Ngày phòng chống hiv aids là ngày nào năm 2024

Ngày 1-12-1988, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố chọn ngày 1-12 hằng năm là Ngày kỷ niệm phòng, chống HIV/AIDS trên toàn thế giới, nhằm đẩy mạnh sự phối hợp của toàn thể nhân loại trong việc phòng, chống dịch bệnh này, UNAIDS (Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS) đã phát động thành chiến dịch toàn cầu lần đầu tiên từ 1-12-1997.

Từ đó đến nay, hàng năm, UNAIDS đều phát động chiến dịch phòng chống HIV/AIDS trên toàn cầu bằng cách lựa chọn các chủ đề đặc biệt có liên quan đến tình hình dịch tễ và việc phòng, chống HIV/AIDS nhằm liên kết chặt chẽ sự phối hợp các thành viên Liên hợp quốc, các cấp chính quyền và tất cả các thành phần trong xã hội để cùng nỗ lực phòng, chống dịch bệnh của thế kỷ.

Các chủ đề có thể thay đổi hàng năm và được sử dụng xuyên suốt quanh năm để thúc đẩy toàn thế giới cùng tham gia phòng, chống đại dịch HIV/AIDS.

Do đó, hàng năm ngày 01 tháng 12 được chọn là Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS.

AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong (theo khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006).

Ngày phòng chống hiv aids là ngày nào năm 2024

Ngày thế giới phòng chóng bệnh AIDS (Hình từ Internet)

Người nhiễm HIV có quyền gì khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối?

Người nhiễm HIV có quyền gì khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối, thì theo điểm đ khoản 1 Điều 4 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
b) Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;
c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;
d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
b) Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;
c) Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, người nhiễm HIV có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối.

Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh AIDS hiện nay được quy định tại Điều 8 Thông tư 52/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2018/TT-BYT như sau: Mẫu máu có HIV dương tính được phát hiện đầu tiên vào năm 1959 tại Zaize - châu Phi. Mãi đến năm 1981, bệnh AIDS trên lâm sàng được phát hiện đầu tiên tại Mỹ. Thành phố nơi dịch HIV bùng phát đầu tiên là Kinshasa, nay là thủ đô Cộng hòa Congo.

Dịch HIV/AIDS tuy mới xuất hiện từ thập niên 80 nhưng đã nhanh chóng lan ra toàn cầu. HIV tấn công mọi đối tượng nhưng chủ yếu là thanh niên, phụ nữ, trẻ em. Đại dịch HIV/AIDS là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và tương lai nòi giống của các dân tộc.

Còn ở Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Dịch HIV/AIDS bắt đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó dịch bắt đầu lan ra các tỉnh. Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61 tỉnh, thành trong cả nước đều đã phát hiện có người bị nhiễm HIV.

Theo các nhà nghiên cứu, nếu đẩy mạnh các biện pháp tích cực phòng chống HIV/AIDS, tới năm 2030, HIV/AIDS sẽ không còn là mối đe dọa toàn cầu về sức khỏe, cứu 21 triệu người thoát chết và ngăn ngừa được 28 triệu trường hợp bị nhiễm virus.

  • Đôi điều cần biết về bệnh HIV/AIDS

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là loại virus phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các vi khuẩn, virus khác và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được.

AIDS (Acquired ImmunoDeficiency Syndrome) là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm.

Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV.

HIV lây truyền qua 3 đường: qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.

Nhưng lưu ý HIV không lây truyền qua:

  • Giao tiếp thông thường: ôm, hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi,...
  • Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế,...
  • Ăn uống chung bát đũa, cốc chén,...
  • Côn trùng và súc vật không lây truyền HIV: ruồi, muỗi, chấy, rận, chó, mèo, gà, chim,..

Điều trị HIV/AIDS: Tổ chức Y tế Thế giới cho biết đến nay, điều trị bằng thuốc kháng virus ARV được coi là điều trị đặc hiệu vì nó làm ức chế sự nhân lên của virus, từ đó duy trì được lượng virus thấp nhất trong máu và duy trì được tình trạng bình thường của hệ miễn dịch.

  • Việt Nam hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh AIDS

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2020, Bộ Y tế phát động trong cả nước Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2020 với chủ đề là “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”. Năm 2020 đánh dấu cột mốc 30 năm kể từ khi ca nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện.

Việt Nam trong các nỗ lực thực hiện mục tiêu 90-90-90 (mục tiêu 90-90-90 là 90% người nhiễm HIV biết tình trạng của mình, 90% người được chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus và 90 % người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virus kiểm soát được số lượng virus ở mức thấp).

KHẨU HIỆU CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG AIDS NĂM 2020

  1. Cộng đồng chung tay - Kết thúc ngay dịch AIDS.
  2. Xét nghiệm là cách duy nhất để biết tình trạng nhiễm HIV của bạn.
  3. Xét nghiệm HIV sớm là để bảo vệ chính mình và người thân.
  4. Tuân thủ điều trị ARV để đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện.
  5. Dự phòng và điều trị HIV/AIDS - Không để ai bỏ lại phía sau.
  6. Người có hành vi nguy cơ cao nên xét nghiệm HIV định kỳ 6 tháng 1 lần.
  7. Điều trị ARV ngay khi phát hiện giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và giảm lây nhiễm HIV cho người khác.
  8. Tham gia bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để người nhiễm HIV được điều trị HIV/AIDS liên tục suốt đời.
  9. Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm HIV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
  10. Hãy sử dụng bao cao su để bảo vệ cho bạn và người thân.
  11. Dùng riêng bơm kim tiêm sạch giúp phòng lây nhiễm HIV.
  12. Khi điều trị mà không còn phát hiện vi rút - không có lây truyền HIV cho bạn tình.
  13. PrEP giúp bạn dự phòng lây nhiễm HIV.
  14. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Bạn hãy quan tâm những điều lưu ý trên để bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc của bạn và những người thân yêu của bạn: gia đình, bạn bè,…