Lấy ráy tai bị chảy máu phải làm sao

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra chảy máu tai. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy mình bị chảy máu tai. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và tìm những dấu hiệu để tìm ra nguyên nhân thật sự. Hãy đọc tiếp bài viết sau của YouMed để hiểu thêm về các nguyên nhân thường gặp gây chảy máu tai. 

1. Nguyên nhân gây chảy máu tai

Một số bệnh lý hoặc chấn thương có thể dẫn đến chảy máu tai. Mỗi nguyên nhân sẽ có những dấu hiệu riêng biệt. Nhờ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân tiềm ẩn gây ra. 

1.1. Thủng màng nhĩ 

Màng nhĩ bị rách hoặc thủng có thể gây ra các dấu hiệu như: 

  • Đau hay khó chịu trong tai. 
  • Nghe kém. 
  • Ù tai. 
  • Cảm giác lảo đảo, chóng mặt. 
  • Nôn ói gây ra do chóng mặt.

Một số người không biết mình bị thủng màng nhĩ cho đến khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. 

1.2. Nhiễm trùng tai 

Nhiễm trùng trong hòm nhĩ (khoang phía sau màng nhĩ) có thể gây ra: 

  • Nặng tai, đau tai. 
  • Sốt. 
  • Chảy mủ tai.
  • Mất thăng bằng. 
  • Khó ngủ.

1.3 Chấn thương do áp suất 

Thay đổi độ cao đột ngột có thể gây ra chấn thương tai do áp suất. Điều này có thể dẫn đến rách màng nhĩ và các triệu chứng khác như: 

  • Đau, nặng tai. 
  • Chóng mặt. 
  • Ù tai.

Di chuyển bằng máy bay hay lặn sâu dưới nước có thể làm tăng nguy cơ chấn thương tai dạng này. 

Đi máy bay có thể gây chảy máu tai vì thay đổi áp suất

1.4. Vật lạ trong ống tai 

Đưa vật lạ vào trong tai, chẳng hạn như ngoáy tai, có thể làm thủng màng nhĩ. Điều đó có thể gây ra các triệu chứng khác như: 

  • Đau tai. 
  • Nặng tai. 
  • Chảy dịch ra từ tai.
  • Nghe kém.
  • Chóng mặt. 

1.5. Ung thư ở ống tai

Loại ung thư hiếm gặp này có thể gây ra các dấu hiệu bao gồm: 

  • Đau, tăng áp lực trong tai. 
  • Nhức đầu. 
  • Đau hoặc tê mặt. 
  • Nhìn mờ, giảm thị lực. 

1.6. Chấn thương đầu 

Bị đánh, té ngã hoặc tai nạn đều có thể gây ra chấn thương đầu. Chấn thương này có thể dẫn đến chảy máu tai. Đây cũng có thể là dấu hiệu chảy máu ở não. Vì vậy, bạn cần được hỗ trợ cấp cứu nếu nghi ngờ chảy máu tai là do nguyên nhân này. 

Chấn thương đầu cũng có thể là một nguyên nhân

2. Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ? 

Chảy máu tai luôn là một vấn đề đòi hỏi sự tư vấn y khoa từ bác sĩ. Một số nguyên nhân gây chảy máu tai có thể rất nguy hiểm. Gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến các phòng khám khi bạn vừa phát hiện có máu chảy từ tai. Điều này đặc biệt quan trọng nếu chảy máu tai xuất hiện sau khi bạn có chấn thương đầu. 

Các nguyên nhân khác gây chảy máu tai chẳng hạn như viêm tai giữa, thường ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân khác thì vẫn có thể dẫn đến biến chứng và những vấn đề khác. Đi khám bác sĩ là giải pháp tốt nhất cho dù nguyên nhân có là gì đi chăng nữa. 

3. Những biến chứng gì có thể xảy ra? 

Chảy máu tai thường không gây biến chứng. Tuy nhiên, những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến chảy máu tai có thể gây ra các vấn đề về lâu dài. 

Ví dụ như, màng nhĩ bị thủng có thể dễ bị nhiễm trùng. Màng nhĩ là lớp rào chắn tự nhiên ngăn không cho vi khuẩn, nước và các vật lạ rơi vào hòm nhĩ. Không có màng nhĩ bảo vệ các cấu trúc bên trong tai, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. 

Nhiễm trùng nặng có thể gây hủy các xương dẫn truyền âm thanh trong tai. Điều này có thể gây ra nghe kém nếu nhiễm trùng không được điều trị thích hợp.

Như vậy, các biến chứng thường gặp đó là: 

  • Thay đổi khả năng tiếp nhận ngôn ngữ. 
  • Nghe kém kéo dài.
  • Ù tai kéo dài. 
  • Rối loạn nhận thức. 
  • Nhức đầu thường xuyên. 
  • Chóng mặt. 
  • Mất thăng bằng. 
Chảy máu tai có thể để lại biến chứng là khả năng nghe giảm

4. Điều trị chảy máu tai như thế nào? 

Khi đã tìm ra nguyên nhân chảy máu tai, bác sĩ có thể đưa ra điều trị phù hợp cho bạn. Điều trị chảy máu tai tập trung vào giải quyết nguyên nhân tiềm ẩn. Khi nguyên nhân được loại bỏ thì chảy máu tai cũng sẽ chấm dứt. Các điều trị bao gồm: 

  • Kháng sinh: Kháng sinh có thể điều trị và loại bỏ nhiễm trùng. Tuy nhiên, không phải nhiễm trùng nào cũng đáp ứng với kháng sinh. Điều trị kháng sinh sẽ không hiệu quả với các trường hợp nhiễm vi-rút. 
  • Theo dõi sát: Nhiều nguyên nhân chảy máu tai có thể tự hồi phục theo thời gian. Đây là cách điều trị thông thường nhất đối với những trường hợp thủng màng nhĩ hoặc có sang chấn ở đầu trước đó. Trong những ngày sau khi bắt đầu có chảy máu tai, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn báo cáo lại bất cứ sự thay đổi nào có xảy ra. Tùy theo tình hình mà bác sĩ sẽ quyết định bạn có cần thêm cách điều trị nào khác không. 
  • Thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau có thể giúp giảm khó chịu và cảm giác châm chích do tổn thương, nhiễm trùng… 
  • Chườm ấm: Nhúng khăn mặt với nước nóng hoặc ấm. Đặt khăn lên vùng tai bị đau. Tránh để nước đi vào trong lỗ tai. Nhiệt từ quá trình chườm ấm sẽ giúp giảm nhẹ cơn đau và đỡ khó chịu. 

>> Có 2 cách chườm là nóng và lạnh, liệu bạn đã hiểu sự khác nhau và công dụng của từng cách? Đọc thêm: Chườm nóng và chườm lạnh: Bạn có đang làm đúng cách?

  • Bảo vệ tai: Dùng các miếng hoặc nút bảo vệ tai để ngăn không cho nước và chất bẩn đi vào trong tai. 

Chảy máu tai trong phần lớn trường hợp có thể tự hồi phục. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vẫn có một số nguyên nhân tiềm ẩn khá nghiêm trọng. Điều quan trọng là cần có được sự tư vấn kỹ từ bác sĩ để có thể yên tâm cho sức khỏe của mình, bạn nhé!

Tình trạng chảy máu khi ngoáy tai có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý liên quan tới tai mũi họng khá nguy hiểm hiện nay. Và để giải đáp được thắc mắc ngoáy tai bị chảy máu có sao không, thì mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết vấn đề này thông qua bài viết sau đây.

NGOÁY TAI BỊ CHẢY MÁU CÓ SAO KHÔNG?

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu sau khi ngoáy tai. Có thể là do tổn thương tai bi ngoáy quá mạnh hoặc cũng có thể là do các bệnh lý liên quan tới tai mũi họng gây ra. Cụ thể:

Do bị thủng màng nhĩ

Màng nhĩ là một lớp vách ngăn giữa tai tai ngoài và tai giữa. Nếu như tình trạng ngoáy tai quá mạnh hay quá sâu rất có dễ gây ra tình trạng thủng màng nhĩ và gây chảy máu. Khi bị thủng màng nhĩ, ngoài thấy chảy máu thì bạn còn cảm thấy đau, khó chịu, mất thính lực, ù tai, chóng mặt...

Do chấn thương

Khi sử dụng các vật dụng ngoáy tai bằng sắt rất có thể gây ra những tổn thương trong tai như: Xước, rách, vết cắt khiến tai bị chảy máu kèm theo những cơn đau rát nhẹ tại vị trí chấn thương.

Do nhiễm trùng tai

Tình trạng nhiễm trùng tai có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn lẫn trẻ em. Triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm trùng tai đó là chảy máu tai khi ngoáy hay tự nhiên thấy chảy máu tai. Ngoài tình trạng chảy máu, thì còn kèm theo các triệu chứng khác như: Sốt, đau đầu, có mủ ở tai, sưng tai, giảm thính lực, ù tai..

Do dị vật kẹt trong tai

Khi các vật nhỏ không may lọt vào tai hay các loại côn trùng lọt vào tai khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Dẫn tới việc sử dụng các vật dụng nhằm lấy dị vật ra, việc này gián tiếp khiến cho tai bị tổn thương, dẫn tới tình trạng bị chảy máu tai.

Do chấn thương vùng đầu

Một số tình trạng chấn thương ở vùng đầu cũng có thể khiến cho tai bị chảy máu trong quá trình ban ngoáy tai. Đa phần những chấn thương này là do tai nạn, ngã, chấn thương do chơi thể thao... Ngoài tình trạng chảy máu ra, thì những chấn thương còn có những triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, hay quên, choáng váng...

NGOÁY TAI NHIỀU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Theo các chuyên gia Tai Mũi Họng cho biết: Nhiều người vẫn có thói quen sử dụng tăm bông hay các dụng cụ ngoáy tai khác để tự lấy ráy tai. Điều này dễ dẫn tới tình trạng thủng màng nhĩ, chảy máu hoặc mất thính lực tạm thời vô cùng nguy hiểm.

Trong nhiều trường hợp vết thương có thể tự lành lại, tuy nhiên chúng sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn như: Giảm thính lực, cảm thấy ù tai thường xuyên và nguy hiểm nhất là gây điếc tai. Bởi đã có hàng ngàn người gặp phải tình trạng suy giảm thính lực sau khi tự ngoáy tai.

Bởi, các chuyên gia khuyến cáo: Chúng tôi có thể không cần tự lấy ráy tai, bởi ráy tai sẽ bị đẩy ra ngoài một cách tự nhiên thông qua hoạt động nhai của hàm. Vì thế khi sử dụng tăm bông để ngoáy tai, sẽ có nguy cơ đẩy ray tai vào sâu hơn bên trong, cũng như khiến ráy tai bị đầm chặt bên trong. Từ đó dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm tai hơn. Do đó, việc ngoáy tai thường xuyên có thể gây ra một số vấn đề khá nguy hiểm như: Thủng màng nhĩ, gây ù tai, điếc tai, giảm thích lực hay viêm tai.

CÁCH CHỮA TÌNH TRẠNG CHẢY MÁU KHI NGOÁY TAI NHƯ THẾ NÀO?

Khi gặp phải tình trạng chảy máu khi ngoáy tai, thì các bạn nên đến ngay các địa chỉ chuyên khoa Tai Mũi Họng như Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và chỉ định hướng điều trị phù hợp. Là một phòng khám chính quy, được cấp phép hoạt động bởi Sở Y tế TPHCM và quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn thoát khỏi những triệu chứng của bệnh liên quan tới Tai Mũi Họng gây ra.

Khi tiến hành thăm khám tại phòng khám, bạn sẽ được thực hiện theo quy trình chẩn đoán và điều trị cụ thể như sau:

Quá trình chuẩn đoán

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, tai, đầu, cổ họng, cổ... để xem có những dấu hiệu đặc trưng nào gây ra tình trạng chảy máu khi ngoáy tai hay không? Nếu tình trạng chảy máu tai do chấn thương, thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh đi xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra mức độ chấn thương.

Đối với tình trạng chảy máu tai không rõ nguyên nhân thì bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng ống soi tai để nhìn vào bên trong và tìm kiếm những tổn thương, mảnh vỡ hay nguồn nhân khác. Hoặc bác sĩ sẽ tiến hành chụp x-quang, CT để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu sau khi ngoáy tai. Từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị chảy máu khi ngoáy tai

Bác sĩ sẽ bàn bạc và chỉ định một phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, tại đa khoa Hoàn Cầu đã và đang áp dụng các phương pháp sau đây để điều trị tình trạng chảy máu khi ngoáy tai.

♦ Sử dụng thuốc: Một số tình trạng nhiễm trùng tai có thể sử dụng kháng sinh để điều trị, giúp loại bỏ hiệu quả tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau, thuốc xịt cũng được sử dụng để giúp người bệnh giảm cảm giác đau khi bị chảy máu.

♦ Áp dụng các phương pháp ngoại khoa: Nếu tình trạng sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả như mong muốn. Bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp châm cứu, bấm huyệt ngoài tai, cộng hưởng âm thanh. Thậm chí phải can thiệp ngoại khoa, tiểu phẫu, kết hợp với các thiết bị chuyên dụng nhằm loại bỏ triệt để các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả và an toàn.

Hiện nay, đa khoa Hoàn Cầu được đánh giá giá cơ sở y tế khám và chữa bệnh các vấn đề liên quan tới Tai Mũi Họng uy tín, tin cậy dành cho người bệnh tại TPHCM lẫn các khu vực lân cận. Phòng khám được đầu tư với cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, hiện đại và đầy đủ trang thiết bị tiên tiến để phục vụ quá trình khám, chữa bệnh.

Không chỉ vậy, với đội ngũ bác sĩ giỏi, quy trình thăm khám chuyên nghiệm với phương châm "1 bác sĩ - 1 y tá - 1 bệnh nhân" sẽ giúp quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao hơn.

Trên đây là thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ để giúp các bạn giải đáp thắc mắc ngoáy tai bị chảy máu có sao không? Cũng như cách chẩn đoán và điều trị tình trạng này một cách hiệu quả hiện nay. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline (028) 3923 9999 hoặc nhấn vào Khung Chat sau đây để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM

Ngày Đăng: 2021-04-11 - Lượt Xem:1866

Video liên quan

Chủ đề