doanh nghiệp xảy ra khi nào

Vấn đề tổ  chức lại doanh nghiệp thường được đặt ra khi:

– Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi;

– Nhu cầu quản trị doanh nghiệp thay đổi;

– Các chủ sở hữu doanh nghiệp phát sinh mâu thuẫn;

– Công ty thiếu thành viên dẫn đến số lượng thành viên công ty không còn đủ giới hạn tối thiểu;

– Nâng cao năng lực cạnh tranh…..

Mục đích khi doanh nghiệp  tổ chức lại

Xuất phát từ các nguyên nhân ở trên, Doanh nghiệp tiến hành tổ chức lại để:

– Nâng cao năng lực cạnh tranh và để phát huy hiệu quả hoạt động của DN

– Giải quyết các “mâu thuẫn nội bộ”…như chia, tách DN.

– Tránh để doanh nghiệp  rơi vào tình trạng giải thể: không đủ số lượng tối thiểu: chuyển đổi DN, chia, tách…

Hệ quả của việc tổ chức lại doanh nghiệp

– Làm thay đổi quy mô kinh doanh (từ công ty có quy mô lớn thành công ty có quy mô nhỏ hơn và ngược lại): chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty.

– Hoặc: Làm thay đổi hình thức pháp lý doanh nghiệp như việc chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác. Ví dụ: Chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty cổ phần

– Hoặc: Hình thành các doanh nghiệp mới trên thị trường, hoặc chấm dứt các DN đang tồn tại: chia, tách, hợp nhất.

– Hoặc: Ảnh hưởng đến vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường (hợp nhất, sáp nhập).

>> Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên

Các phương thức tổ chức lại doanh nghiệp

Các phương thức tổ chức lại doanh nghiệp  được quy định cụ thể từ Điều 192 đến Điều 199 Luật doanh nghiệp 2014:

4.1. Chia doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây:

a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;

b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;

4.2. Tách doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

4.3. Hợp nhất doanh nghiệp

Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

4.4. Sáp nhập doanh nghiệp

Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

– Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần;

– Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt sự tồn tại; công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của  công ty được chuyển đổi.

>> Xem thêm: Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH hai thành viên trở lên?

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH 1 thành viên

Trên đây là nội dung về vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có điều gì vướng mắc hoặc muốn sử dụng dịch vụ tư vấn của LawKey. Hãy liên hệ để được hỗ trợ.

Chủ đề