Bài văn biểu cảm về tác phẩm trữ tình năm 2024

  • GIỚI THIỆU
  • TÁC GIẢ – THỂ LOẠI
    • TÁC GIẢ
    • THỂ LOẠI VĂN HỌC
      • THỂ TRỮ TÌNH
      • THỂ TỰ SỰ
      • THỂ VĂN HỌC KỊCH
      • KÝ VĂN HỌC
      • VĂN CHÍNH LUẬN
  • TÁC PHẨM CHUYỂN THỂ TỪ VĂN HỌC VIỆT
  • GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
  • TIN TỨC VĂN HỌC
  • GIẢI TRÍ
    • CÂU ĐỐ
    • TRUYỆN CƯỜI
    • LẶNG
    • QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG
  • ĐÁNH GIÁ WEBSITE

Bài văn biểu cảm về tác phẩm trữ tình năm 2024

Khái niệm:

  • Là phương thức miêu tả của văn học, đó là phương thức thiên về diễn tả, bộc lộ cảm xúc, theo Hán Việt, “trữ tình” cũng có ý nghóa như vậy: “trữ” là thổ lộ ; “tình” là tình cảm, cảm xúc.

Đặc điểm:

  • Từ ca dao đến những tác phẩm thơ ca hiện đại, người đọc cảm nhận trước hết là thế giới nội tâm, là thái độ xúc cảm và tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với con người, cuộc đời và thiên nhiên. Nhà thơ có thể không cần phải miêu tả kỹ về con người và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những tình cảm đó. Ðiều này chứng tỏ sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của tác giả là đặc điểm tiêu biểu, đầu tiên của tác phẩm trữ tình.
  • Mặc dù thể hiện thế giới chủ quan của con người, tác phẩm trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật, hiện tượng trong đời sống khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động. Những chi tiết chân thật, sinh động trong đời sống dễ khêu gợi những tình cảm sâu sắc, mới mẻ. Có điều những chi tiết trong tác phẩm trữ tình bao giữ cũng hết sức cô đọng, súc tích. Tác phẩm trữ tình cũng phản ánh thế giới khách quan nhưng chức năng chủ yếu của nó là nhằm biểu hiện những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ …của con người.
  • Lời thơ cũng như lời của tác phẩm tự sự và kịch đều mang tính chính xác, gợi cảm, hình tượng, hàm súc. Lời văn trong tác phẩm trữ tình đòi hỏi bộc lộ những tình cảm mạnh mẽ, những ý tập trung, hàm súc do đó nó phải tìm cho mình những lời văn phù hợp với yêu cầu gây ấn tượng mạnh, không phải chỉ bằng ý nghĩa của từ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ nữa
  • Tác phẩm trữ tình gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình (có người gọi là chủ thể trữ tình). Cần phân biệt rõ 2 khái niệm: nhân vật trữ tình và nhân vật trong tác phẩm trữ tình. Nhân vật trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ …của mình, là nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm hứng cho tác giả. Nhân vật trữ tình không phải là đối tượng để nhà thơ miêu tả mà chính là những cảm xúc, ý nghĩ, tình cảm, tâm trạng, suy tư…về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm.

Phân loại trữ tình:

  • Thơ trữ tình
  • Văn xuôi trữ tình

Trả lời

Tác giả

This slideshow requires JavaScript.

Theo dõi trang

Thống kê Blog

  • 179 756 lượt truy cập

Lịch đăng bài

Tháng Một 2024 H B T N S B C 1234567 891011121314 15161718192021 22232425262728 293031« Th4

Bình luận mới nhất

Hỏi đáp

Âm nhạc

- Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc. Tuy nhiên cũng có thơ tự sự, truyện thơ. Văn xuôi phù hợp với kể chuyện, tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi trữ tình hoặc mang nặng tình chất trữ tình như tùy bút.

- Ca dao trữ tình là loại thơ biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết và chính đáng vốn được lưu hành trong dân gian. Thơ của thi nhân biểu hiện tình cảm cá nhân, song ở những bài thơ có giá trị tình cảm của tác giả bao giờ cũng có tính chất đại diện cho những tình cảm tiến bộ, mang màu sắc nhân bản đậm nét: tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình bạn,...

- Tình cảm, cảm xúc có khi được biểu hiện một cách trực tiếp, song thường được biểu hiện một cách gián tiếp. Phân tích, đánh giá và thưởng thức thơ trữ tình được thoát li văn bản. Song, không thể chỉ dừng ở bề mặt của ngôn từ văn bản, phải thông qua ngôn từ, giàu tính chất khơi gợi, những cảnh vật, sự vật được miêu tả, tường thuật đôi khi qua cả những lập luận,... mà suy ngẫm mới đồng cảm được với tác giả và lĩnh hội được đúng và đầy đủ ý vị của bài thơ.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy nêu tên tác giả tương ứng với tên những tác phẩm sau đây:

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.

- Phò giá về kinh.

- Tiếng gà trưa.

- Cảnh khuya.

- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

- Bạn đến chơi nhà.

- Buổi chiểu đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.

- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

Gợi ý trả lời:

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lý Bạch.

- Phò giá về kinh: Trần Quang Khải.

- Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh.

- Cảnh khuya: Hồ Chí Minh.

- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Hạ Tri Chương.

- Bạn đến chơi nhà: Nguyễn Khuyến.

- Buổi chiểu đứng ở phủ Thiên Trường trông ra: Trần Nhân Tông.

- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Đỗ Phủ.

Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của bản thân về bài thơ trữ tình mà em thích.

Gợi ý trả lời:

- Cảm nhận về bài thơ "Sau phút chia li": Có thể nhận thấy bài thơ "Sau phút chia li" thể hiện rất rõ những nỗi đau mà chiến tranh phong kiến phi nghĩa để lại cho con người. Trong xã hội phong kiến người phụ nữ phải chịu rất nhiều bất hạnh, khổ cực. Người phụ nữ lúc bấy giờ chưa được xã hội công nhận, họ không có quyền quyết định cuộc đời mình, phải phụ thuộc vào người chồng, người cha. Có rất nhiều tác phẩm nói về số phận người phụ nữ trong giai đoạn nay, trong đó phải kể đến đoạn trích Sau phút chia ly trích trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn. Đoạn trích bày tỏ nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung với sự mong mỏi, da diết của người vợ có chồng ra trận. Bài thơ với thể thơ cổ song thất lục bát. Toàn bài là nỗi nhớ thương ngày một tăng tiến, nâng cao của đôi vợ chồng trẻ, đặc biệt là người vợ - một phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Văn bản "Sau phút chia li" là đoạn trích sau khi người vợ ngậm ngùi tiễn chồng ra miền biên ải, nàng trở về đơn chiếc xót xa.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Củng cố hệ thống kiến thức về tác phẩm trữ tình đã học về đặc điểm nghệ thuật và nội dung.

- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức.

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn qua những tác phẩm văn học trữ tình bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, tinh thần nhân văn, nhân đạo.