Nghị định 41 2023 về chữ ký

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nhằm gỡ vướng trong thực hiện giảm thuế GTGT xuống 8% và có hiệu lực từ ngày 20/6/2022.

Nội dung

  • 1. Những nội dung cần lưu ý của Nghị định 41/2022/NĐ-CP
    •  a. Không bắt buộc lập riêng hóa đơn 8%
    •  b. Không phạt, không yêu cầu điều chỉnh hóa đơn chưa tách riêng thuế suất 8%
    •  c. Sửa đổi, bổ sung mẫu số 01/TB-SSĐT
    •  d. Thời gin hiệu lục thi hành Nghị định 41/2022/NĐ-CP
  • 2. Trường hợp xuất nhầm hóa đơn GTGT

1. Những nội dung cần lưu ý của Nghị định 41/2022/NĐ-CP

 a. Không bắt buộc lập riêng hóa đơn 8%

– Bộ Tài chính nhận được một số phản ánh của các Cục Thuế, doanh nghiệp (DN) và một số cơ quan báo chí phản ánh vướng mắc về quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP về việc lập hóa đơn riêng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT.

– Theo đó, việc quy định phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT thì mới được áp dụng thuế suất 8% theo phản ánh của DN là làm tăng chi phí của DN (tăng chi phí thời gian của kế toán và chi phí sử dụng hóa đơn) vì đối với cùng một khách hàng, thay vì lập 01 hóa đơn ghi nhiều thuế suất khác nhau (5%, 8%, 10%) thì DN phải lập 02 hóa đơn: 01 hóa đơn ghi thuế suất 8% và 01 hóa đơn ghi các thuế suất khác (5%, 10%).

– Để tháo gỡ các vướng mắc trong việc lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, đảm bảo phù hợp với các nội dung trên hóa đơn, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi như sau: Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ được giảm theo quy định tại khoản 3 của Điều này.

 b. Không phạt, không yêu cầu điều chỉnh hóa đơn chưa tách riêng thuế suất 8%

Trong thời gian từ 01/02/2022 – 20/06/2022, doanh nghiệp đã xuất hóa đơn mà ghi rõ thuế suất (không tách riêng hóa đơn thuế suất 8%) thì vẫn được giảm thuế GTGT và không phải điều chỉnh lại hóa đơn, không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn.

 c. Sửa đổi, bổ sung mẫu số 01/TB-SSĐT

Nghị định 41/2022/NĐ-CP cũng ban hành Thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý về việc hóa đơn điện tử đã lập có sai sót theo Mẫu số 01/TB-HĐSS thay thế Mẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

Theo đó, từ ngày 20/6/2022, các doanh nghiệp lưu ý dùng mẫu Thông báo mới được ban hành kèm theo Nghị định 41/2022.

 d. Thời gin hiệu lục thi hành Nghị định 41/2022/NĐ-CP

Nghị định 41/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 20/06/2022.

2. Trường hợp xuất nhầm hóa đơn GTGT

Trường hợp xuất nhầm hóa đơn GTGT 10% với hàng hóa giảm thuế GTGT 8% trên trang hóa đơn điên tử của PA

Quý khách có thểm tham khảo xử lý với tính năng hóa đơn thay thế trong bài viết:

Hướng dẫn sử dụng tính năng hóa đơn thay thế Thông tư 78/2021/TT-BTC

Trên là bài viết về Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi quy định miễn, giảm thuế để Quý khách có thể hiểu rõ một cách dễ dàng.

Quý khách có thể tham khảo thêm về các bài viết về hóa đơn điện tử tại đây

P.A Việt Nam cung cấp dịch vụ Hóa Đơn Điện Tử CHỈ TRONG 30S NHANH CHÓNG | TIẾT KIỆM | AN TOÀN

https://hoadon30s.vn/

Mức phạt các lỗi Kế toán theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP

Mức phạt 20 lỗi kế toán thường gặp

Mức phạt tiền 18 lỗi về chứng từ trong lĩnh vực kế toán đối với cá nhân, tổ chức được quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP. 

Bắt đầu từ tháng 5/2018, khi nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán có hiệu lực thi hành, rất nhiều lỗi kế toán hay mắc phải sẽ bị phạt tiền. Mời các bạn tham khảo.

HoaTieu.vn xin tóm tắt lại 20 lỗi kế toán thường mắc phải, nhưng bị phạt nặng theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP từ 05/2018 cho các bạn tham khảo.

STT LỖI VI PHẠM MỨC PHẠT
(Triệu đồng)
01 In sổ kế toán không có ngày, tháng, không ký, không đánh số trang, không giáp lai 01 – 02
02 Không lập Báo cáo kiểm kê hoặc báo cáo kiểm kê tài sản không có đầy đủ chữ ký 01 – 02
03 Tẩy xóa chứng từ kế toán, ký chứng từ bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký 03 – 05
04 Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung theo quy định 03 – 05
05 Không cung cấp đầy đủ tài liệu cho đoàn kiểm tra 03 – 05
06 Chữ ký không thống nhất 05 – 10
07 Chứng từ không đầy đủ chữ ký theo quy định 05 – 10
08 Hư hỏng, mất mát chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng 05 – 10
09 Hạch toán sai tài khoản kế toán 05 – 10
10 Lập BCTC không đủ nội dung, không đúng biểu mẫu 05 – 10
11 BCTC không có chữ ký của người lập, KTT, giám đốc 05 – 10
12 Nộp BCTC cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng 05 – 10
13 Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, hư hỏng, mất mát trong thời hạn lưu trữ 05 – 10
14 Không bổ nhiệm lại KTT theo thời hạn quy định, thay đổi nhưng không thông báo 05 – 10
15 Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt 05 – 10
16 Áp dụng sai chế độ kế toán, chữ viết, chữ số, đơn vị tiền tệ 10 – 20
17 Không lập chứng từ kế toán khi có nghiệp vụ phát sinh 20 – 30
18 Chi tiền khi chứng từ chưa có ký duyệt của người có thẩm quyền 20 – 30
19 Lập BCTC không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán 20 – 30
20 Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền 40 – 50

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.