Ngành quản lý khách sạn tiếng anh là gì năm 2024

Bạn đã bao giờ ngủ khách sạn, đi máy bay hay ăn nhà hàng chưa? Nếu đã từng ngủ ở khách sạn, di chuyển bằng máy bay hay ăn uống ở nhà hàng, bạn đã trải nghiệm ngành dịch vụ hospitality rồi đấy!

Vậy hospitality là ngành gì? Ngành hospitality có đặc điểm gì? Hospitality cung cấp dịch vụ gì? Nó có ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế?

  1. ##

Thuật ngữ Hospitality trong tiếng Anh có nghĩa là lòng hiếu khách. Từ điển Oxford giải thích "hospitality is friendly and generous behaviour towards guests", tạm dịch, "hospitality là hành vi thân thiện và hào phóng đối với khách". Từ hospitality được dùng để chỉ hành động chào đón và chăm sóc nhu cầu cơ bản của khách hoặc người lạ, chủ yếu liên quan đến nhu cầu phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi và giải trí.

Thông thường hospitality được dùng để đề cập đến mối quan hệ giữa khách và chủ nhà. Thuật ngữ hospitality xuất hiện sau thế kỷ thứ 14, có nguồn gốc từ tiếng Pháp hospitalité. Từ này bắt nguồn từ tiếng Latin hospitalitem có liên quan đến guest, host.

Từ hospitality (lòng hiếu khách) và hospital (bệnh viện) có chung nguồn gốc tiếng Pháp hospitalité . Theo những gì tôi được học ở nhà trường, hospitalité xuất hiện trong các cuộc chiến tranh tôn giáo, những cuộc thập tự chinh. Quân thập khi di chuyển xa cần nơi nghỉ ngơi, dưỡng bệnh. Những nơi đó sau này tiếng Anh gọi là hospital (bệnh viện), cách thức chăm sóc gọi là hospitality.

Ngày nay hospitality được dùng nhiều để nói về ngành dịch vụ khách hàng, bao gồm các hoạt động chào đón khách, đáp ứng nhu cầu khách hàng mang lại cho họ sự hài lòng. Do đó, khi nói đến hospitality người ta thường nói về nhà hàng khách sạn.

Tóm lại hospitality là một tập hợp các hoạt động hướng tới khách hàng, mang lại cho họ sự hài lòng, thư thái trong một khoảng thời gian nhất định nhằm mục đích thu lại lợi ích kinh tế.

  1. ##

Liên quan đến thuật ngữ hospitality thường đề cập đến ngành hospitality hay ngành dịch vụ phục vụ khách hàng, tiếng Anh gọi là hospitality industry. Hiểu một cách đơn giản công việc chính của ngành này làm hài lòng khách hàng để họ lấy tiền trong túi đưa mình. Càng làm khách hàng hài lòng, họ móc túi càng sâu, tiền thu lại càng nhiều!

Lĩnh vực hospitality gồm các công ty hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ ăn uống, giải trí và chỗ ở cho những người xa nhà trong khoảng thời gian ngắn.

Như vậy bạn đã hiểu hospitality là ngành gì, kể từ bây giờ, các thuật ngữ "hospitality management, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng khách sạn, quản trị du lịch, quản trị du lịch khách sạn" trên website này được dùng có nghĩa gần giống nhau. Mặc dù xem xét thật kỹ những thuật ngữ này đôi chỗ khác nhau.

  1. Đặc điểm ngành hospitality

  1. Hospitality là ngành dịch vụ

Ngành hospitality cung cấp dịch vụ cho những người xa nhà và đôi khi ngay cả khi họ ở nhà. Chẳng hạn như dịch vụ giao thức ăn nhanh là một phần của ngành dịch vụ phục vụ khách hàng, hay như dịch vụ massage tận nhà, dạy nấu ăn hoặc đãi tiệc tại nhà.

  1. Hospitality là ngành đa dạng

Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hospitality có quy mô từ nhỏ đến lớn, từ doanh nghiệp tư nhân đến doanh nghiệp nhà nước. Đối tượng phục vụ ngành hospitality thuộc nhiều tầng lớp xã hội, nền tảng văn hóa, dân tộc, độ tuổi và tôn giáo. Họ vừa là người cung cấp vừa là người tiếp nhận dịch vụ. Ngành hospitality tiếp cận mọi ngóc ngách thị trường lao động, tạo việc làm, địa điểm giải trí, cung cấp thức ăn, loại hình đi lại, và địa điểm ngủ nghỉ.

  1. Hospitality là ngành doanh nhân

Ngành hospitality có đầy đủ loại hình doanh nghiệp, sở hữu bởi một tổ chức, một gia đình hoặc thậm chí một cá nhân. Điều này có nghĩa là ngành hospitality không chỉ tạo ra việc làm cho người khác mà còn tạo cơ hội cho chính bản thân người chủ. Các doanh nghiệp dưới đây ngay khi mới thành lập cũng chỉ có quy mô nhỏ nhưng ngày nay đã trở thành những tập đoàn cầu: McDonalds, chuỗi khách sạn Marriott, chuỗi khách sạn Holiday Inn, …

  1. Hospitality là ngành phức hợp

Ngành hospitality bao gồm một loạt công việc, địa điểm kinh doanh, lĩnh vực hoạt động và đóng góp lớn cho nền kinh tế. Báo cáo World Travel & Tourism Council năm 2018 ngành du lịch và lữ hành đã đóng góp 10.4% GDP toàn cầu, tương đương với 8.811 tỷ USD. Ngành này tạo ra 319 triệu việc làm cho người lao động. Cứ 10 lao động thì có 1 người làm việc trong ngành hospitality.

  1. Phạm vi ngành hospitality

Ngành du lịch khách sạn nhà hàng đáp ứng nhu cầu của những người có nhu cầu. Ngành này bao gồm 5 lĩnh vực dịch vụ chính sau đây:

  1. Dịch vụ lưu trú (Logding)

Chỗ lưu trú là nơi ngủ một hoặc nhiều đêm. Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú cung cấp chỗ ngủ qua đêm cho khách hàng. Ngày nay có nhiều loại hình ngủ qua đêm như khách sạn, nhà nghỉ, homestay, khách sạn cho người trẻ,…

  1. Dịch vụ ăn uống (Food & Beverage)

Bao gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thức ăn đồ uống cho khách hàng. Ngành dịch vụ ăn uống gồm các nhà hàng, cửa hàng thức ăn nhanh, dịch vụ đã tiệc tại nhà hàng, dịch vụ đãi tiệc tại nhà,...

  1. Dịch vụ giải trí (Recreation)

Giải trí là hoạt động được thực hiện nhằm mục đích lấy lại sức khỏe cơ thể hoặc tinh thần. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để khách hàng thoải mái đầu ốc hoặc hưởng thụ đều là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giải trí. Doanh nghiệp giải trí có nhiều loại hình khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.

Ngành lữ hành vận chuyển người từ nơi này đến nơi khác trong khi đó ngành du lịch cung cấp dịch vụ thúc đẩy ngành lữ hành. Xe bus, máy bay, cáp treo, du thuyền, tàu chở khách là tất cả những bộ phận của ngành lữ hành trong khi đó các hãng lữ hành, nhà điều hành tour, doanh nghiệp du thuyền, nhà tổ chức sự kiện và văn phòng điều hành khách du lịch là những bộ phận của ngành du lịch.

  1. Dịch vụ tổ chức sự kiện (Event organisation)

Hoạt động kinh doanh phát triển kèm theo nhu cầu mở rộng thị trường. Các nhà tổ chức sự kiện mang lại cho doanh nghiệp cơ hội quảng bá, tiếp cận đối tác, khách hàng bằng những cuộc triển lãm, hội chợ thương mại trong nước và quốc tế.

Trong một số tài liệu nói về hospitality, dịch vụ tổ chức sự kiện thường không được xếp chung với các dịch vụ trên, nên thỉnh thoảng nói đến hospitality người ta thường chỉ nói 4 nhóm dịch vụ.

  1. Ngành hospitality ảnh hưởng đến kinh tế thế giới ra sao?

  1. Những con số về ngành hospitality toàn cầu 2018

Ở quy mô thế giới, ngành Du lịch Khách sạn đóng góp 10,4% GDP và 319 triệu việc làm, tương ứng với 10% tổng số việc làm trong năm 2018. Năm vừa qua ngành này đạt mức tăng tưởng GPD 3,9%, tăng tưởng trong 8 năm liên tục. Trong khi mức tăng tưởng GPD toàn bộ nền kinh tế 3,2%.

Trong năm 2018 Mỹ, Trung Quốc, Đức và Anh là top 5 thị trường du lịch khách sạn lớn nhất, chiếm 47% GDP toàn cầu.

Ngành Quản trị khách sạn trong tiếng Anh là gì?

Ngành Quản trị Khách sạn (tên tiếng anh: Hotel Management) ngày càng nhận được sự quan tâm từ các bạn trẻ và dần được xem là một trong những ngành không bao giờ "lỗi thời".

Ngành Hospitality Management là gì?

Ngành Hospitality management được hiểu là Quản trị ngành dịch vụ hiếu khách và là ngành học đang rất phổ biến trên thế giới, liên quan đến công tác quản lý khách sạn, nhà hàng, tàu du lịch, trung tâm hội nghị…

Chuyên ngành Quản trị khách sạn là gì?

Ngành Quản trị khách sạn là gì? Quản trị khách sạn là quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Những bạn có tư duy nhạy bén, quan sát tốt, nắm bắt nhanh nhu cầu của khách hàng thì chắc chắn đây sẽ là nền tảng giúp bạn chạm tay đến thành công trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực nhà hàng khách sạn tiếng Anh là gì?

Quản trị Nhà hàng Khách sạn (Hospitality Management) được xem là ngành học không dễ “lỗi thời” vì kinh tế càng phát triển, con người ngày càng có nhiều nhu cầu sử dụng các dịch vụ vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng.

Chủ đề