Ngày lễ phật đản là gì năm 2024

Lễ Phật Đản, còn được biết đến với tên gọi Vesak, là một ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngày này được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hoặc 15 tháng 4 âm lịch tùy theo quốc gia.

Trong Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Hán truyền, ngày này chủ yếu kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, trong khi Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tạng truyền coi đây là ngày Tam hiệp, kỷ niệm cả ba sự kiện: Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn.

Lễ Phật Đản được tổ chức với nhiều hoạt động tôn giáo và văn hóa, như lễ hội, cầu nguyện, và các công việc từ thiện, thể hiện lòng kính trọng và tri ân đối với Đức Phật. Năm 1999, Liên Hợp Quốc đã công nhận ngày lễ Vesak là ngày lễ quốc tế, nhằm tôn vinh những giáo lý của Đức Phật và ảnh hưởng của Ngài đối với văn hóa và tâm linh trên toàn thế giới.

Lễ Phật Đản 2024 sẽ được tổ chức vào Thứ 4 ngày 15/4 âm lịch Giáp Thìn (tức ngày 22/5/2024 dương lịch).

XEM THÊM

\>> Lễ Phật Đản ngày mấy âm? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?

Lễ Phật Đản là ngày bao nhiêu? Người lao động tham gia Lễ Phật Đản 2024 có các quyền và trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)

Vào lễ Phật Đản 2024 người lao động có được nghỉ làm và hưởng nguyên lương không?

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Ngoài ra căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...

Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...

Theo đó, trong những trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương theo ngày nghỉ lễ, tết không có trường hợp quy định người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương vào lễ Phật Đản 2024.

Như vậy, người lao động sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương vào lễ Phật Đản 2024.

Tuy nhiên, người lao động có thể sử dụng ngày nghỉ phép năm của mình để được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này.

Bên cạnh đó, nếu lễ Phật Đản 2024 mà rơi vào các các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương.

Người lao động tham gia lễ Phật Đản 2024 có các quyền và trách nhiệm gì?

Theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người lao động tham gia lễ hội có các quyền và trách nhiệm sau:

- Về quyền của người lao động khi tham gia lễ hội:

+ Người lao động có quyền thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;

+ Thể hiện các mong muốn điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;

+ Được quyền giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.

- Về trách nhiệm của người lao động khi tham gia lễ hội:

+ Người lao động cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

+ Phải ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; mặc trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không được nói tục hay chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;

+ Khi thắp hương, đốt vàng mã thì phải đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy dẫn đến mất trật tự an ninh; phỉa có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường;

+ Không được tổ chức hoặc tham gia vào các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

+ Không được thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;

+ Nếu là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì người lao động còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; người lao động không được dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Tiền lương của người lao động khi làm việc vào ngày nghỉ lễ là bao nhiêu?

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm dịp lễ thì được hưởng mức lương như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

Lưu ý: Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết (theo khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

Chủ đề