Lành làm gá vỡ làm muôi nghĩa là gì năm 2024

Cuốn sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và Khảo cứu của Hoàng Tuấn Công trở thành một hiện tượng ngôn ngữ có nhiều quan điểm trái chiều. Infonet xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Lê Đức Luận Khoa Ngữ Văn ĐHSP -ĐHĐN về vấn đề này.

Lành làm gá vỡ làm muôi nghĩa là gì năm 2024

Cuốn sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu của Hoàng Tuấn Công (Nxb. Hội nhà văn) đã trở thành một hiện tượng ngôn ngữ văn học gây sự quan điểm trái chiều của người đọc. Một số ca ngợi Hoàng Tuấn Công (HTC) và hình như nghiễm nhiên cho rằng tất cả ý kiến của anh đều đúng và cụ Nguyễn Lân đều sai. Liệu có đúng như vậy không? Bài báo “Cuốn sách “bắt lỗi” nhà giáo Nguyễn Lân (NL) cũng mắc nhiều sai sót” của Thanh Hằng trên báo điện tử Infornet đã nêu ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về một số câu thành ngữ, tục ngữ mà HTC cho cụ NL sai thì không hẳn như vậy mà thậm chí HTC sai mà cụ NL đúng. Bài viết này tôi phân tích một số câu tục ngữ, thành ngữ để rộng đường trao đổi.

Lành làm gá vỡ làm muôi nghĩa là gì năm 2024

“Lành làm gáo, vỡ làm môi” Cụ NL: Lành làm gáo, vỡ làm môi (sọ dừa có thể dùng làm gáo hoặc làm muôi) Nói cách sử dụng người hoặc vật theo đúng khả năng. Câu tiếp theo “Lành làm thúng thủng làm mê” được GS giải thích “Như câu trên”. Hoàng Tuấn Công bình và phê ông Nguyễn Lân như sau: Thiếu đi ý quan trọng của nghĩa bóng: Không sợ đụng chạm, không sợ hỏng việc, sẵn sàng chấp nhận mọi tình huống, kể cả sự đổ vỡ. Hai câu ông NL dẫn là đồng nghĩa, anh Công phê ông Lân thiếu ý quan trọng của nghĩa bóng nhưng hiểu nghĩa bóng của Công chưa đúng. Trước đây, dân gian thường dùng sọ dừa để làm gáo múc nước, uống nước gáo dừa rất thơm ngon nhưng khi vỡ thì nó không thể làm môi được. Không ai lấy phần vỡ của gáo dừa làm môi. Tương tự như vậy, thúng mà thủng thì nó không thể làm mê được. Mê là phần đan của thúng, mà thúng thì phần mê nhỏ không như nong để tận dụng, mà lại thủng ở đáy thúng lại càng không thể dùng được. Người ta muốn dùng sọ dừa làm gáo và dùng thúng để đựng thóc gạo và các thứ có thể đựng chứ mê thì có nia, nong, sàng rồi. Trong tình huống này, hai câu này có ý nói rằng có hợp, thuận lòng thì ở với nhau, sống với nhau còn không thì thôi, không cần, không níu kéo người không còn xứng đáng nữa. Tưởng là gáo lành, là thúng lành hóa ra chỉ là gáo vỡ, thúng thủng thì cần gì thứ ấy. Một tình huống nữa, khi dùng gáo dừa đập ra không theo ý mình để làm gáo thì có thể tận dụng làm môi; nếu mê thúng mà bị thủng hai bên thì có thể làm mê. Theo tình huống này thì ý của cụ NL là hợp lí. “Mặt sứa gan lim, mặt rắn như sành” HTC phê bình cách hiểu câu tục ngữ của ông NL như sau: Hai câu trên có thể được xếp vào trái nghĩa, lại được GS coi là đồng nghĩa. Câu “Mặt rắn như sành” nhận xét khuôn mặt lộ rõ bản chất của con người rắn mày, rắn mặt, ương bướng. Còn câu “Mặt sứa, gan lim” lại nói mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung.“Mặt sứa” (bề ngoài) thì tỏ vẻ hiền lành, trắng bợt, mềm nhũn như con sứa (một loài động vật không xương sống ở biển, thân rất mềm, trắng), nhưng bên trong (gan) lại đen và rắn như gỗ lim. Câu này thường hay dùng để nhận xét về những người bề ngoài có vẻ hiền lành nhu mì nhưng lại dám làm những chuyện tày đình. Trái với câu “Mặt sứa gan lim” là “Miệng hùm, gan sứa”. Cách hiểu câu “Mặt sứa, gan lim” của HTC chưa đúng. Mặt sứa nhám và rất ngứa, nếu ai đụng đến nó sẽ nổi ngứa rất khó chịu còn gan lim là lõi gỗ lim, rất cứng. Gỗ lim vốn đã rất cứng rồi, loại này đinh đóng chỉ queo thôi mà phải khoan, thường dùng làm cầu đường, cột nhà vì rất rắn chắc. Lõi (quê tôi gọi là roòng lại càng rắn chắc). Ruột của con sứa thì đen nhưng mà rắn như lim thì anh Công chỉ tưởng tượng ra thôi. Các câu đồng nghĩa là: “Mình đồng da sắt”, “đầu trâu mặt ngựa”.. Câu "Miệng hùm gan sứa" đã chứng minh gan sứa không cứng như lim. Câu này nói những người miệng thì nói tỏ ra hùng hổ nhưng gan lại thỏ đế, yếu mềm, không tương ứng. Một số câu thành ngữ đồng nghĩa như: “khẩu Phật tâm xà”, “Xanh vỏ đỏ lòng”. Câu "Mặt rắn như sành" là câu thành ngữ chỉ sự ngang ngược, khó thay đổi. Câu “Mặt sứa gan lim” cũng chỉ người lì lợm, ương bướng; người ta thường nói cái thằng "mặt sứa gan lim". Hai câu này là đồng nghĩa chứ không phải trái nghĩa như HTC bình. “Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào” Ông NL bình: “Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào” ý nói chỉ sợ chồng ghét thì khó sống với nhau, chứ mẹ chồng mà ghét thì không ngại. HTC bình: Vì sao chồng ghét thì khó sống, trong khi mẹ chồng ghét thì lại không đáng ngại ? GS chỉ mới dừng ở mức diễn xuôi câu tục ngữ, nên không thoả mãn được nhu cầu tìm hiểu của người đọc. Ý dân gian là: khi chồng giận dữ (ghét) thì nên tránh đi (ra). (Có câu “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa một đời không khê” hoặc “Chồng đánh tại miệng”). Còn mụ gia (mẹ chồng) có mắng (ghét) thì cũng không nên tỏ thái độ, giận dỗi bỏ đi mà nên biết chịu đựng, làm lành (vào). Đó là lời răn dạy cách ứng xử, ăn ở của người vợ đối với chồng và mẹ chồng. Dị bản: “Chồng giận thì ra, mụ gia giận thì vào”.HTC đã diễn câu tục ngữ theo ý mình nên cho từ "tránh đi" thêm thay (ra) và "giận dữ" thay cho (ghét) để giải thích thay cho hai từ này. Ở đây, dân gian đưa ra hai cách ứng xử trái ngược trong tình huống bị ghét. Tại sao chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào. Muốn hiểu câu tục ngữ này phải xem xét quan hệ với chồng và với mụ gia, ai quyết định sự tồn tại của người phụ nữ trong gia đình. Trước hết là chồng ghét, nghĩa là chồng không còn thương yêu nữa thì cuộc li hôn sẽ có nguy cơ xẩy ra mặc dù mụ gia có thương nhưng cũng ít trường hợp con trai mình ghét con dâu đến mức li hôn mà mụ gia bảo vệ vì trước hết mẹ bao giờ cũng bảo vệ con trai mình, cảm thông cho con mình hơn con dâu. Nhưng nếu chồng thương mà mụ gia ghét thì mẹ dù có nói gì chồng cũng không bỏ vợ và người con dâu biết sống là mẹ chồng la mắng mặc kệ, dù sao cũng là mẹ chồng mình, mình không bỏ đi mà vẫn ở vậy chăm sóc gia đình thì chồng càng thương và theo thời gian mẹ chồng cũng hiểu ra. HTC hiểu ra là tránh ra là chưa đúng mà ra đây là ra khỏi nhà chồng, bị đuổi ra. Chồng mà ghét thì nguy cơ bị đuổi ra khỏi nhà còn mụ gia ghét thì không ngại. Câu bình của ông NL là đúng chỉ có điều trong phạm vi cuốn sách ông không thể bình dài hơn mà thôi. “Mỡ để miệng mèo” Ông NL bình: Mỡ để miệng mèo. Đặt trước mặt người ta một thứ gì mà người ta đương mong muốn. HTC bình: Chưa đúng điều cần nói của thành ngữ. Nghĩa bóng: Để một vật quý trong tình trạng hớ hênh, khiến kẻ đang thèm muốn có thể dễ dàng chiếm đoạt; Hành động, việc làm hớ hênh, dại dột. Vậy ông NL có sai và HTC đúng không? Trước hết với nghĩa hiển ngôn: mèo là loài vật thích ăn thịt, nhất là thịt mỡ. Đặt mỡ trước miệng mèo có nghĩa như ông NL bình. "Muốn không cho mèo biết để nó khỏi ăn mỡ thì cất đi bằng cách đậy lại "Chó treo mèo đậy", nếu không nó sẽ ăn hết. Tình huống ở đây là "Mỡ để miệng mèo", như vậy, mèo sẽ ăn mỡ một cách dễ dàng. Tình huống này HTC bình hợp lí. Ý của NL dẫn đến nghĩa bóng: sự kích thích, mời gọi, trêu ngươi những ai thèm muốn của ngon! Cho mày thấy để mày thèm đến phải tức lên nên có câu tục ngữ: "Thà cho ăn chẳng thà cho thấy". Có khi để trước mặt mèo, mèo thấy nhưng mèo không ăn được, dù thèm lắm vì nó đã được đậy. Thành ngữ có thể có nhiều nét nghĩa tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng chứ không nhất thiết phải nghĩa này mà không phải nghĩa kia.

PGS.TS Lê Đức Luận