Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ? *

Dây thần kinh tuỷ là gi? Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha?… Tất tần tật những thông tin hay bổ ích về dây thần kinh tuỷ sẽ được GiaiNgo bật mí ngay dưới đây

Dây thần kinh tủy là gì và tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? Trong bài dây thần kinh tuỷ của sách Sinh học lớp 8 có câu hỏi tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha. GiaiNgo sẽ giúp bạn đi tìm được câu trả lời đúng nhất đảm bảo “chuẩn không cần chỉnh”.

Thế nào là dây thần kinh tủy?

Dây thần kinh tủy (hay thần kinh sống) là loại dây thần kinh hỗn hợp, một bộ phận ngoại biên trong hệ thần kinh. Nó được cấu tạo bởi sự kết hợp từ rễ sau và rễ trước của các sợi thần kinh. Trong cơ thể chúng ta, hệ thần kinh được biết đến là cơ quan có tính phân hóa cao, bao gồm dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hoạt động của con người.

Dây thần kinh tủy được cấu tạo như thế nào?

Trong cơ thể người có 31 đôi dây thần kinh tủy. Mỗi dây thần kinh tủy sẽ bao gồm:

  • Các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống thông qua các rễ sau (rễ cảm giác). Rễ sau sẽ dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan thụ quan về thần kinh trung ương. Những nhánh ngoại vi của nơron hạch phân bố tới các cấu trúc ở ngoại vi (các tạng, bộ phận cơ thể), những nhánh trung ương chạy qua rễ sau vào tủy sống.
  • Nhóm sợi thần kinh vận động nối với tủy sống thông các rễ trước (rễ vận động). Rễ trước sẽ truyền xung vận động từ thần kinh trung ương đến cơ quan đáp ứng (cơ chi). Thực chất các sợi này là nhanh trục của noron thần kinh ở cột trước chất xám tủy sống.

Chính các nhóm sợi có liên quan đến các rễ này sẽ đi qua khe giữa hai đốt sống liên tiếp nhau. Tiếp theo, hai nhóm sợi này đã nhập lại và tạo thành dây thần kinh tủy.

Chức năng của dây thần kinh tủy

Những dây thần kinh tủy sống thường được gọi là dây thần kinh hỗn hợp. Rễ trước sẽ dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đến cơ quan đáp ứng. Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan thụ cảm về trung ương. Theo đó những dây thần kinh tủy sống sẽ giúp liên kết thần kinh trung ương với các chi và cơ quan. Từ đó dẫn đến tín hiệu thần kinh đi vào và đi ra khỏi não bộ thông qua tủy sống, đến những vị trí chính xác trong cơ thể.

Những nhánh trước của thần kinh tủy sống thường đan chéo để tạo thành một đám rối thần kinh chi phối vận động, cảm giác tại nhiều vùng cơ thể bao gồm: đám rối thần kinh cổ, đám rối thần kinh cánh tay và đám rối thần kinh thắt lưng cùng.

Trong đó, đám rối thần kinh cánh tay sẽ chi phối cảm giác và vận động cho chi trên, vùng ngực và vùng vai. trong khi đám rối thần kinh thắt lưng chi phối cho thần kinh chi dưới, khoang sau phúc mạc và khoang chậu hông.

Con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy?

Trong cơ thể con người có ba mươi mốt đôi dây thần kinh tủy. Các đôi dây thần kinh tủy có vị trí xuất phát từ tủy sống. Sau đó, chúng rời khỏi ống sống thông qua các lỗ gian sống. Dây thần kinh tủy được gọi tên và phân nhóm theo các đốt sống có liên quan với chúng:

  • Tám đôi dây thần kinh sống cổ.
  • Mười hai đôi dây thần kinh sống ngực.
  • Năm đôi dây thần kinh sống thắt lưng.
  • Năm đôi dây thần kinh sống cùng.
  • Một đôi dây thần kinh sống cụt.

Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

Sở dĩ nói dây thần kinh tủy là dây pha bởi chúng làm nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh hai chiều. Trong đó một chiều xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương.Chiều còn lại truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới các cơ quan thực hiện tạo thành một phản xạ khép kín.

Dây thần kinh tủy sẽ bao gồm những bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau bao gồm:

  • Rễ trước dẫn xung thần kinh vận động bao gồm những bó sợi ly tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đến những cơ quan thực hiện ở các cơ và chi.
  • Rễ sau dẫn xung thần kinh cảm giác, là những bó sợi hướng tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ những cơ quan thụ cảm về trung ương.

Theo đó thì rễ trước và rễ sau sẽ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống rồi nhập lại với nhau tạo thành dây thần kinh tủy.

Với những thông tin trên bạn đã không còn phải băn khoăn tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha nữa phải không nào? GiaiNgo hy vọng bạn sẽ cập nhật được nhiều kiến thức hay từ bài viết trên. Nếu cảm thấy yêu mến thì đừng quên ủng hộ những bài viết tiếp theo nhé!

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu 1: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha.

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 8
  • Ngữ văn lớp 8
  • Tiếng Anh lớp 8

Câu hỏi: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

Lời giải

Sở dĩ nói dây thần kinh tủy là dây pha vì trong dây thần kinh này có bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động để liên hệ với tủy sống qua rễ trước về rễ sau. Trong đó, rễ sau có tác dụng dẫn xung thần kinh cảm giác còn rễ trước sẽ giúp dẫn xung thần kinh vận động.

Kiến thức chi tiết:

  • Hệ thần kinhlà một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trongcơ thể người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loạimôchuyên biệt làmô thần kinh, gồm cáctế bào thần kinh-nơ-ronvà cáctế bào thần kinh đệm(thần kinh giao).
  • Hệ giác quanlà một phần củahệ thần kinhcó chức năng thu nhận các thông tin về cácgiác quan. Năm bộ phận của cơ thểcon ngườivàđộng vật(ngũ giác quan, hay ngắn:ngũ giác) có tác dụng cảm nhận các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, các cơ quan này bao gồmThị giác,Thính giác,Vị giác,Khứu giácvàXúc giác.

Điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với những đổi thay của môi trường trong cũng như môi trường ngoài là chức năng của hệ thần kinh. Sau đây Toploigiai sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về hệ thần kinh, hệ thần kinh tủy và các chức năng của nó. Xin mời các bạn cùng đọc tham khảo nhé.

I. Nơron- đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh

- Cấu tạo:

+ Thân hình sao, chứa nhân.

+ Một sợi trục có bao mielin.

+ Tận cùng là các xinap: nơi tiếp xúc giữa các nơron.

- Thân và các sợi nhánh tạo chất xám trong trung ương thần kinh.

- Sợi trục làthành phần cấu tạo nên chất trắng và các dây thần kinh.

​=> Nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.

- Chức năng của noron:cảm ứng vàdẫn truyền xung thần kinh.

II. Các bộ phận của hệ thần kinh

Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được phân biệt thành:phận trung ương và bộ phận ngoại biên.

- Bộ phận trung ươngcó não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy,hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống.

-Bộ phận ngoại biênnằm ngoài trung ương thần kinh, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.

Chức năng của hệ thần kinh:điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành 1 thể thống nhất, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với những thay đổi của môi trường trong cũng như môi trường ngoài.

Dựa vào chức năng hệ thần kinh được chia thành:

- Hệ thần kinh cơ xương (vận động): điều khiển các cơ vân, cơ xương, hoạt động ý thức.

- Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hòa cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản,là hoạt động không có ý thức.

III.Cấu tạo của dây thần kinh tủy

- Có 31 đôi dây thần kinh tủy.

- Mỗi dây thần kinh tủy gồm:

+ Các bó sợi thần kinh cảm giác (hướng tâm) nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác).

+ Các bó sợi thần kinh vận động (litâm)nối với tủy sống qua rễ trước (rễ vận động).

- Chính các nhóm sợi liên quan đến các rễ này sau khi đi qua khe giữa hai đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tủy.

IV. Chức năng của dây thần kinh tủy

Muốn tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tủy, cần nghiên cứu chức năng các rẻ tủy.

Nhóm Nga và Thủy đã tiến hành mổ cung các đốt sống cuối cùng ở ếch để tìm rẻ tủy. Sau đó tiến hành cắt các rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải và cắt các rễ sau liên quan đến chi sau phía bên trái.

Đợi ếch hết choáng, Thủy lần lượt kích thích các chi sau bên phải rồi bên trái. Các kết quả quan sát được qua thí nghiệm đã được Nga ghi vào bảng 45.

Bảng 45. Kết quả thí nghiệm tìm hiểu chức năng của các rễ tủy

Video liên quan

Chủ đề