Màu bậc 4 là gì

Hiểu về vòng tròn màu sắc là điểm khởi đầu trong thiết kế, trang trí, pha màu cũng như các hình thức nghệ thuật chú trọng màu sắc như:Hội họa, in ấn, trời trang

Vòng màu sắc sẽ giúp bạn pha màu dễ dàng hơn, nhanh chóng tạo ra được những màu sắc thú vị, đúng với mong muốn của mình. Đặc biệt trong hôi họa, pha màu, in ấn, bạn sẽ cảm thấy rất thú vị khi pha ra được những màu giống trong thiết kế hay đơn giản là mix đồ với quần áo nhiều màu sắc mặc thường ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vòng tròn màu sắc này nhé.

Tóm tắt:

1. Vòng màu sắc là gì? 2. Cách pha màu 2.1 Pha màu nóng 2.2 Pha màu lạnh 2.3 Pha màu trung tính 2.4 Pha màu tương đồng 2.5 Pha màu dương tính 2.6 Pha màu ấm tính   2.7 Pha màu tương phản   2.8 pha màu chủ đạo   2.9 Pha màu độc sắc   2.10 Pha màu hấp thụ

Màu bậc 4 là gì

Bánh xe màu sắc cơ bản

1. Vòng tròn màu sắc là gì?

Nó tạo ra từ 12 sắc thái màu hoặc mở rộng hơn theo quy tắc giao thoa màu với nhau. 12 sắc thái màu cơ bản trong vòng tròn màu sắc bao gồm: Màu cấp 1(cơ bản), màu cấp 2, màu cấp 3. 

Màu bậc 4 là gì

Ý nghĩa của vòng màu sắc

Màu cấp 1: Gồm 3 màu cơ bản, theo lý thuyết thì khi pha trộn chúng với nhau theo tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra tất cả các màu còn lại. Đặc biệt, 3 màu này trộn cùng tỉ lệ với nhau sẽ cho ra màu đen.

  • Màu đỏ - Red
  • Màu vàng - Yellow
  • Màu xanh dương - Blue

Màu cấp 2: Màu cấp 2 gồm 3 màu: Màu Cam - Orange , Màu xanh lá - Green và Màu Tím - Purple. Được tạo ra bằng cách pha 2 màu cơ bản với nhau. Lưu ý: Pha với tỉ lệ bằng nhau

  • Màu Cam - Orange (  Pha màu đỏ + Màu vàng )
  • Màu xanh lá - Green ( Pha màu vàng + Màu xanh )
  • Màu Tím - Purple ( Pha màu xanh + Màu đỏ)

Màu cấp 3: Màu cấp 3 gồm có 6 màu: Màu cam vàng - yellow orange, Màu cam đỏ - orange red, Màu tím lam - Blue violet, Màu tím đỏ - Red violet, màu lục lam - Blue green và Màu Lục vàng - Yellow green. Cũng tương tự như trên, những màu cấp 1 và cấp 2 đứng cạnh nhau được pha theo tỉ lệ bằng nhau sẽ cho ra màu cấp 3. 

  • Màu cam vàng - yellow orange. ( Pha Màu Cam - Orange + Màu vàng - Yellow)
  • Màu cam đỏ - orange red ( Pha Màu đỏ - Red + Màu Cam - Orange )
  • Màu tím lam - Blue violet ( Pha Màu xanh dương - Blue + Màu Tím - Purple )
  • Màu tím đỏ - Red violet ( Pha Màu đỏ - Red + Màu Tím - Purple )
  • màu lục lam - Blue green ( Pha Màu xanh dương - Blue + Màu xanh lá - Green )
  • Màu Lục vàng - Yellow green ( Pha Màu vàng - Yellow + Màu xanh lá - Green )

Tóm lại: Từ 12 màu thuộc 3 cấp độ nói trên gộp thành vòng tròn màu sắc, độ đậm nhạt của màu sắc khi ta pha thêm màu trắng hoặc không pha màu trắng. Từ vòng tròn màu này sẽ gợi ý cho chúng ta cách phối màu sắc theo nhiều tỉ lệ khác nhau để tạo ra những màu mong muốn của mình. Ngoài ra, chúng ta còn có thể tạo ra màu bậc 4,5,6,... Bằng cách pha cách pha các phân lượng màu bằng màu giữa các màu liền kề trong bánh xe tròn màu sắc.

Màu bậc 4 là gì

Phối màu quần áo theo màu tương phản

2. Pha màu trong vòng tròn màu sắc

Dựa vào vòng tròn màu mà người ta phân thành các gam màu như: Màu nóng, lạnh, trung trính, màu tương phản, màu tương đồng,... Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé:

Màu bậc 4 là gì

Màu nóng lạnh trong vòng tròn màu sắc

2.1 Pha màu nóng

Là những màu gây nên cảm giác nóng, ấm, kích thích thị giác, gồm các màu ngã đỏ như: Màu đỏ, màu vàng, màu cam vàng, màu cam đỏ.

2.2 Pha màu lạnh

Là những màu gây cảm giác mát mẻ, dễ chịu, lạnh lẽo, gồm các màu ngã xanh như: Màu lục, màu vàng lục, màu lục lam, làm lam, màu tím làm, màu tím đỏ, màu tím.

2.3 Pha màu trung tính

Là những màu kết hợp giữa trắng và đen tạo ra như màu xám hoặc những màu không thuộc nóng và lạnh như: Màu xám do đen pha với trắng, màu xám do 2 màu tương phản pha với nhau, màu xám do 3 màu chính pha với nhau.

Màu bậc 4 là gì

Màu trung tính là những màu pha với nhau tạo thành màu xám

2.4 Pha màu tương đồng

Là những màu trông khá giống nhau, là nhóm màu đứng cạnh nhau trong vòng tròn màu sắc. Ví dụ: Màu đỏ vàng bổ trợ cho màu đỏ.

Màu bậc 4 là gì

Màu tương đồng là những màu nằm liền kề nhau

2.5 Pha màu dương tính

Là những màu tạo ra từ nguồn sáng. Ví dụ: 3 màu cơ bản đỏ + xanh da + xanh lá phối với nhau sẽ tạo ra màu trắng.

2.6 Pha màu âm tính

Là những màu hấp thụ ánh sáng. Ví dụ: Màu xanh lục + màu cánh sen + màu đỏ + màu vàng sẽ tạo ra màu nâu đen. 

Lưu ý: Khi phối màu dương tính cơ bản với nhau sẽ cho ra màu âm tính cơ bản, hiểu được điều nay sẽ giúp bạn có thể chỉnh sửa tông màu mà không cần phải pha lại.

2.7 Màu tương phản

Đó là các màu đối kháng nhau, khi chúng đứng cạnh nhau sẽ cùng làm nổi bật nhau. Trên vòng tròn màu đó là các màu đối xứng qua tâm vòng tròn.

Màu bậc 4 là gì

Những màu tương phản nằm đối diện nhau trong vòng tròn màu sắc

2.8 Màu chủ đạo

Màu chiếm diện tích trội nhất trong toàn bộ không gian thiết kế, chi phối toàn bộ hoà sắc của không gian. Một không gian trang trí có màu chủ đạo như một bản nhạc có chủ âm. Màu chủ đạo còn tuỳ thuộc vào đề tài, không gian, thời gian, vị trí sử dụng, tâm sinh lý người sử dụng, ý đồ, tình cảm.

Màu bậc 4 là gì

Màu chủ đạo 2021 là màu vàng và màu xám

2.9 Màu độc sắc

Là tên gọi của loại không gian thiết kế chỉ sử dụng một màu pha với trắng và đen tạo sự liên kết các sắc độ một cách tinh tế.

Màu bậc 4 là gì

Màu độc sắc là 1 màu duy nhất pha đậm hoặc nhạt

2.10 Màu hấp thụ

Trong in ấn, khu ta dùng mực có màu để tạo ra các phần tử in rồi chiếu lên trên nó với các nguồn sáng quang phổ màu sắc khác nhau (ví dụ như màu trắng là loại có vùng quang phổ nhiều nhất), thì mực này sẽ hoàn toàn hấp thụ một vài vùng quang phổ và sau đó tạp ra đặng trưng riêng cho màu sắc mực in.

Màu bậc 4 là gì

Hiệu ứng hập thụ màu sắc của màu

Ví dụ: bạn có một logo muốn in lên giấy trắng, rồi khi đem ra ngoài trời, ánh sáng tự nhiên của mặt trời chiếu lên logo. Mắt người nhìn được 7 cùng quang phổ của ánh sáng mặt trời là tím, lam, chàm, lục, vàng, cam, đỏ. 7 vùng này khi chiếu lên logo, thì màu xanh mực chỉ phản xạ ra đúng quang phổ màu xanh lên mắt chúng ta, còn các vùng khác thì sẽ hoàn toàn hấp thụ. Vì vậy nên chúng ta mới thấy logo có màu xanh.
 

Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ nhỏ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được vòng tròn màu sắc là gì rồi phải không nào. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến phối màu thì hãy liên hệ với Song Phú để được hỗ trợ giải đáp nhé. CẢM ƠN BẠN ĐÃ XEM BÀI VIẾT.

Trong hội họa nói chung và thiết kế nói riêng, màu sắc quan trọng đến nỗi nó được tách ra thành một vấn đề nghiên cứu khoa học nghiêm túc và sự ra đời của vòng thuần sắc đã trở thành cơ sở khoa học để nghiên cứu lý luận một cách khoa học. Trong bài viết này mời bạn đọc hãy cùng Unica đi tìm hiểu những nội dung liên quan đến vòng thuần sắc hiện nay nhé!

Vòng thuần sắc là gì?

Có rất nhiều các gọi về vòng tròn màu sắc này. Theo tiếng Pháp và Anh thì được gọi là “Cercle Chromatique”- Pháp ngữ và “Chromatique Circle” - Anh ngữ.

Vòng thuần sắc, rất đơn giản đó một vòng màu! Thật vậy, tập hợp tất cả các màu sắc lại theo từng nhóm màu với nhau ta có được một vòng tròn thuần sắc. Và một vòng tròn thuần sắc hoàn chỉnh nhất có tới 16 triệu màu khác nhau đấy!

Còn theo cách giải thích trên lý thuyết khoa học, thì vòng tròn thuần sắc là một sơ đồ màu sắc mà trên đó tổng hợp toàn bộ các màu nguyên sắc - tức màu nguyên chất cả về độ tươi và độ đậm, là cơ sở cho lý luận, phân tích, định vị và đánh giá màu sắc mà bất cứ họa sĩ hay nhà nghiên cứu hội họa, màu sắc cần phải biết, nhằm lý giải và hệ thống về vị trí các loại màu phát sinh khác dựa trên cơ sở bảng màu cơ bản, chính là vòng tròn thuần sắc đó. Dựa vào vòng tròn này họ sẽ biết được vị trí của các màu bậc 2, bậc 3 trở lên trong vòng tròn.

3 yếu tố cơ bản của màu sắc

Màu sắc là con đẻ của ánh sáng, và màu sắc cũng có những yếu tố cơ bản để tạo nên “màu”.

Sắc độ (Ton) 

Thể hiện độ đậm nhạt của một màu sắc nào đó bằng cách pha màu đen hoặc trắng.

Quang độ (Value)

Nói về độ sáng của một màu nào đó. Trong bảng màu vòng tròn màu sắc, quang độ của màu vàng cao nhất, còn màu tím là màu thấp nhất. Đây cũng là phổ màu mắt người có thể nhận biết được. Bước ra khỏi phổ màu nhìn tháy được sẽ không thể nhìn thấy trừ khi được nhìn bằng tia cực tím.

Cường độ (Intensity)

>>> Xem ngay:  Màu trung tính là gì? Sử dụng màu trung tính trong thiết kế

Màu bậc 4 là gì

Yếu tố cường độ trong màu sắc

Có thể hiểu đơn giản là cảm nhận đậm nhạt - tức cảm nhận độ tươi màu của mắt người đối với một màu sắc nào đó. Điều này có liên quan với sắc độ. Màu càng pha trắng càng có cường độ yếu, nhưng đổi lại quang độ tăng. 

Lịch sử ra đời vòng thuần sắc

Vòng thuần sắc được nghiên cứu và lý luận ngay từ thế kỷ thứ 17 bởi rất nhiều nhà nghiên cứu màu sắc từ Francicus Aguilonius (1613), Issac Newton (1660), Johann Wolfgang Goethe, Philip Otto Runge, Michel-Eugène Chevreul (1839, người ảnh hưởng đến lý luận về cách mạng màu sắc của các họa sĩ Phái Ấn tượng), Frans Gerritsen (1975) James Clerk Maxwell, người mở đầu hệ màu RGB (1872) Wilhelm Ostwald, Michael Jacobs, Paul Klee, Faber Birren, Johannes Itten.

Cho đến nay lý thuyết về vòng tròn thuần sắc của  Michel-Eugène Chevreul được cho là chuẩn mực nhất.

Cùng tham khảo một số sơ đồ hệ thống màu của các nhà nghiên cứu màu sắc.

Màu bậc 4 là gì

Sơ đồ màu của Johannes Itten

Màu bậc 4 là gì

Biểu đồ màu của Wilhelm Ostwald

Màu bậc 4 là gì

Sơ đồ màu của Michel Jacobs

Màu bậc 4 là gì

Sơ đồ màu của Paul Klee

Màu bậc 4 là gì

Sơ đồ màu của Faber Birren

Màu bậc 4 là gì

Biểu đồ màu của Albert H. Munsell

Các loại màu trong vòng thuần sắc

Màu bậc nhất - màu cơ bản

Màu bậc nhất là màu cơ bản trong vòng tròn thuần sắc. 3 màu cơ bản đó là Đỏ - Vàng - Xanh dương (lam). Đây cũng là 3 màu không thể từ màu khác pha ra. Khi trộn từ 2 đến 3 màu trở lên bạn sẽ có được các màu sắc khác. 

Màu bậc 4 là gì

Màu bậc nhất - màu cơ bản

Lưu ý: không bao gồm  màu đen và trắng. Nhiều người cũng coi màu đen và trắng là màu cơ bản không thể thay thế giống như ba màu cơ bản trên. 

Màu bậc 2 (màu bổ túc bậc 2)

Màu bậc hai - hay còn gọi là màu bổ túc bậc 2 là tổ hợp pha trộn của 3 màu cơ bản ra. Cụ thể ba màu được tạo ra sẽ là Cam, Xanh lục và Tím. Và để ra được 3 màu tiếp theo cần đảm bảo phân lượng pha trộn bằng nhau. 

Tím: Lam + Đỏ Lục: Lam + Vàng

Cam: Vàng + Đỏ

>>> Xem ngay: Nguyên lý thị giác là gì? 10 nguyên lý thị giác cần nắm vững

Màu bậc 4 là gì

Màu bậc hai - màu bổ túc bậc 2

Màu bậc 3 (màu bổ túc bậc 3) 

màu bậc ba là màu được pha từ màu cơ bản với màu bậc 2 với nhau. Nếu bạn để ý bạn sẽ nhận ra màu được pha ra sẽ nằm giữa hai màu cơ bản và màu bậc hai trên vòng tròn màu sắc. nghĩa là bạn sẽ pha ra được hai màu bên cạnh màu cơ bản, tổng là 6 màu. 

6 màu bậc ba từ màu đỏ đi đó là Cam vàng, Cam đỏ, Xanh lá mạ, Xanh lục lam, Tím xanh và Tím đỏ.

Màu bậc 4 là gì

Bảng màu tổng hợp 3 bậc của màu sắc

Bằng cách tương tự, ta sẽ nhanh chóng có được một vòng tròn thuần sắc tổng hợp đầy đủ các màu bậc khác nhau, càng pha nhiều ta càng có nhiều bậc cao hơn. 

Như vậy thông qua bài viết này chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin về vòng thuần sắc cũng như những thông tin quan trọng bên cạnh, đồng thời cũng đã hướng dẫn cách để tạo ra 3 bậc màu cơ bản nhất trong vòng tròn màu. Hi vọng với những thông tin này bạn đã có được những thông tin quan trọng phục vụ cho học tập và công việc của bạn. Ngoài ra, Unica còn có các khóa học 3d max, học sketchup, học autocad, học thiết kế, kiến trúc, và rất nhiều khóa học liên quan khác.

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!


Tags: Thiết kế