Người an xin trong câu chuyện được miêu tả như thế nào

Soạn bài: Người ăn xin

Câu 1. Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?

Trả lời:

Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương

Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ hoe, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin.

Câu 2. Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào ?

Trả lời:

Hành động: Lục tìm hết túi nọ đến túi kia, rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nhưng trên người chẳng có tài sản gì đành phải nắm chặt lấy tay ông lão.

Lời nói: Xin ông lão đừng giận mình.

Hành động và lời nói đó chứng tỏ cậu bé rất chân thành, xót thương ông lão, muốn giúp đỡ ông.

Câu 3. Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi." Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì ?

Trả lời:

Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi.” Em hiểu cậu bé đã cho ông lão sự thông cảm và kính trọng qua hành động cố gắng lục tìm quà tặng và qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rất chặt của cậu.

Câu 4. Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ?

Trả lời:

Theo em, cậu bé đã nhận được ở ông lão ăn xin lòng biết ơn và nhất là sự đồng cảm: ông lão đã hiểu tấm lòng chân thành của cậu.

Nội dung câu chuyện: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm, thương xót trước mảnh đời bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. 

Kể lại bài Người ăn xin theo lời của em.

Bài mẫu

Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

-  Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

-  Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.

Giaibaitap.me

Kể lại câu chuyện “Người ăn xin” bằng lời kể của em

  • Kể lại câu chuyện “Người ăn xin” - Bài tham khảo 1
  • Kể lại câu chuyện “Người ăn xin” lớp 4: Bài tham khảo 2

Văn mẫu lớp 4: Kể lại câu chuyện “Người ăn xin” bằng lời kể của em bao gồm các bài văn mẫu kể chuyện hay cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng kể chuyện lớp 4, chuẩn bị cho các bài văn viết trên lớp đạt hiệu quả cao. Mời các em tham khảo.

Văn mẫu lớp 4: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về tính trung thực

Văn mẫu lớp 4: Kể về ngày đầu tiên em đến trường

Kể lại câu chuyện “Người ăn xin” bằng lời kể của ông lão ăn xin

Kể lại câu chuyện “Người ăn xin” - Bài tham khảo 1

Lúc ấy, Tuốc-ghê-nhép – nhà văn nổi tiếng người Nga, còn là một cậu bé, đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt cậu.

Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói, cơ hàn đã biến con người già nua kia thành xấu xí. Đau khổ biết nhường nào! Tuốc-ghê-nhép nhói lòng nghĩ.

Ông già chìa trước mặt cậu bé Tuốc-ghê-nhép bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Giọng ông hổn hển, van lơn chẳng ra hơi.

Cậu bé Tuốc-ghê-nhép lục tìm hết túi nọ, túi kia nhưng chẳng có gì. Cậu chẳng có tài sản gì dù chỉ một chiếc khăn tay.

Người ăn xin vẫn đợi cậu, tay vẫn chìa ra. Vô cùng thương xót, cậu bé Tuốc-ghê-nhép nắm chặt bàn tay run rẩy, sưng húp kia, chân thành nói:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Ông lão ăn xin nhìn cậu bé Tuốc-ghê-nhép chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đột nhiên đôi môi tái nhợt của ông lão nở nụ cười và bàn tay ông lão từ từ siết chặt bàn tay cậu bé Tuốc-ghê-nhép. Ông già ăn xin nói bằng giọng khản đặc:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Vỡ òa trong trái tim thơ ngây của cậu bé Tuốc-ghê-nhép một cảm xúc mãnh liệt: cậu hiểu rằng cả cậu nữa, cậu cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

Kể lại câu chuyện “Người ăn xin” lớp 4: Bài tham khảo 2

Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông siết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì.

Người ăn xin

  • I. Nghe đọc Người ăn xin lớp 4
  • II. Nội dung bài người ăn xin
  • III. Tập đọc người ăn xin
    • Câu 1 (trang 31 sgk Tiếng Việt 4)
    • Câu 2 (trang 31 sgk Tiếng Việt 4)
    • Câu 3 (trang 31 sgk Tiếng Việt 4)
    • Câu 4 (trang 31 sgk Tiếng Việt 4)

Soạn bài Tập đọc lớp 4: Người ăn xin là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 31 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập Đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.

>> Bài trước: Kể chuyện lớp 4 tuần 3: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

I. Nghe đọc Người ăn xin lớp 4

Các bài nghe đọc - hiểu hướng dẫn trả lời từng câu hỏi trong SGK. Chi tiết sau đây:

Người ăn xin

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.

Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.

Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

Theo TUỐC-GHÊ-NHÉP

Chú thích:

- Lọm khọm: (dáng vẻ) già yếu, lưng còng, chậm chạp.

- Đỏ đọc: rất đỏ, như có pha sắc máu.

- Giàn giụa: (nước mắt) tràn ra nhiều , không kìm giữ được.

- Thảm hại: (dáng vẻ) khổ sở, đáng thương.

- Chằm chằm: (nhìn) chăm chú, lâu không chớp mắt và có ý dỏ hỏi.

II. Nội dung bài người ăn xin

Nội dung chính: Câu chuyện kể về bạn nhỏ thấy người ăn xin nghèo đói xin tiền mình, bạn rất muốn giúp nhưng không có tiền. Bạn đã nắm tay ông lão xin lỗi, ông rất cảm động và cảm ơn bạn. Bạn đã cho đi tình cảm, đó là một niềm an ủi lớn hơn đồng tiền.

>> Tham khảo luyện tập: Trắc nghiệm bài Người ăn xin

III. Tập đọc người ăn xin

Hướng dẫn soạn bài - Tập đọc lớp 4: Người ăn xin chi tiết các câu hỏi đọc hiểu, mời các em học sinh cùng theo dõi, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1 (trang 31 sgk Tiếng Việt 4)

Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh ông lão ăn xin thật tội nghiệp đáng thương.

Đó là một ông già lọm khọm, mắt đỏ dọc, giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại, đôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Lúc gặp cậu bé thì ông lão càng tội nghiệp, đáng thương: "rên rỉ cầu xin cứu giúp", tay chìa ra đợi chờ "run lẩy bẩy”. Đó là một con người bất hạnh: nghèo khổ, đói khát, già yếu, không chốn nương thân...

Câu 2 (trang 31 sgk Tiếng Việt 4)

Hành động và lời nói ân cần của cậu bé, chứng tỏ rằng tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?

Trả lời:

Hành động lục tìm trong người minh xem còn có cái gì có thể cho ông lão và nắm chặt bàn tay run rẫy của ông cũng như lời nói chân thật của cậu bé, biểu hiện một tình thương bao la của cậu đối với ông lão. Cậu rất muốn chia sẻ cùng ông cụ, cảm thông với hoàn cảnh nghèo đói của ông. Nhưng cậu cũng đang rơi vào hoàn cảnh khốn khó. Tâm thì có mà lực thì không. Đúng là "lực bất tòng tâm". Cậu bé là một người có một tấm lòng nhân ái bao la.

Câu 3 (trang 31 sgk Tiếng Việt 4)

Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi!" Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?

Trả lời:

Cậu bé không có cái gì cho ông lão về vật chất nhưng hành động và lời nói của cậu đã cho ông lão rất nhiều về tình thân. Đó là sự cảm thông, chia sẻ, thương yêu nhau của những con người cùng cảnh ngộ.

Câu 4 (trang 31 sgk Tiếng Việt 4)

Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?

Trả lời:

Theo em, cậu bé cũng đã nhận được một lời cảm thông chia sẻ của ông lão - một yếu tố tinh thần đặc biệt của những người cùng cảnh ngộ hiểu nhau, thương nhau và sẻ chia cho nhau những bất hạnh trên đường đời. Coi tình người, tình thương người còn có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác.

Đại ý bài văn Người ăn xin: Ca ngợi lòng nhân ái và sự đùm bọc lẫn nhau giữa những con người cùng cảnh ngộ.

>> Bài tiếp theo: Tập làm văn lớp 4: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật

Tham khảo các bài văn mẫu: Văn mẫu lớp 4: Kể lại câu chuyện “Người ăn xin” bằng lời kể của em

Ngoài các bài giải chi tiết Soạn bài Tập đọc lớp 4 trên đây, VnDoc còn giúp các bạn giải VBT Tiếng Việt lớp 4. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 và đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Đối với chương trình dạy và học lớp 4. Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Tất cả các tài liệu tại đây đều được Tải miễn phí về sử dụng. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ đề