Ngành công nghiệp giải trí là gì năm 2024

Tại Hội nghị đánh giá 5 năm triển khai, thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VH-TT&DL) Trần Hoàng cho biết, phát triển công nghiệp văn hoá đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, thu hút nguồn lực, đóng góp vào tăng trưởng của mỗi quốc gia. Đồng thời, công nghiệp văn hoá góp phần định vị thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.

Theo số liệu thống kê và đánh giá của Bộ VH-TT&DL, tính đến năm 2018, 12 ngành công nghiệp văn hoá ở Việt Nam đã đóng góp doanh thu khoảng 8.081 tỷ USD, tương đương 3,61% GDP.

Trong lĩnh vực điện ảnh, năm 2019, tổng doanh thu đạt trên 4,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, điện ảnh Việt Nam chiếm khoảng 29% doanh thu với khoảng 1,15 nghìn tỷ đồng. Trong nghệ thuật biểu diễn, năm 2022, 12 đơn vị nghệ thuật Trung ương đã dàn dựng 112 chương trình, 82 vở diễn, 1.682 buổi biểu diễn, thu hút 15.629.482 lượt xem. Kinh phí ước tính từ các buổi biểu diễn có bán vé đạt hơn 35 tỷ đồng.

Đối với quảng cáo, năm 2020, doanh thu từ hoạt động quảng cáo của đài Phát thanh - Truyền hình đạt khoảng 7.250 tỷ đồng. Trước đó năm 2019, doanh thu quảng cáo trên truyền hình đạt 45 tỷ đồng, quảng cáo ngoài trời 1.445 tỷ đồng, internet 16.662 tỷ và tổng doanh thu quảng cáo trên các phương trên các phương tiện là 65.408 tỷ đồng…

Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các show diễn quốc tế của nghệ sĩ danh tiếng. Đơn cử, chỉ trong tháng 7 vừa qua có đến 2 sự kiện lớn mang tầm quốc tế là show của nhóm nhạc Hàn Quốc Black Pink và nghệ sĩ quốc tế Charlie Puth xuất hiện tại sự kiện đại nhạc hội 8Wonder.

Cạnh đó, nhiều nghệ sĩ Việt bằng nỗ lực cập nhật xu thế, tận dụng mạng xã hội để bước ra thế giới với những MV “triệu view”, “tỉ view”, với những bộ phim được mua kịch bản, nhiều tác phẩm hội họa gây được tiếng vang ở các buổi triển lãm quốc tế...

Đối với thị trường nội địa, ngành giải trí Việt những năm qua đã bước những dấu ấn đáng kể. Người tiêu dùng Việt ngày càng thêm yêu quý và ủng hộ sản phẩm của làng giải trí Việt cũng như có ý thức cao về vấn đề bản quyền trong các lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh...

Những bước tiến mạnh mẽ và những con số ấn tượng ấy có thể cho thấy được bức tranh đầy khởi sắc của công nghiệp giải trí Việt những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi triển khai đồng bộ Chiến lược phát triển. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận một thực tế rằng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam vẫn còn cách xa mốc “chuyên nghiệp”. Những sản phẩm văn hóa của Việt Nam được nhận định là chưa có sút thu hút trên toàn cầu, chưa nhiều sản phẩm đẳng cấp để định hình được cá tính nghệ thuật và thương hiệu quốc gia. Sản phẩm công nghiệp văn hóa của Việt Nam chưa đa dạng, phong phú, kém hấp dẫn, thiếu tính độc đáo, ứng dụng nên chưa đáp ứng được thị hiếu và thẩm mỹ ngày càng cao của người xem trong và ngoài nước.

Điều này có thể được nhìn thấy trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc... Các sản phẩm điện ảnh, âm nhạc vẫn mang tính “chập chờn” về mặt chất lượng, lúc thì ở “đỉnh cao”, lúc lại bị khán giả quay lưng, thất bại nặng nề. Các sản phẩm của công nghiệp giải trí vẫn chưa có được phong độ ổn định, cũng như chưa đủ chiều sâu lẫn giá trị nghệ thuật để có thể được khán giả yêu thích lâu dài. Nghệ sĩ Việt Nam, không nói về tài năng nghệ thuật, nhưng tính về mức độ chuyên nghiệp trong sáng tạo nghệ thuật, trong tương tác với khán giả, trong xây dựng thương hiệu cá nhân, cũng như ở cả khả năng quốc tế hóa, so với nghệ sĩ thế giới vẫn còn một khoảng cách không nhỏ.

Học hỏi bên ngoài, phát huy nội lực

Ngành công nghiệp giải trí là gì năm 2024

Mỹ Tâm, một trong những nghệ sĩ được đánh giá cao về tính chuyên nghiệp.

Hiện nay, các nền công nghiệp giải trí đầu tàu của thế giới có thể kể đến là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh Quốc, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc... Sự chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh lớn đã đem lại cho các thị trường giải trí nói trên nguồn thu khổng lồ, khẳng định thương hiệu giải trí. Cạnh đó, sự lớn mạnh của công nghiệp giải trí các nước này còn có tác động mạnh mẽ, tích cực đến nhiều lĩnh vực khác như du lịch, thương mại...

Một đơn cử về thị trường âm nhạc của Hàn Quốc, theo ước tính, nền công nghiệp âm nhạc của nước này đang phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới, mang về khoảng 10 tỷ USD cho nước này mỗi năm. Theo thống kê, với 1 tỷ USD xuất khẩu sản phẩm âm nhạc sẽ thúc đẩy thêm 2 tỷ USD nữa về các sản phẩm liên quan, từ thời trang, mỹ phẩm, đồ ăn…

Để có được điều này, Hàn Quốc đã trải qua một hành trình dài để phát triển một công nghiệp giải trí chuyên nghiệp và thành công, và có thể rút ra một số kinh nghiệm quý báu từ họ. Hàn Quốc đã và đang đầu tư mạnh vào việc đào tạo và phát triển tài năng trong ngành công nghiệp giải trí. Họ có các học viện và trường đào tạo chuyên nghiệp cho diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất... giúp tạo ra những nghệ sĩ và chuyên gia có chất lượng cao. Cạnh đó, thị trường giải trí Hàn Quốc luôn đặt chất lượng lên hàng đầu trong sáng tạo. Từ các bộ phim truyền hình, show thực tế đến âm nhạc, họ đầu tư vào việc tạo ra các tác phẩm có nội dung sâu sắc, gây cảm hứng và thấm vào lòng khán giả. Hàn Quốc cũng đã thành công trong việc xuất khẩu các nội dung giải trí, như K-Pop, phim truyền hình, show thực tế... tạo ra cơ hội kinh doanh lớn và cũng giúp lan tỏa văn hóa Hàn Quốc ra thế giới.

Một yếu tố quan trọng cần học hỏi là việc Chính phủ Hàn Quốc đã thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp giải trí thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư và hợp tác giữa doanh nghiệp và người tạo nội dung.

Còn Trung Quốc, một trong những công nghiệp giải trí phát triển nhanh nhất thế giới thì chuyên nghiệp hóa bằng nhiều yếu tố như đầu tư mạnh vào việc sản xuất các tác phẩm giải trí có chất lượng cao, với việc sử dụng công nghệ tiên tiến và đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp Trung Quốc cũng đưa ra nhiều chính sách khuyến khích sáng tạo, đào tạo tài năng trẻ, tạo ra các cơ hội và sân chơi cho tài năng trẻ để thể hiện và phát triển khả năng sáng tạo của họ. Trung Quốc cũng đã xây dựng mối quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế trong việc sản xuất và xuất khẩu nội dung giải trí. Điều này đã giúp lan tỏa văn hóa Trung Quốc ra thế giới và tạo cơ hội kinh doanh mới.

Một kinh nghiệm đáng lưu tâm là thị trường giải trí Trung Quốc đã rất nhạy bén khi tận dụng công nghệ để tạo ra trải nghiệm giải trí mới mẻ, chinh phục khán giả trong nước và quốc tế.

Theo các chuyên gia, hiện nay ưu thế của Việt Nam là có đội ngũ nghệ sĩ trẻ, có tài năng, năng động, nhanh nhạy và khả năng quốc tế hóa cao. Chúng ta cũng có một thế hệ nghệ sĩ gạo cội, đầy tài năng và nhiệt huyết, sẵn sàng đào tạo thế hệ trẻ. Việt Nam có một nền văn hóa sâu sắc, mạnh mẽ để làm nền tảng cho công nghiệp giải trí bứt phá. Hơn thế nữa, thị trường giải trí Việt Nam đang trở nên mới mẻ và đầy tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Để ngày càng trở nên chuyên nghiệp hóa, vươn lên thành một nền giải trí lớn mạnh, ngoài việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia có nền giải trí phát triển nhanh và mạnh chung quanh, chúng ta cần hơn hết là vun đắp, phát triển nội lực của chính mình để ngày càng trở nên mạnh mẽ lên. Chúng ta rất cần chú trọng đến việc đầu tư vào hệ thống đào tạo chuyên nghiệp, bao gồm việc xây dựng các trường đào tạo, học viện và khóa học chất lượng để phát triển nguồn nhân lực tài năng cho các lĩnh vực giải trí. Ngoài ra, còn cần đến các chính sách hỗ trợ phát triển bền vững cho giải trí, chính sách hỗ trợ sáng tạo cho nghệ sĩ...

Việc hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan, đặc biệt là vấn đề bản quyền rất quan trọng trong việc tạo ra một môi trường giải trí lành mạnh và chuyên nghiệp.

Ngành công nghiệp giải trí bao gồm những gì?

Những cơ hội nghề nghiệp trong các công ty giải trí Công ty giải trí thường có các công việc làm về ngành điện ảnh giải trí, liên quan đến các sản phẩm phim ảnh, truyền hình, sự sản xuất, diễn viên và biên kịch.

Ngành giải trí trong tiếng Anh là gì?

entertainment là bản dịch của "ngành giải trí" thành Tiếng Anh.

Công nhân làm những công việc gì?

Công nhân hay còn được gọi là lao động phổ thông, đây là nghề dùng sức lao động, lao động chân tay để tạo ra sản phẩm và nhận tiền công từ các chủ doanh nghiệp. Những người này sẽ đảm nhiệm một công việc cụ thể và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định và điều khoản ghi trong hợp đồng lao động.

Nhân viên hoạt động giải trí là gì?

Nhân Viên Giải Trí - Tổ chức và thực hiện các hoạt động giải trí và thể thao cho tất cả khách nghỉ dưỡng.