The nail that sticks up get hammered down là gì năm 2024

Chắc hẳn mọi người đã từng nghe về “glass ceiling”, tấm trần nhà bằng kính mà phụ nữ ở Mỹ gặp phải khi leo thang sự nghiệp. Khi mà xấp xỉ 50% người đi làm là phụ nữ, nhưng khi nhìn vào giới lãnh đạo như CEO của các công ty Fortune 500, chỉ có dưới 10% là phụ nữ. Tấm trần nhà bằng kính vô hình nhưng rất thực có nhiều cản trở khi họ đi làm, cùng công việc nhưng lương ít hơn đàn ông, phải làm nhiều việc vặt trong văn phòng mà ít được sếp công nhận, gặp trở ngại trong thăng tiến, networking, nhất là khi có gia đình con cái.

Ngoài “glass ceiling”, những năm gần đây một tấm trần nhà khác cũng khá phổ biến là “bamboo ceiling”, tấm trần nhà bằng tre ngăn chặn con đường thăng tiến của những nhân viên người châu Á, cả nam lẫn nữ. Điều này rất thực cho những người từ châu Á đi làm ở Mỹ và những ai sinh ra lớn lên ở đây. Chỉ vì khuôn mặt màu da mà người khác lẹ làng quy chụp là họ không nói tiếng Anh giỏi, hay là người nước ngoài không phải người Mỹ.

Lớn lên trong gia đình châu Á- Sự khác biệt văn hoá với thế giới Mỹ

Nhiều nền văn hoá châu Á lâu đời có ảnh hưởng bởi Nho Giáo và những triết lý của Khổng Tử, đề cao những chuẩn mực nhất định trong xã hội mà ai cũng học từ gia đình cộng đồng từ khi còn nhỏ. Một nghiên cứu năm 1999 từ Đại Học California tìm được 14 giá trị khác nhau mà người châu Á thường coi trọng. Chúng ta sẽ thấy là cuộc sống của mình, từ gia đình đến công việc bị ảnh hưởng từ nó như thế nào. Một số giá trị nổi bật

  • Đề cao chủ nghĩa tập thể
  • Coi trọng việc hoà đồng giữa mọi người
  • Có qua có lại
  • Đặt nhu cầu của người khác trước bản thân
  • Tôn kính người có quyền
  • Tầm quan trọng của gia đình
  • Tránh làm gì mất mặt gia đình
  • Đề cao việc học và thành quả
  • Thờ phụng cha mẹ ông bà
  • Kính trọng người lớn tuổi hơn

Một trong những câu tục ngữ nổi tiếng ở Mỹ là “Cái bánh xe nào kêu to sẽ được bôi dầu” (The creaky wheel gets the grease). Qua đó, ta có thể thấy lối hành xử của họ rất khác, thiên về cá nhân hơn là hoà đồng chung với nhóm, không ngại sự căng thẳng đối đầu và thảo luận trực tiếp. Ngược lại, các nước châu Á thì có câu như “Cái đinh nào lòi ra thì sẽ bị đóng vô” (The nail that sticks out gets hammered down), hay “Con vịt nào kêu to nhất sẽ bị bắn” (The loudest duck gets shot), nhằm chỉ sự quan trọng của việc hoà nhập với nhóm, tránh một mình gây chú ý cho bản thân. Con nít Mỹ từ nhỏ cho đến đại học đã được rèn luyện việc nêu ý thích ý kiến của bản thân và giải thích, lý luận, bảo vệ nó, rất khác với nền giáo dục ai cũng như ai, nghe lời thầy cô răm rắp.

Những ảnh hưởng từ gia đình mang vào công ty

Những ai lớn lên trong môi trường châu Á cũng được dạy phải khiêm tốn, nhún nhường, không tự khen bản thân, ngay cả khi xứng đáng được nhận khen thì cũng phải lịch sự từ chối. Do đó, khi đi làm, người châu Á thường nghĩ cứ cắm đầu làm tốt thì sẽ tự khắc được công nhận, sếp biết và nâng đỡ, và việc khen hay quảng cáo cho mình là việc của sếp chứ không phải của mình. Trong khi đó, các đồng nghiệp Mỹ thì luôn bận rộn networking, gặp người này kia khoe khéo léo mình đã đang và sẽ làm gì, tìm cơ hội có face time trước mặt các sếp lớn.

Ngay cả vấn đề tưởng chừng nhỏ nhưng gây cản trở mà mình gặp phải là việc kính trọng “người lớn”, dù họ lớn hơn mình 1-2 hay 10-20 tuổi, hoặc là sếp trên. Người Mỹ không hề đặt nặng tuổi tác, nên họ tự do thoải mái thảo luận, có khi phải gọi là “challenge” người khác có thể là sếp hay đồng nghiệp lớn tuổi hơn, vì theo họ, không phải già hơn là khôn hơn.

Nghiên cứu cho thấy người châu Á cũng thường dành nhiều năm hơn trong những công việc “producer”, là nhân viên chuyên gia căm cụi về một mảng nào đó cho đến khi cảm thấy mình thật giỏi, rồi mới từ từ nghĩ đến những công việc “leader” làm lãnh đạo. Vì vậy, việc thăng tiến có thể chậm hơn vì họ không tích cực tìm những cơ hội đó, mà chờ vào các sếp và công ty nhiều hơn.

Những khác biệt trong phong cách làm việc của người châu Á và người Mỹ

Người gốc ÁNgười MỹThường lắng nghe, quan sát nhiều hơn là phát biểu. Có gì thật sự quan trong mới lên tiếngThường năng nổ phát biểu, cho dù ý kiến có thể không mới hay quan trọngNgại, tránh việc nêu ý kiến khác mọi người, đặc biệt khác với sếp trước mặt người khácKhông ngại trực tiếp bàn luận ý kiến khác nhau trong buổi họpHay tránh nhìn thẳng vào mắt vì theo một số nền văn hoá, nó là bất lịch sựNhìn thẳng vào mắt người đối diệnCắm cúi làm việc, không đặt nặng việc xã giao sau giờ làmXem việc xã giao với đồng nghiệp ngoài giờ làm việc là một phần quan trọng của công việcChờ đến lượt mình phát biểu, đợi người khác nói xongKhông ngại xen vào khi người khác đang nói, không chờ theo thứ tự lớn nhỏ

Nhận ra được những khác biệt này là bước đầu tiên giúp mình hiểu được bản thân, và môi trường làm việc ở Mỹ như thế nào, và những khác biệt giữa hai nền văn hoá sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình ra sao. Trong bài khác, mình sẽ đề cập về việc sự dụng những thông tin này như thế nào để hoà nhập và thành công khi đi làm ở Mỹ.

Nếu các bạn có câu hỏi thì comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

Thế nail that sticks up Gets hammered down nghĩa là gì?

Ngược lại, các nước châu Á thì có câu như “Cái đinh nào lòi ra thì sẽ bị đóng vô” (The nail that sticks out gets hammered down), hay “Con vịt nào kêu to nhất sẽ bị bắn” (The loudest duck gets shot), nhằm chỉ sự quan trọng của việc hoà nhập với nhóm, tránh một mình gây chú ý cho bản thân.

Chủ đề