Anh chỉ hay chia sẻ một vài trải nghiệm của bản thân mình

Khi con trẻ đến tuổi thành niên, phụ huynh “mất” đi vai trò một cách rõ rệt. Sự thành công – thất bại, tích cực – tiêu cực được xác định là thuộc về bản thân các bạn trẻ. Vì thế, tính có trách nhiệm - tự ý thức được việc mình cần làm, ít cần đến người khác hướng dẫn, sai bảo hay dụ dỗ; ra quyết định – trở thành một trong những tiêu chí cốt lõi để đánh giá phẩm chất của trẻ. Do đó, giúp con sống có trách nhiệm trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng của các bậc làm bố mẹ.

Để con có được tính trách nhiệm khi thành niên, bố mẹ cần phải bắt đầu giúp con gầy dựng từ khi con còn nhỏ, thông qua những việc làm cụ thể, vừa sức và mang tính liên tục. Trách nhiệm không phải là điều có thể học được từ một bài giảng duy nhất. Đó là kết quả của một quá trình tích lũy kinh nghiệm về sự đáp ứng những đòi hỏi của chuẩn mực xã hội; là khả năng tự lập ở mức độ cao; là sự trưởng thành về mặt tự ý thức của trẻ. Tuy nhiên, khi làm bố mẹ, bạn cũng đừng vì “sự trừu tượng” của khái niệm “trách nhiệm” mà cảm thấy nản lòng hay căng thẳng. Quá trình đồng hành cùng con để giúp con hình thành tính trách nhiệm sẽ không quá khó khăn, nếu như bạn hiểu rằng những gì mình giúp con bồi đắp là hết sức cụ thể, thực tế. Hãy lưu ý những vấn đề sau đây trong việc “giúp con sống có trách nhiệm”.

Bố mẹ luôn là người thầy đầu tiên của con; và mọi biểu hiện của bố mẹ (vô tình hay hữu ý) đều có giá trị “làm mẫu” cho con. Trong quá trình trưởng thành của mình, trẻ luôn có xu hướng sao chép những gì bố mẹ thể hiện để phản ứng với các tình huống mình gặp phải. Do đó, hầu như trẻ chỉ có thể trở nên có trách nhiệm khi trẻ được thấy điều đó ở bố mẹ của mình.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sự tự tin của trẻ bắt nguồn từ bố mẹ

Hãy chứng minh cho con của bạn thấy rằng, có rất nhiều lần trong cuộc sống bạn tự nguyện thực hiện việc giữ lời hứa – vì chữ tín quan trọng; dọn vệ sinh chung – vì mình là thành viên của cộng đồng, gánh vác phần việc của người khác – vì cần chia sẻ khó khăn, từ chối một quyền lợi cá nhân – vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến người khác,… Hãy tận dụng tất cả những lần hành xử đó để trò chuyện cùng trẻ về tính trách nhiệm, về những quyết định không “vị kỉ” được thực hiện tự giác. Đối với trẻ, không bài học nào có thể sống động bằng chính những hình ảnh trực quan mà bố mẹ mình thể hiện.

Thoạt nghe, điều này có vẻ mâu thuẫn. Nhưng cản trở lớn nhất của việc hình thành tính trách nhiệm ở trẻ chính là vì bố mẹ đã thể hiện trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của con một cách thái quá. Hãy để trẻ được tự quyết định càng sớm càng tốt. Sự đổ lỗi thường xảy ra khi trẻ không phải là người lên tiếng lựa chọn những hoạt động của bản thân mình. “Tại mẹ ép con ăn nên con bị ói!”, “tại bố muốn con học bóng rổ chứ con đâu có chọn nên con học dở!”, “tại mẹ muốn con học trường này chứ con đâu thích!”, “tại bố mẹ kêu con làm như thế chứ con đâu có định làm như vậy!”,… Trong từng độ tuổi, với từng việc liên quan đến trẻ, hãy cho trẻ có ý kiến và “chuyển giao quyền lực” một cách vừa sức. Tính trách nhiệm của trẻ sẽ được hình thành từ chính những lúc được ra quyết định – trẻ sẽ phải suy xét cẩn thận và có chính kiến; từ lúc phải nỗ lực để hoàn thành các nhiệm vụ của mình vì mình đã lựa chọn; từ lúc dám chấp nhận mọi kết quả và thấy được vai trò của cá nhân mình trong kết quả ấy chứ không phải “tại bố”, “do mẹ”, “vì con bị ép”,…

>>> Bài viết có liên quan: Nên làm gì khi con đưa ra quyết định trái ý bố mẹ?

Trẻ thành niên dễ dàng rơi vào kiểu sống lay lắt, mặc kệ nếu không hiểu rằng sứ mệnh, mục tiêu cuộc đời mình là gì. Ngược lại, những mục tiêu không vừa sức dễ tạo nên thất bại, lúc này cũng sẽ đẩy các bạn trẻ vào thế dựa dẫm “vì việc đó khó chứ không phải do mình”. Bằng vốn quý kinh nghiệm của đời mình, bạn cần trở thành người tư vấn góp ý để định hướng mục tiêu cho con – đó là những mục tiêu hợp lý, khả thi và đúng với mong muốn phát triển bản thân của trẻ. Khi hiểu rằng, mình phấn đấu cho điều gì, sự chủ động và dám nhận trách nhiệm về mình của trẻ cũng sẽ theo đó mà hình thành, phát triển.

Những bạn trẻ bị kiểm soát gắt gao hiếm khi nào học cách tự đứng trên đôi chân của mình. Ngay cả khi thành niên, họ cũng không thể tự đưa ra quyết định và liên tiếp gặp những khó khăn nếu phải sống xa nhà, vì trước đây, họ chỉ được nhận mệnh lệnh từ bố mẹ “làm như thế này, không phải như thế kia!”. Một số bạn trẻ khác lại có xu hướng ngược lại: khi mình thành niên và sống cách xa gia đình sẽ thực hiện tất cả những gì trước đây bị ngăn cấm từ bố mẹ – sử dụng rượu bia, tham gia các hoạt động giải trí không lành mạnh, kết giao với các nhóm xã hội tiêu cực,…Vì thế, hãy để con lựa chọn và cùng con phân tích hệ quả của những lựa chọn thay vì lạnh lùng chỉ thị: “không làm như thế!”.  

>>> Đừng bỏ lỡ: 12 kỹ năng sống mà cha mẹ nên dạy con từ sớm

Cụ thể, trước tất cả những đắn đo của trẻ, bố mẹ hãy đề nghị con liệt kê những điều thuộc về 2 nhóm “có lợi” và “bất lợi/nguy cơ” cho từng sự lựa chọn. Hãy để con so sánh, cân nhắc rồi đi đến quyết định cuối cùng. Khi để con thực hiện điều này, ngoài việc hình thành tính trách nhiệm cho con, bố mẹ còn có thể nhận ra các giá trị mà con lựa chọn cho cuộc sống của mình là gì – đây là cứ liệu rất quan trọng để bố mẹ biết mình nên phát triển các phẩm chất khác của con như thế nào.

Khi làm bố mẹ, bạn nhất định phải có kiến thức pháp luật về quyền và nghĩa vụ của trẻ em để tương tác với con. Ở những cột mốc nhất định – khi trẻ 18 tuổi chẳng hạn – có những qui định mang tính pháp lý dành riêng cho trẻ như một sự thừa nhận về mức độ trưởng thành.

Hãy nói với con vì sao từ 18 tuổi trở lên mới được đăng kí dự thi giấy phép lái xe, vì sao phải qui định độ tuổi kết hôn, những trách nhiệm mà con phải tự chịu trước pháp luật là những nội dung gì,… Những thông tin này giúp trẻ thấu cảm rõ hơn vị thế của bản thân mình, sự thấu cảm này là cơ sở cho việc trẻ tự ý thức về tính trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Chuyên gia Giáo dục
Thạc sĩ Tô Nhi A

>>> Xem thêm:

Hà Nội, ngày 31/12/2021

Gửi đến Bố mẹ yêu thương của con!

Chắc hẳn khi đọc được thư của con bố mẹ cũng rất bất ngờ và ngạc nhiên phải không ạ? Bởi đã từ rất lâu con không viết thư tay gửi về cho gia đình mình, một phần vì việc học khá bận, một phần vì dạo này dịch con ít được đi ra ngoài.

Hôm nay là ngày cuối cùng của năm, con mới có thời gian rảnh hơn để ngồi lại nhìn tất cả những gì đã trải qua trong một năm vừa rồi và viết những dòng này gửi cho bố mẹ.

Mặc dù đầu thư con rất buồn khi phải thông báo với bố mẹ là tết này con không thể bay sang Nhật để thăm và đón Tết với bố mẹ được. Có lẽ khi nghe con nói tin này bố mẹ không quá bất ngờ vì bố mẹ hiểu là tình trạng dịch bệnh tại Việt Nam của con và tình trạng dịch bệnh tại Nhật như thế nào?

Đã gần một năm con chưa được gần bố mẹ, dù hàng ngày được nhìn thấy bố mẹ qua hình ảnh song lòng con vẫn nhớ bố mẹ khôn xiết. Con nhớ từng cái thơm má, từng cái vuốt tóc, từng lời thủ thỉ âu yếm của bố mẹ. Thế nhưng dù vậy, dịp tết nguyên đán sắp tới con vẫn không thể sang thăm bố mẹ được. Bởi đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi, mang theo những nguy hiểm khôn lường, con lo cho bố mẹ ở bên đó và con cũng lo cho cả tình trạng của Việt Nam hiện tại.

Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán 2020 với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Bố mẹ qua phương tiện truyền thông báo đài cũng biết Việt Nam đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi.

Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của con tại Việt Nam vẫn ổn định và an toàn chỉ có điều là con phải hạn chế việc ra ngoài, tụ tập khi không cần thiết.

Và đó cũng chính là lý do mà con không thể sang với bố mẹ, dù con là người mong ngóng, chờ đợi từng ngày đến dịp nghỉ Tết dài ngày. Dù rất nhớ và muốn chạy ngay đến bên bố bên mẹ nhưng con vẫn ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với xã hội, cộng đồng là cố tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của bộ y tế, rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Thế nên, bố mẹ đừng giận con và hãy tự hào về con bố mẹ nhé!

Ở bên đó, bố mẹ cũng hãy cố gắng thực hiện theo những khuyến cáo của quốc gia để giữ gìn sức khỏe của bản thân mình. Như hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người, luôn mang khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay… Để chờ khi đại dịch qua đi, trong kỳ nghỉ hè sắp tới con sẽ qua thăm bố mẹ. Lúc ấy mẹ sẽ lại vuốt tóc con, thủ thỉ những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Mẹ nhé? Còn bố sẽ cho con đi chơi khu giải trí, cho con đi ngắm hoa anh đào trong tuyết bố nhé.

Con mong bố mẹ của con luôn bình an, con yêu bố mẹ nhiều.

>>>>>> Tham khảo thêm: Cách viết thư UPU lần thứ 50 năm 2021

                                                                                             Con  gái yêu quý của bố mẹ

                                                                                                                                                                                                                                             Trần Lan Phương

Viết thư cho anh trai để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch covid 19

Hà Nội ngày 25 tháng 12 năm 2021

Anh trai thân mến của em!

Em là Vũ – em trai của anh đây. Chắc là anh rất bất ngờ khi nhận được bức thư này của em nhỉ? Vì bình thường em luôn rất lười viết, có gì là em sẽ gọi điện, nhắn tin hỏi anh luôn. Thế nhưng hôm nay, em cầm bút lên, viết lá thư này gửi anh vì muốn được chia sẻ với anh đôi điều.

Chắc anh cũng biết, dạo gần đây, đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới, dẫn đến việc rất nhiều người đã mất đi vì bị bệnh, con số ngày càng nhiều, càng gia tăng khiến không biết bao người phải rơi vào cảnh tang thương, bao gia đình mất đi người thân là anh, chị, em, vợ, chồng ruột thịt…

Mỗi khi xem thời sự, nhìn thấy trên tivi hình ảnh những người dân đau khổ vì phải chia xa người thân, em lại không cầm được nước mắt, em rất thương những cảnh này anh ạ. Chính vì thế, suốt mấy tháng nay, nước ta luôn trong trạng thái căng thẳng, ra sức thực hiện nhiều biện pháp để phòng tránh lây lan dịch bệnh.

Sau thời gian đỉnh dịch, nước ta về cơ bản đã kiểm soát được tình hình, đưa cuộc sống của người dân về trạng thái ổn định thường ngày. Tuy nhiên, cũng vì vậy, có một bộ phận người dân khá chủ quan thả lỏng quá mức, dễ đưa đến nguy hiểm. Và em nhận ra rằng, hình như trong đó có cả anh trai của em.

Em bắt gặp nhiều lần, khi cùng mẹ đi siêu thị, anh không mang khẩu trang dù đã được mẹ nhắc nhở đến những nơi công cộng anh nên đeo khẩu trang trước hết là để bảo vệ mình sau đó là bảo vệ, tôn trọng cộng đồng, nhà nước.

Bên cạnh đó em chứng kiến anh cũng thường xuyên đi chơi liên tục đến những nơi đông người như quán cafe, rạp chiếu phim, tụ tập bạn bè ăn uống liên hoan… và tất nhiên anh không mang theo khẩu trang.

Anh cũng thưa dần những lần rửa tay, sát khuẩn khi đi từ bên ngoài về. Em biết, những điều đó chỉ là những vấn đề nhỏ nhặt, không mấy ai để ý và rất nhiều người bạn ngoài kia của anh cũng vậy. Nhưng em vẫn mong anh sẽ thay đổi những thói quen đó.

Khi đại dịch ngày càng hoành hành thì anh em, gia đình chúng ta, mỗi cá nhân cần thực hiện đúng theo những khuyến cáo của bộ y tế. Vì ngoài kia, vẫn còn rất nhiều những nguy hiểm tiềm tàng của đại dịch Covid mà chưa ai kiểm soát hoàn toàn được. Việc đeo khẩu trang, sát khuẩn trước hết để bảo vệ cho sức khỏe của chính anh. Để anh mãi là người anh trai cao lớn, mạnh mẽ, làm tấm gương tốt và luôn bảo vệ cho em. Và sau nữa, là để bảo vệ cho tất cả những người thân, người bạn yêu quý hằng ngày luôn ở bên cạnh anh. Anh nhé!

Em tin chắc rằng anh sẽ làm được sau khi nhận được bức thư này của em. Và tất cả chúng ta – đất nước Việt Nam sẽ cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19 này mà không để lại bất kì ai ở lại phía sau của dòng chảy thời gian.

                                                                                                     Em trai của anh

                                                                                                                                                                                                                                                        Trần Tuấn Vũ

Viết thư cho chị gái để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch covid 19

Gửi chị gái yêu thương của em!

Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi chứng kiến nhiều cảnh nhiều nước lựa chọn sự phát triển kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp điều trị, kiên quyết chống lại đại dịch.

Thì bản thân em lại cảm thấy thật tự hào, may mắn khi được sinh ra tại đây, em tự hào và hãnh diện khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế, Việt nam không chỉ chữa trị bệnh cho người Việt Nam mà còn chữa trị bệnh thành công cho rất nhiều người quốc tế.

Đại dịch chưa hết, nhưng qua đại dịch em thấy được nó không chỉ gây ra những thiệt hại những mất mát đau thương tổn thất về người, tài sản mà nhìn nhận khách quan, đại dịch cũng đem lại cho mỗi người thật nhiều trải nghiệm quý giá đó là sự trân trọng sự sống, đó là lòng đoàn kết, tương thân tương ái hỗ trợ từ đảng, nhà nước và cộng đồng.

Riêng đối với chị em mình, đó sẽ là rất nhiều cái lần đầu tiên, đó là những điều mà rất lâu rồi em chưa từng thấy. Lần đầu tiên, cả gia đình mình cùng nhau nấu ăn, cùng tâm sự, cùng nói chuyện bàn bạc về một chủ đề. Lần đầu tiên, cả nhà mình có nhiều thời gian để lắng nghe nhau. Em tin chắc đó sẽ là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với gia đình mình.

Nhưng, điều khiến em cảm thấy trân trọng và ngưỡng mộ nhất. Đó là bài học về tinh thần đoàn kết, sự giúp đỡ tương trợ của người dân Việt Nam. Đất nước ta vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình.

Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng với quyết tâm chống lại dịch bệnh.

Những quy định, chỉ thị nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người, không ra ngoài khi không cần thiết… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 31 của thủ tướng chính phủ thì toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành.

Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng tình nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí… được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch…

Em thấy qua đại dịch em đã có một bài học lớn, bài học mang ý nghĩa sâu sắc về những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” – đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến.

Sự đoàn kết xuất phát từ trên dưới một lòng đã đem lại sức mạnh to lớn. Việt Nam tự hào khi được đánh giá là một nước kiểm soát tốt dịch bệnh. Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19.

Nhà nước, đảng ta, dân ta ai cũng đã hiểu và ý thức được đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này. Dẫu biết rằng cuộc chiến này vẫn còn lâu dài nhưng em và chị hãy cùng nhau góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh. Thật hy vọng rằng đất nước mình sẽ sớm được bình an, không còn dịch bệnh nữa chị nhỉ?

Thư đã dài, em chỉ muốn tâm sự chia sẻ với chị đôi điều như vậy thôi. Cuối thư, em muốn chúc chị học tập tốt và giữ gìn sức khỏe!

                                                                                                                                                                                                                                                     Em gái của chị

                                                                                                                                                                                                                                                      Triệu Mai Anh

Video liên quan

Chủ đề