Phương pháp làm quen với toán mầm non năm 2024

đang là chủ đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm bởi ai cũng muốn con mình có thể phát triển tư duy tốt nhất thông qua toán học. Các bậc phụ huynh có thể giáo dục con em mình về toán tư duy với sự hỗ trợ của các sách dạy toán tư duy tại nhà. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng nguyên tắc và đúng kỹ thuật để việc học và dạy đều có hiệu quả. Dưới đây mầm non DCA sẽ giới thiệu đến bạn 5 phương pháp toán tư duy cho trẻ mầm non hiệu quả nhất hiện nay.

Cha mẹ có biết toán tư duy cho trẻ mầm non là gì?

Toán dư duy cho trẻ mầm non là phương pháp kích thích não bộ con người tư duy bằng cách sử dụng toán học, các con số, phương trình hình học, giải tích, không gian,… Toán học có thể giúp trẻ em tư duy, suy nghĩ và hiểu được ý nghĩa của các vấn đề mà không cần phải học thuộc công thức. Trẻ em khi học toán tư duy buộc phải suy nghĩ logic để xác định các yếu tố có liên quan theo đúng trình tự và sau đó giải quyết vấn đề một cách đúng nhất.

Nếu bạn nắm bắt tốt các phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ mầm non, não bộ của trẻ sẽ phát triển toàn diện qua từng độ tuổi. Trẻ sử dụng bán cầu não trái để phân tích thông tin và các vấn đề về ngôn ngữ, âm thanh, giọng nói,.. trong khi ở bán cầu não phải được sử dụng để nâng cao tư duy sáng tạo và khả năng làm chủ.

Những năm học mầm non là thời điểm tốt nhất để kích thích não bộ phát triển tư duy, hình thành khả năng tư duy nhanh nhạy và tính toán chính xác. Trong giai đoạn này, trẻ thích khám phá thế giới xung quanh và quyết tâm học hỏi. Đây là thời điểm lý tưởng để trẻ chuyển đổi từ môi trường vui chơi ở trường mầm non sang môi trường giáo dục trong giai đoạn đầu tiểu học.

Phương pháp làm quen với toán mầm non năm 2024
Đối với trẻ em, kết nối và giải quyết các vấn đề toán học là một thách thức, nhưng khi bạn dạy toán theo một cách mới lạ, sử dụng các hình ảnh trong thế giới thực để liên hệ thực tế đến bài học sẽ giúp trẻ em trở nên gắn bó và yêu thích toán học hơn. Do đó mà trẻ có thể tiếp tục học toán mà không trở nên nhàm chán.

Việc giới thiệu sớm các kỹ năng toán tư duy cho trẻ mầm non có thể giúp trẻ có được khả năng nhạy bén với thông tin mới và giải quyết vấn đề một cách logic. Nó cũng giúp các em thành thạo các môn học khác một cách hiệu quả. Học toán tư duy trong những năm học mầm non còn giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn khi giao tiếp.

\>>> Xem thêm: Bỏ túi phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non một cách toàn diện nhất

5 phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ mầm non

Theo các chuyên gia, khoảng thời gian từ 4 đến 14 là giai đoạn lý tưởng để học toán tư duy. Trong thời điểm này, não bộ của trẻ phát triển hơn 75% so với người lớn và khả năng tiếp thu, học hỏi của trẻ cũng tốt hơn.

Trẻ em từ 4 tuổi hoàn toàn phù hợp để học toán tư duy cho trẻ mẫu giáo vì việc đầu tư ngay từ bây giờ có thể giúp trẻ phát triển mở rộng tư duy phát triển trí não. Trí não phát triển nhanh chóng và ổn định nhờ vào các bài tập ghi nhớ, lập luận và giải quyết vấn đề. Dưới đây là 5 phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ mầm non đơn giản mà bạn có thể cùng con học tại nhà:

Luyện tập phân biệt hình khối, màu sắc, hình dáng

Luyện tập phân biệt hình khối, màu sắc, hình dáng có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát tuyệt vời, khả năng ghi nhớ cũng như đánh giá và phản ứng nhanh chóng. Trẻ em cần nhận biết và phân biệt các hình dạng của sự vật như hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác hay hình tròn.

Nhận biết các kích thước và hình dạng khác nhau: to nhỏ, cao thấp, mập ốm,.. Nhận biết màu sắc: vàng, đỏ, cam, xanh và trắng…. Bạn có thể đưa cho bé những bảng màu sắc để bé phân biệt, những hình khối có nhiều hình dạng các nhau để bé làm quen sau đó chơi trò đoán hình có thưởng,..

Luyện tập nhận biết số, ký hiệu

Trẻ em ở độ tuổi mầm non nên được dạy để nhận biết các con số vì đây là bước đầu tiên để học giỏi toán ở các cấp học cao hơn. Lúc đầu, bạn nên tận dụng đồ chơi và các đồ vật khác để dạy trẻ cách đếm, bạn cũng có thể sử dụng bảng số để giúp trẻ tập đếm.

Trẻ bắt đầu nhận biết các con số cũng như thứ tự để có thể thực hiện các phép tính cơ bản như cộng và trừ. Hãy thu hút sự yêu thích của bé bằng cách sử dụng các hình ảnh hoặc đồ vật rực rỡ như bánh, kẹo, trái cây,… để bé tập đếm.

Bài tập khoanh tròn vào đáp án đúng chính là bài toán tư duy cho trẻ mầm non dễ thực hiện mà đem lại hiệu quả tốt. Đây là một bài tập tư duy tuyệt vời yêu cầu trẻ nhìn và quyết định câu trả lời thích hợp nhất. Bạn hãy đưa cho trẻ một loạt các hình ảnh và yêu cầu con chọn câu trả lời đúng nhất dựa trên hình ảnh được đưa ra, đừng quên thưởng khi con đoán đúng nhé!

Luyện tập tìm quy luật

Có nhiều phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ mầm non từ 4 tuổi mà cha mẹ có thể áp dụng để giúp con mình, chẳng hạn như dạy con phân biệt thứ tự số, phân biệt số lẻ và số chẵn nằm trong khoảng 50, 100 hoặc ít hơn, đếm số ngày trong tuần và số tháng trong năm, số giây trong một phút, số phút mỗi giờ,…

Thông qua các trò chơi tạo hứng thú cho trẻ, trẻ nhanh chóng tiếp thu các quy tắc và có khả năng phát triển khả năng dự đoán. Luyện tập tìm quy luật thông qua các ví dụ luôn là một cách tuyệt vời và hiệu quả để dạy toán tư duy cho trẻ từ 4-5 tuổi.

Phương pháp làm quen với toán mầm non năm 2024
Bạn cũng có thể yêu cầu con mang theo một tờ giấy trắng, bút màu và bút chì, sau đó đi ra ngoài và điều tra môi trường. Hãy để trẻ khám phá hoặc gợi ý các quy tắc, sau đó yêu cầu trẻ vẽ những gì trẻ vừa khám phá được, chẳng hạn như màu sắc của quả, hoa cũng như số lượng quả hay cách sắp xếp các viên gạch,…

\>>> Có thể ba mẹ quan tâm: Đồ chơi phát triển trí tuệ và những điều ba mẹ nhất định phải biết

Luyện tập cùng các bài tập so sánh

Các hoạt động kèm theo hình ảnh sinh động giúp trẻ có thêm hứng thú để quan sát, suy nghĩ tìm ra cách nhìn nhận, đối chiếu các vấn đề, chẳng hạn như đủ – thiếu – thừa hay trên – dưới – sau lưng, ít – nhiều, cao – thấp,…

Cũng có thể cho trẻ ghép tranh để tăng khả năng học toán tư duy cho trẻ mầm non. Hãy để con ghép tất cả các phần của hình ảnh đã cắt thành một hình thống nhất hoặc mảnh ghép để ghép các phần còn thiếu của hình ảnh lại với nhau,.. Bài tập này được thiết kế để hỗ trợ trẻ em cải thiện nhận thức và khả năng so sánh, đối chiếu của trẻ.

Luyện tập bằng các bài tập tìm mê cung và ghép nối

Các bài tập tìm đường dựa trên mê cung không chỉ dạy trẻ tính kiên trì, bình tĩnh, trách nhiệm mà còn giúp trẻ phát triển và thành thạo các kỹ năng như tập trung quan sát và phân tích từ độ tuổi sớm nhất.

Liên quan đến bài tập ghép nối, tạo 2 cột khác nhau với thành phần của cột thứ nhất có liên kết với cột thứ 2. Chẳng hạn như cột đầu tiên ghi tên các loại quả và cột thứ 2 sẽ có hình ảnh của các loại quả đó nhưng được xếp lộn xộn. Nhiệm vụ của trẻ là nối tên quả và hình ảnh quả tương ứng với nhau. Thực hành liên kết hai đối tượng với nhau giúp trẻ phát triển tư duy nhận thức rất hiệu quả.

Phương pháp làm quen với toán mầm non năm 2024
Ngoài ra, trẻ em cũng nên được tiếp xúc với các ngôn ngữ khác như tiếng anh từ sớm để trẻ nâng cao khả năng hiểu và giao tiếp tốt hơn. Hãy cho trẻ đọc sách tiếng Anh với nhiều chủ đề, hình ảnh rõ ràng và đơn giản để giúp trẻ nhận biết và ghi nhớ nhanh hơn.

\>>> Xem thêm: Reggio Emilia – Phương pháp giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện

Phát triển toán tư duy cho trẻ tại Mầm non DCA

Việc nuôi dạy trẻ chưa bao giờ là đơn giản vì sự phát triển của trẻ không chỉ dựa trên bản năng mà còn bị ảnh hưởng bởi các phương pháp dạy học mà trẻ tiếp xúc từ nhỏ. Mầm non là thời điểm tuyệt vời để nâng cao khả năng tư duy của trẻ thông qua phương pháp toán tư duy. Do đó ngoài giúp trẻ học toán tư duy tại nhà thì phụ huynh cần tìm cho trẻ một môi trường mầm non chất lượng để trẻ được tiếp xúc với các phương pháp giáo dục hiện đại.

Hiện nay, mầm non DCA là một trong những ngôi trường có môi trường học tập sáng tạo, khoa học và an toàn cho trẻ em. Các phương pháp giáo dục tại trường hoàn toàn mới, mang đến sự hiệu quả và tối ưu nhất để phát triển tư duy toàn diện cho trẻ. Đây là ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam tích hợp Lý thuyết Đa Thông Minh của Howard Gardner vào chương trình giảng dạy mầm non với mục đích khuyến khích sự phát triển của 8 trí thông minh vốn của trẻ bao gồm toán học, ngôn ngữ, âm nhạc, hướng ngoại, hướng nội,…

Phương pháp làm quen với toán mầm non năm 2024
Bên cạnh phương pháp giảng dạy khoa học đạt chuẩn quốc tế, trường mầm non DCA cũng là một trong những nơi sở hữu cơ sở vật chất hàng đầu. Hệ thống phòng học thông minh, sân trường rộng rãi, thoáng mát, khu vui chơi sinh động sẽ là môi trường lý tưởng cho trẻ phát triển toàn diện.
Phương pháp làm quen với toán mầm non năm 2024
Phương pháp làm quen với toán mầm non năm 2024

Ngoài ra, Học viên mầm non DCA cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài trời linh hoạt theo lịch trình của từng trẻ, bao gồm các hoạt động dã ngoại, vui chơi, giao lưu với trường quốc tế, văn nghệ sân khấu,… trẻ em sẽ được thỏa thích vui chơi, khám phá tự do dưới sự hướng dẫn tận tình của đội ngũ giáo viên.

Phương pháp làm quen với toán mầm non năm 2024
Phương pháp làm quen với toán mầm non năm 2024
Hy vọng những thông tin mà Mầm non DCA chia sẻ trên đây có thể giúp các bậc phụ huynh biết thêm nhiều phương pháp hay để phát triển kỹ năng toán tư duy cho trẻ mầm non. Để đảm bảo rằng trẻ mầm non được giáo dục theo phương pháp giảng dạy khoa học, hiệu quả, hãy để trẻ học tập và vui chơi tại DCA.

Dạy toán cho trẻ mầm non để làm gì?

Học toán giúp các bé phát triển trí tuệ, tư duy; hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh; rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa… Góp phần phát triển ngôn ngữ: cung cấp vốn từ về các biểu tượng toán cho trẻ.

Bài tập tại tao là gì?

Các bài luyện tập được chia thành dạng bài tập sau: - Bài tập tái tạo: là bài tập có tính chất sao chép, GV đặt ra nhiêm vụ và đưa ra biện pháp giải quyết nhiệm vụ đó một cách trực tiếp.

Nhiệm vụ hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non là gì?

Vai trò của việc hình thành biểu tượng toán đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Việc hình thành các biểu tượng toán từ nhỏ; giúp các bé làm quen với thế giới xung quanh; giải quyết được một số khó khăn trong cuộc sống hằng ngày; đồng thời giúp trẻ diễn đạt dễ dàng hơn với ngôn ngữ nói.

Định hướng theo thời gian là gì?

Sự định hướng không gian-thời gian là yếu tố điều khiển cuộc sống và hoạt động học tập của học sinh bắt đầu từ lớp một, là điều kiện quan trọng để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ sảo và sự phát triển trí tuệ của trẻ trong bất kì dạng hoạt động nào diễn ra ở trường phổ thông.