Toán lớp 6 bài luyện tập trang 39 năm 2024

Toán lớp 6 Luyện tập 2 trang 39 là lời giải bài Bài 10 Số nguyên tố SGK Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán lớp 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải luyện tập 2 Toán lớp 6 trang 39

Luyện tập 2 (SGK trang 39): Trong các số cho dưới đây, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số? Vì sao?

  1. 1 930 b) 23

Hướng dẫn giải

- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó

+ Số 0 và số 1 không là số nguyên tố.

+ Số 2 là số nguyên tố nhỏ nhất và là số nguyên tố chẵn duy nhất

- Hợp số là số tự nhiên có nhiều hơn hai ước.

- Học sinh kiểm tra lại nội dung dấu hiệu chia hết.

Lời giải chi tiết

  1. Số 1 930 có chữ số tận cùng là

\=> 1 930 chia hết cho 2

Vậy 1 930 là hợp số

  1. Số 23 là số nguyên tố vì nó lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

-------

---> Bài liên quan: Giải Toán lớp 6 Bài 10 Số nguyên tố

-> Bài tiếp theo: Giải Toán lớp 6 Luyện tập chung trang 43

-> Câu hỏi cùng bài:

  • Luyện tập 1 (SGK trang 39): Em hãy tìm nhà thích hợp cho các ô trong bảng 2.1
  • Luyện tập 3 (SGK trang 41): Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố
  • Bài 2.17 (SGK trang 41): Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố: 70; 115
  • Bài 2.19 (SGK trang 42): Các khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
  • Bài 2.21 (SGK trang 42): Hãy phân tích A ra thừa số nguyên tố:
  • Bài 2.22 (SGK trang 42): Tìm các số còn thiếu trong các sơ đồ phân tích

--------

Trên đây GiaiToan.com đã giới thiệu lời giải chi tiết Luyện tập 2 Toán lớp 6 trang 39 Toán lớp 6 Bài 10 Số nguyên tố cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 2: Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 6. Ngoài ra GiaiToan xin giới thiệu đến quý thầy cô và học sinh các tài liệu liên quan:

Toán lớp 6 Luyện tập 1 trang 39 là lời giải bài Bài 10 Số nguyên tố SGK Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán lớp 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải luyện tập 1 Toán lớp 6 trang 39

Luyện tập 1 (SGK trang 39): Em hãy tìm nhà thích hợp cho các ô trong bảng 2.1

Số

Các ước

Số ước

2

1, 2

2

3

1, 3

2

4

1, 2, 4

3

5

1, 5

2

6

1, 2, 3, 6

4

7

1, 7

2

8

1, 2, 4, 8

4

9

1, 3, 9

3

Hướng dẫn giải

- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó

+ Số 0 và số 1 không là số nguyên tố.

+ Số 2 là số nguyên tố nhỏ nhất và là số nguyên tố chẵn duy nhất

- Hợp số là số tự nhiên có nhiều hơn hai ước.

- Học sinh kiểm tra lại nội dung dấu hiệu chia hết.

Lời giải chi tiết

Số nguyên tố: 11, 13, 17, 19, 23, ...

Hợp số: 10, 12, 14, 15, 16, 18, 20, 21, 22, ...

-------

---> Bài liên quan: Giải Toán lớp 6 Bài 10 Số nguyên tố

-> Bài tiếp theo: Giải Toán lớp 6 Luyện tập chung trang 43

-> Câu hỏi cùng bài:

  • Luyện tập 2 (SGK trang 39): Trong các số cho dưới đây, số nào là số nguyên tố
  • Luyện tập 3 (SGK trang 41): Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố
  • Bài 2.17 (SGK trang 41): Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố: 70; 115
  • Bài 2.19 (SGK trang 42): Các khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
  • Bài 2.21 (SGK trang 42): Hãy phân tích A ra thừa số nguyên tố:
  • Bài 2.22 (SGK trang 42): Tìm các số còn thiếu trong các sơ đồ phân tích

--------

Trên đây GiaiToan.com đã giới thiệu lời giải chi tiết Luyện tập 1 Toán lớp 6 trang 39 Toán lớp 6 Bài 10 Số nguyên tố cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 2: Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 6. Ngoài ra GiaiToan xin giới thiệu đến quý thầy cô và học sinh các tài liệu liên quan:

Giải Toán lớp 6 trang 39, 40 tập 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi mở đầu, Luyện tập vận dụng và các bài tập trong SGK bài 9 Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.

Toán 6 Cánh diều tập 1 trang 39, 40 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 6. Giải Toán lớp 6 trang 39, 40 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Toán 6 Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

Câu hỏi Khởi động Toán 6 Bài 9 Cánh diều

Trong giờ học Lịch sử, cô Hạnh nêu một năm của thế kỉ XX đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử đất nước ta. Năm đó là số được viết từ các chữ số lẻ khác nhau. Số đó còn chia hết cho 5 và chia cho 9 dư 4.

Hỏi năm đó là năm nào?

Lời giải:

Theo đề bài ta thấy năm cần tìm thuộc thế kỉ XX tức là từ năm 1901 đến năm 2000

Mà năm cần tìm được viết từ các chữ số lẻ khác nhau nên nó có dạng (với a,b là các số tự nhiên lẻ từ 3 đến 7)

Ta có: chia hết cho 5 nên nó phải có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5, nhưng số đó được viết từ các chữ số lẻ khác nhau nên chữ số tận cùng của phải là 5.

Khi đó số cần tìm có dạng 19a5

Các chữ số lẻ còn lại thỏa mãn a là 3, 7

TH1: a = 3. Khi đó ta có số 1935 với 1 + 9 + 3 + 5 = 18 chia hết cho 9. Hay 1935 chia hết cho 9 (loại)

TH2: a = 7. Khi đó ta có số 1975 với 1 + 9 + 7 + 5 = 22 chia 9 dư 4 nên 1975 chia cho 9 dư 4.

Vậy năm cần tìm là năm 1975.

Giải Toán 6 Cánh Diều Dấu hiệu chia hết cho 3

Hoạt động 1

  1. Thực hiện phép tính 123 : 3 và nêu quan hệ chia hết của 123 với 3
  1. Tìm tổng S các chữ số của 123 và nêu quan hệ chia hết của S với 3

Giải:

  1. 123 : 3 = 41 => Số 123 chia hết cho 3
  1. Tổng các chữ số của số 123: S = 1 + 2 + 3 = 6 => S chia hết cho 3

Luyện tập vận dụng 1

Viết một số có hai chữ số sao cho

  1. Số có hai chữ số chia hết cho 3 và 5
  1. Số chia hết cho cả ba số 2, 3, 5

Giải:

  1. Số có hai chữ số chia hết cho 3 và 5 là: 15
  1. Số chia hết cho cả ba số 2, 3, 5 là 60

Giải Toán 6 Cánh Diều Dấu hiệu chia hết cho 9

Hoạt động 2

  1. Thực hiện phép tính 135 : 9 và nêu quan hệ chia hết của 135 với 9
  1. Tìm tổng S các chữ số của 135 và nêu quan hệ chia hết của S với 9

Giải:

  1. 135 : 9 = 15 => 135 chia hết cho 9
  1. S = 1 + 3 + 5 = 9 => S chia hết cho 9

Luyện tập vận dụng 2

Viết một số có hai chữ số sao cho

  1. Số có hai chữ số chia hết cho 2 và 9
  1. Số có hai chữ số chia hết cho cả ba số 2, 5, 9

Giải:

  1. Số có hai chữ số chia hết cho 2 và 9 là: 36
  1. Số có hai chữ số chia hết cho cả ba số 2, 5, 9 là: 90

Bài 1

Cho các số 104, 627, 3 114, 5 123,6 831 và 72 102. Trong các số đó:

  1. Số nào chia hết cho 3? Vì sao?
  1. Số nào không chia hết cho 3? Vì sao?
  1. Số nào chia hết cho 9? Vì sao?
  1. Số nào chia hết cho 3, nhưng không chia hết cho 9? Vì sao?

Gợi ý đáp án:

a)

  • Số 627 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 6 + 2 + 7 = 15 chia hết cho 3.
  • 3 114 chia hết cho 3 vì tổng các chữa số 3 + 1 + 1 + 4 = 9 chia hết cho 3
  • 6 831 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 6 + 8 + 3 + 1 = 18 chia hết cho 3
  • 72 102 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 7 + 2 + 1 + 0 + 2 = 12 chia hết cho 3.
  • Số 104 không chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 1 + 0 + 4 = 5 không chia hết cho 3
  • Số 5 123 không chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 5 + 1 + 2 + 3 = 11 không chia hết cho 3.

c)

  • Số 3 114 chia hết cho 9 vì tổng các chữa số 3 + 1 + 1 + 4 = 9 chia hết cho 9
  • Số 6 831 chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 6 + 8 + 3 + 1 = 18 chia hết cho 9

d)

  • Số 627 chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 6 + 2 + 7 = 15 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
  • Số 72 102 chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 7 + 2 + 1 + 0 + 2 = 12 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

Bài 2

Trong các số 2, 3, 5, 9 số nào là ước của n với

  1. n = 4 536;
  1. n = 3 240;
  1. n = 9 805?

Gợi ý đáp án:

  1. n = 4 536. Các số là ước của n là 2, 3, 9
  1. n = 3 240. Các số là ước của n là 2, 5, 3 , 9
  1. n = 9 805. Các số là ước của n là 5

Bài 3

Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số:

a)chia hết cho 3;

  1. chia hết cho 9

Gợi ý đáp án:

  1. chia hết cho 3 => Tổng (3 + * + 7) chia hết cho 3

Suy ra * = {2; 5; 8}

  1. chia hết cho 9 => Tổng các chữ số (3 + 7 + *) chia hết cho 9

Vậy nên * = 8

Bài 4

Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số:

  1. chia hết cho 5 và 9;
  1. chia hết cho 2 và 3.

Gợi ý đáp án:

  1. chia hết cho 5 nên * = 0 hoặc * = 5

Và chia hết cho 9 => Tổng các chữ số (1 + 3 + *) phải chia hết cho 9

\=> * = 5

  1. chia hết cho 2 nên * = {0; 2; 4; 6; 8)

Và chia hết cho 3 nên tổng các chữ số (6 + 7 + *) phải chia hết cho 3

\=> (13 + *) chia hết cho 3

\=> * = 2 hoặc * = 8

Bài 5

Các lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E có số học sinh tương ứng là 40, 45, 39, 44, 42. Hỏi:

  1. Lớp nào có thể xếp thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau?
  1. Lớp nào có thể xếp thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau?
  1. Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau được không?
  1. Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau được không?

Gợi ý đáp án:

  1. Để số học sinh của một lớp có thể xếp thành ba hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau thì tổng số học sinh của lớp đó phải là số chia hết cho 3.

Trong các số 40; 45; 39; 44; 42 thì:

+ Số 45 chia hết cho 3 (vì 45 có tổng các chữ số là 4 + 5 = 9 chia hết cho 3)

+ Số 39 chia hết cho 3 (vì 39 có tổng các chữ số là 3 + 9 = 12 chia hết cho 3)

+ Số 42 chia hết cho 3 (vì 42 có tổng các chữ số là 4 + 2 = 6 chia hết cho 3)

Vậy các lớp 6B, 6C; 6E có thể xếp thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.

  1. Để số học sinh của một lớp có thể xếp thành chín hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau thì tổng số học sinh của lớp đó phải là số chia hết cho 9.

Trong các số 40; 45; 39; 44; 42 thì chỉ có số 45 chia hết cho 9 (vì 45 có tổng các chữ số là 4 + 5 = 9 chia hết cho 9).

Vậy chỉ có lớp 6B có thể xếp thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.

  1. Tổng số học sinh của cả 5 lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E là:

40 + 45 + 39 + 44 + 42 = 210 (học sinh)

Ta có số 210 là số chia hết cho 3 (vì tổng các chữ số của số 210 là 2 + 1 + 0 = 3 chia hết cho 3)

Do đó tổng số học sinh của cả 5 lớp là số chia hết cho 3.

Vậy ta có thể xếp tất cả học sinh của 5 lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.

  1. Ta có số 210 là số không chia hết cho 9 (vì tổng các chữ số của số 210 là 2 + 1 + 0 = 3 không chia hết cho 9)

Do đó tổng số học sinh của cả 5 lớp là số không chia hết cho 9.

Vậy ta không thể xếp tất cả học sinh của 5 lớp đó thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.

Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

1. Dấu hiệu chia hết cho 9

Dấu hiệu: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó chia hết cho 3.