Số hiệu và số vào sổ cấp bằng là gì năm 2024

Số hiệu chứng chỉ là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

Số hiệu và số vào sổ cấp bằng là gì năm 2024
Số hiệu chứng chỉ là gì?

1. Khái quát về văn bằng, chứng chỉ?

Thuật ngữ văn bằng, chứng chỉ thường được nhắc đến nhiều trong các hệ thống giáo dục, là cái mà mỗi cá nhân luôn hướng đến khi tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân được hiểu là giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng nhận học vị bằng cấp, được cấp cho người học sau khi đã hoàn thành chương trình và đạt đủ điều kiện tốt nghiệp.

Khái niệm chứng chỉ được hiểu là văn bằng chính thức chứng nhận do cơ quan giáo dục có thẩm quyền cấp về một trình độ học vấn nhất định, có giá trị pháp lý lâu dài. Như vậy, có thể nói, khái niệm chứng chỉ và văn bằng không có sự tách biệt quá rõ, bản thân hai loại giấy tờ này thường được đi cùng với nhau và các quy định của pháp luật đều được áp dụng gần như tương tự nhau.

2. Quy định về nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ?

Như đã nói ở phần trước, việc ghi nội dung trên văn bằng, chứng chỉ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó là sự thể hiện tất cả giá trị của văn bằng, chứng chỉ, nội dung phải đảm bảo đầy đủ nhưng ngắn gọn. Điều 7 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT nêu rõ: “Nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học và phụ lục văn bằng giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.”

Như vậy, nội dung ghi trên văn bằng có sự khác nhau, áp dụng đối với hai nhóm giáo dục quốc dân:

Thứ nhất, nội dung ghi trên văn bằng giáo dục đại học.

Tại Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT đã quy định rõ nội dung như sau:

– Tiêu đề:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

– Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương).

– Ngành đào tạo.

– Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng.

– Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng.

– Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng.

– Hạng tốt nghiệp (nếu có).

– Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng.

– Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định;

– Số hiệu của văn bằng chứng chỉ, số để vào sổ gốc của việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Trong 10 nội dung trên, thì có 9 nội dung bắt buộc và 1 nội dung không bắt buộc (hạng tốt nghiệp)

Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục đại học được bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ hai, nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

Mỗi loại bằng tốt nghiệp sẽ có các cách ghi nội dung và nội dung khác nhau phù hợp với cấp giáo dục, nhìn chung, bằng tốt nghiệp và các chứng chỉ ở nhóm này có nội dung cũng tương tự như đối văn bằng đại học, nhưng khác ở tên văn bằng, chứng chỉ, các thông tin của người được cấp văn bằng, tên cơ sở cấp văn bằng,…

Khi thuộc một trong các trường hợp như: Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch; Được xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; Được bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch; Được đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh thì người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ.

Để được chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ, Người đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ gồm:

Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ; Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa; Trích lục hoặc quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn; Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ. Thông tin ghi trên các giấy tờ này phải phù hợp với đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ, cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ. Nhìn chung, hồ sơ được quy định khá phức tạp, bởi việc thay đổi nội dung trên văn bằng, chứng chỉ là hoạt động quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu lực của văn bằng, chứng chỉ.

Tiếp đến, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lòi bằng văn bản và nêu rõ lý do; Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trong văn bằng, chứng chỉ. Quyết định chỉnh sửa phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ; Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ghi đầy đủ thông tin về văn bằng, chứng chỉ, các nội dung được chỉnh sửa của văn bằng, chứng chỉ vào phụ lục sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

3. Quy định về ngôn ngữ ghi trên văn bằng, chứng chỉ?

Quy định về ngôn ngữ ghi trên văn bằng, chứng chỉ khá đơn giản, được quy định tại Điều 8 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT, cụ thể: Ngôn ngữ ghi trên văn bằng, chứng chỉ là tiếng Việt. Đối với các văn bằng, chứng chỉ có ghi thêm tiếng nước ngoài, thì tiếng nước ngoài phải được ghi chính xác và phù hợp với nội dung tiếng Việt; kích cỡ chữ nước ngoài không lớn hơn kích cỡ chữ tiếng việt.

Thông thường, văn bằng giáo dục đại học thường có ghi thêm tiếng nước ngoài, còn đối với văn bằng, chứng chỉ ở nhóm còn lại thì hạn chế hơn.

Như vậy, có thể thấy rằng, ngôn ngữ là phương tiện thể hiện nội dung, việc ghi văn bằng, chứng chỉ phải đáp ứng được yêu cầu về hình thức, nội dung chặt chẽ, đầy đủ, bố cục hợp lí và quan trọng phải có đóng dấu và chữ ký của chủ thể có thẩm quyền để phát sinh hiệu lực của văn bằng, chứng chỉ.