Loại đất ont+cln là gì

Căn cứ theo Luật đất đai 2013, các loại đất tại Việt Nam được phân chia ra làm 03 nhóm gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Theo đó, mỗi nhóm đất sẽ có quy định và mục đích sử dụng riêng theo điều luật của Nhà nước.

Và trong bài viết ngày hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ cùng bạn đi tìm hiểu đất CLN là gì? Có được phép xây dựng nhà ở hay không? Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc tương tự, đừng bỏ qua những nội dung hữu ích sau đây.

Nội dung chính trong bài Ẩn bớt

1. Đất CLN là đất gì?

2. Sự khác biệt giữa đất CLN và đất HNK là gì?

3. Có được phép xây nhà trên đất CLN không?

4. Hướng dẫn chuyển đổi đất CLN sang đất ở

1. Đất CLN là đất gì?

CLN là tên viết tắt của đất trồng cây lâu năm, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Theo đó, đất CLN là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ 01 năm trở lên, tính từ thời điểm gieo trồng đến khi thu hoạch. Đồng thời, đây cũng có thể là loại đất trồng cây thu hoặc trong thời gian dài, cây sinh trường hàng năm như: Thanh long, bưởi, nho,…

Loại đất ont+cln là gì
CLN là tên viết tắt của đất trồng cây lâu năm, thuộc nhóm đất nông nghiệp

Xem thêm: Đất ONT là gì?

2. Sự khác biệt giữa đất CLN và đất HNK là gì?

Hiện nay, có không ít người nhầm lẫn giữa đất HNK và đất CLN, bởi cả 02 đều thuộc nhóm đất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định của Nhà nước thì đất HNK là loại đất chuyên dụng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng tính từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch không quá 01 năm như: Lúa, hoa màu, mía, đay, sợi,…

Do vậy, để so sánh với đất CLN thì 02 nhóm đất này khác nhau về loại cây trồng. Đất CLN dùng để trồng cây lâu năm, thu hoạch dài hạn, còn đất HNK là loại đất trồng hàng năm, thu hoạch theo vụ ngắn.

Loại đất ont+cln là gì
Đất CLN dùng để trồng cây lâu năm, còn đất HNK là loại đất trồng cây hàng năm

3. Có được phép xây nhà trên đất CLN không?

Theo quy định của Nhà nước, không được phép xây dựng nhà ở, công trình trên đất nông nghiệp. Nếu muốn xây, bắt buộc phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc đất ở. 

Tuy nhiên, do cơ quan Nhà nước ra quyết định dựa trên cơ sở của Luật Đất đai. Vậy nên, không phải đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nào cũng được  phê duyệt, mà cần căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và quy hoạch của địa phương.

Loại đất ont+cln là gì
Nếu muốn xây nhà ở trên đất nông nghiệp, bắt buộc phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc đất ở

Loại đất ont+cln là gì

Đăng tin mua bán nhà đất chính chủ

Nhà Đất Mới cung cấp dịch vụ đăng tin rao mua bán nhà đất trên toàn quốc, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM…

Đăng tin ngay

4. Hướng dẫn chuyển đổi đất CLN sang đất ở

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ chuyển đổi đất CLN sang đất ở bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đăng ký biến động đất đai (theo mẫu)

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Sổ đỏ).

– Bản sao công chứng sổ hộ khẩu, CMND/CCCD của chủ sở hữu đất.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ sở hữu đất đến nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai quận (huyện) nơi có đất. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, xác minh thực địa (trong trường hợp cần thiết).

Loại đất ont+cln là gì
Thủ tục chuyển đổi đất CLN sang đất ở

Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận mục đích sử dụng đất vào Sổ đỏ, đơn đăng ký và tiến hành cập nhật, chỉnh lý biến động vào cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, chủ sở hữu đất đến Văn phòng đăng ký đất đai để nhận lại Sổ đỏ đã được chỉnh lý.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

Đất CLN là đất gì?

Đất CLN là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ 01 năm trở lên, tính từ thời điểm gieo trồng đến khi thu hoạch.

Sự khác biệt giữa đất CLN và đất HNK là gì?

Đất CLN dùng để trồng cây lâu năm, thu hoạch dài hạn, còn đất HNK là loại đất trồng hàng năm, thu hoạch theo vụ ngắn.

Có được phép xây nhà trên đất CLN không?

Không được phép xây dựng nhà ở, công trình trên đất nông nghiệp. Nếu muốn xây, bắt buộc phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc đất ở.

Như vậy, Nhà Đất Mới vừa chia sẻ với bạn khái niệm “đất CLN là gì?” cũng như giải đáp thắc mắc “Có thể xây dựng, thi công nhà ở trên đất CLN không?”. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đã phần nào nắm được đất CLN là gì và những quy định sử dụng đất CLN theo quy định hiện nay.

Ngoài ra, tại chuyên mục KIẾN THỨC BẤT ĐỘNG SẢN của chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật những bài viết của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản. Hãy tham khảo ngay nhé.

Nguồn: Nhadatmoi.net

PhuongNguyen

Phuong Nguyen - Ðược đánh giá là chuyên gia am hiểu và nhạy bén với thị trường tài chính và bất động sản. Không chỉ là một người có nhiều kinh nghiệm, hiểu sâu về lĩnh vực BDS, Phuong Nguyen còn là cây bút viết về thị trường Bất Động Sản cực kỳ ấn tượng

Đất có ký hiệu ONT là đất gì?

Đất ONT là ký hiệu viết tắt của đất thổ cư để ở tại khu vực nông thôn theo quy định của Bộ Tài nguyên & Môi trường và thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Đối với loại đất này, người sở hữu quyền được xây dựng nhà ở, vườn, ao, chuồng trại hay các công trình phục vụ trong đời sống.

Mục đích sử dụng đất CLN là gì?

Đất CLN (hoặc đất TCLN) tên viết tắt của đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Loại cây trồng lâu năm có thời gian sinh trưởng từ 1 năm trở lên tính từ thời điểm gieo trồng đến quy hoạch. Loại đất này được sử dụng để trồng các loại cây ăn quả như bưởi, thanh long, nhãn.

CLN viết tắt của từ gì?

CLNtừ viết tắt của đất trồng cây lâu năm. Theo Luật đất đai hiện hành, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và phát triển từ 1 năm trở lên. Bên cạnh đó, các mảnh đất dùng để trồng cây có thời gian sinh trưởng hàng năm như bưởi, nho, thanh long, nhãn…

Ký hiệu CLN trồng đất là gì?

- CLN: Đất trồng cây lâu năm. - RSX: Đất rừng sản xuất. - RPH: Đất rừng phòng hộ. - RDD: Đất rừng đặc dụng.