Mức lương vùng 2023

Tại Điều 93, Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ về việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Theo đó, người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

Thang lương, bảng lương và định mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có hiệu lực từ ngày 1/7/2022 quy định cụ thể mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng thêm từ 180.000 đồng đến 240.000 đồng so với mức lương tối thiểu cũ quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (tăng 260.000 đồng/tháng);

Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng);

Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng);

Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng).

Bên cạnh mức lương tối thiểu vùng, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu giờ:

Vùng I: 22.500 đồng/giờ;

Vùng II: 20.000 đồng/giờ;

Vùng III: 17.500 đồng/giờ;

Vùng IV: 15.600 đồng/giờ

Lưu ý, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP không quy định về người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Vì thế, việc trả lương cao hơn ít nhất 7% cho người lao động đã qua đào tạo không còn là điều không bắt buộc. Nhưng, khi đơn vị, DN xây dựng thang lương, bảng lương thì mức lương ở bậc 1 không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ. Khi người lao động đủ điều kiện nâng bậc lương thì sẽ được tăng một bậc lương.

Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó. Người sử dụng lao động phải trả lương đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Và, người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiền lương của người lao động, không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Về hình thức trả lương, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Tháng 7 năm 2023 có tăng Lương không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đã làm gián đoạn lộ trình tăng lương theo Nghị quyết 27 của Chính phủ. Vậy bao giờ tăng lương cho cán bộ, công chức? Trong bài viết này, Luật Minh Khuê xin chia sẻ các thông tin mới nhất về thời điểm tăng lương cho cán bộ công chức, viên chức cũng như mức tăng lương lương cơ sở của cán bộ, công chức mới nhất.

 

1. Lương cơ bản là gì?

Hiện nay, khái niệm mức lương cơ bản là gì không được quy định ở bất kì văn bản nào. Tuy nhiên, từ thực tế có thể hiểu, lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào đó. Mức lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.

Chúng ta cũng cần phân với các khái niệm Lương cơ sở, lương tối thiểu vùng.

Lương cơ sở là mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương; mức luương phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức trong cơ quan nhà nước.

Trong khi đó, lương tổi thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.

Như vậy, các khái niệm lương cơ bản, lương cơ sở, lương tối thiểu vùng không đồng nhất với nhau.

Khoản 2 ĐIều 90 Bộ luật lao động quy định như sau: " Mức lương theo công việc hoăc chức danh không được thấp hơn lương tối thiếu".

Theo như các hiểu mức lương cơ bản là mức lương theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Và theo quy định trên thì mức lương cơ bản không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Nghĩa là mức lương cơ bản chỉ có thể bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu.

 

2. Lương cơ sở năm 2022

Xem xét để tăng lương ngay trong năm 2022 đó đang là yêu cầu mà NLĐ đặt ra nhằm bù đắp cho nhưng khó khăn sau 2 năm đối với đại dịch và thực hiện mở cửa kinh tế - xã hội trở lại. Bởi tính đến nay thì mức lương cơ sở hiện tại vẫn dùng ở mức 1.49 triệu đòng/ tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ - CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động.

Song mức lương tối thiểu được quy định chi tiết tại Nghị đinh số 38/2022/NĐ - CP, có hiệu lực vào ngày 01/07/2019. Theo đó Nghị định số 90/2019/NĐ - CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành.

Nghị định quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

( Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng /giờ)

Vùng I4.680.00022.500Vùng II4.160.00020.000Vùng III3.640.00017.500Vùng IV3.250.00015.600

Danh mục đại bàn vùng !, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

- Việc áp dụng địa bàn được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

+ Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đồi với địa bàn đó.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chết xuất nằm trên các địa bàn mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên dại bàn  có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính Phủ có quy định mới.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều đại bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên dịa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh đưuọc thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 phụ lục ban hành theo Nghị định này.

Lưu ý: Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

 

3. Đề xuất tăng lương cơ sở từ 1/7/2023

Cũng tại buổi họp hôm nay, các cơ quan, đơn vị đang đề xuất phương án tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1.8tr đồng/tháng thay vì mức cũ đang áp dụng từ 01/7/2023 đến nay là 1.49 triệu đồng/tháng theo nghị định số 38/2019/NĐ-CP. Và thời gian dự án áp dụng mức lương cơ sở mới từ 01/7/2023.

Như vậy, nếu đề xuất được thông qua, sau hai lần lỡ hẹn tăng lương cơ sở năm 2021 và năm 2022 thì mức đề xuất tăng lương cơ sở đã được tăng thêm 200.000 đồng/tháng so với dự kiến trước đó là tăng lên 1.6 triệu đồng/tháng.

 

4. Phương án điều chỉnh lương cơ sở 2023

Dự kiến ngày 20/10/2022 sẽ diễn ra phiên họp thứ 4, kỳ họp thứ Quốc Hội khóa XV. Tại phiên họp này, phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở sẽ được hoàn chỉnh báo cáo và trình Quốc hội xem xét, quyết đinh.

Tại buổi khai mạc phiên họp 16 của Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội, Chủ tịch Quốc Hội phát biểu khai mạc chi tiết: Tại phiên họp này, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc điều tiền lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

Theo nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, ban đầu việc cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức áp dụng từ năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên Trung ương đã quyết định lùi cải cachs tiền lương với công chức đến thời điểm thức hợp.

Hiện nay, mức lương cơ sở đang được thực hiện theo Nghị định 38/2019/NĐ - CP, áp dụng từ ngày 1/7/2019 là 1.49 triệu đồng.

Dự kiến ngày 20/10/2022, phiên họp thứ 4, kỳ họp Quốc hội khóa 15 sẽ khai mạc. Tại phiên họp này, phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở sẽ được hoàn chỉnh báo cáo và trình quốc hội xem xét, quy định

Những lần điều chỉnh mức lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thời gian gần đây:

- Từ ngày 1/8/2017, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.21 triệu đồng/ tháng lên 1.3 triệu đồng/ tháng.

- Từ ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.3 triệu đồng lên 1.39 triệu đồng/tháng.

- Từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.39 triệu đồng lên 1.49 triệu đồng/ tháng.

Trên đay là những nội dung mà Luật Minh Khuê muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi tháng 7 năm 2023 có tăng lương cơ bản không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn đọc vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí 24/7 1900.6162 để được Luật sư tư vấn qua tổng đài trực tuyến.