Lạm thu trường tiểu học quảng hưng than hóa năm 2024

Để tránh tình trạng lạm thu đầu năm, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã có công văn nghiêm cấm việc lạm thu diễn ra đầu năm học trên địa bàn dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, nhiều trường trên địa bàn TP Thanh Hóa vẫn tiến hành thu các khoản trái quy định.

Tại trường mầm non Đông Thọ B, một số phụ huynh khi nghe các khoản tiền dự kiến phải nộp trong năm học 2017 - 2018 ở đây đã hoa hết cả mắt. Một phụ huynh (xin được giấu tên) có con đang học tại trường này cho biết, chị thực sự “choáng váng” vì nếu cộng lại tất cả các khoản phải đóng và… “tự nguyện” có thể lên tới hơn 8 triệu đồng/năm.

Các khoản đóng góp đầu năm cảu trường mầm non Đông Thọ B

Cụ thể, nhà trường dự kiến thu các khoản dịch vụ, hỗ trợ gồm đồ dùng học tập 278.700 đồng/năm, đồ chơi 150.000 đồng/năm, trông giữ xe, tiền ăn 24.000 đồng/ngày, sổ liên lạc điện tử 60.000 đồng, phí vệ sinh 150.000 đồng/năm, bán trú 250.000 đồng/năm, phụ phí bán trú 180.000/tháng, kỹ năng sống 100.000 đồng/tháng, học thêm tiếng Anh 100.000 đồng/tháng, học múa 100.000 đồng/tháng…

Bên cạnh đó, một số khoản “tự nguyện” khác như: Xã hội hóa giáo dục, mỗi phụ huynh hỗ trợ từ 300.000 – 500.000 đồng; quỹ phụ huynh nhà trường 300.000 đồng, tiền đồng phục 65.000 đồng, bảo hiểm thân thể 60.000 đồng, đồ dùng cá nhân 150.000 đồng,...

Trao đổi với PV về việc phụ huynh phản ánh nhà trường lạm thu, bà Lê Thị Lan Anh – Hiệu trưởng trường mầm non Đông Thọ B cho biết: “Đây mới chỉ là các khoản đóng góp dự kiến. Nhà trường chỉ triển khai thu theo tháng chứ không giống như phụ huynh tổng hợp tất cả các khoản đóng góp cả năm. Nếu tính các khoản thu đúng quy định thì nhà trường chỉ thu hơn 2 triệu đồng/năm”.

Theo bà Lan Anh, các khoản dịch vụ nhà trường đưa ra như học múa, học tiếng Anh, kỹ năng sống, bảo hiểm thân thể,…đều thỏa thuận với phụ huynh, nếu phụ huynh nào tham gia thì sẽ đăng ký, tất cả đều dựa trên tinh thần tự nguyện. Hiện nay nhà trường cũng chưa thu bất kỳ khoản phí nào”.

Bà Lê Thị Lan Anh - Hiệu trưởng trường Mầm non Đông Thọ B trao đổi với PV

Tương tự, vừa qua nhiều phụ huynh học sinh trường tiểu học Quảng Hưng, phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa phản ánh về việc nhà trường đã có kế hoạch dự kiến các khoản thu, chi “khủng” trong năm học 2017 - 2018.

Theo dự kiến thu, các khoản dịch vụ, hỗ trợ gồm: Bảo hiểm y tế 491.400 đồng/năm; quỹ đội - sao 30.000 đồng; kế hoạch nhỏ 9.000 đồng; quỹ nhân đạo 10.000 đồng; thuê lao động vệ sinh sân trường, dọn nhà vệ sinh 150.000 đồng; nước uống tinh khiết 50.000 đồng; sổ liên lạc điện tử 90.000 đồng; phí tiếng Anh phonnic 450.000 đồng; kỹ năng sống 450.000 đồng; bảo dưỡng máy tính 63.000 đồng; trông giữ xe đạp 150.000 đồng/năm.

Một số khoản thu khác như: Phụ huynh hỗ trợ trông trẻ ngoài giờ 540.000 đồng/năm; xã hội hóa, mỗi phụ huynh hỗ trợ ít nhất từ 350.000 đồng trở lên; mua rèm các lớp khu nhà 3 tầng mới 100.000 đồng; quỹ phụ huynh nhà trường 200.000 đồng; hỗ trợ trông con chiều thứ 6 700.000 đồng/năm; quỹ lớp + trực nhật 300.000 đồng; mua máy chiếu 442.000 đồng. Ngoài ra, nhà trường còn phổ biến kế hoạch các khoản thu phục vụ công tác bán trú. Trong đó, tiền mua sắm và bổ sung đồ dùng phục vụ bán trú năm 2017 - 2018 đối với HS lớp 1 là 500.000 đồng, đối với HS lớp 2, 3, 4, 5 là 200.000 đồng; tiền thu suất ăn 22.000 đồng/ngày; tiền phục vụ 135.000 đồng/tháng.

Kết luận của Sở GD-ĐT Thanh Hóa về tình trạng lạm thu tại trường tiểu học Quảng Hưng

Sau khi nhận được phản ánh từ phía phụ huynh và báo chí, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra, xác minh và đã có kết luận kiểm tra các khoản thu đầu năm tại trường tiểu học Quảng Hưng.

Bản kết luận số 310/KL-TTr ngày 25/9/2017 chỉ rõ, việc huy động xã hội hóa ít nhất từ 350.000 đồng trở lên là sai quy định. Việc tổ chức dạy chương trình tiếng Anh Phonnic (HS lớp 1, 2), nhà trường hợp đồng với Công ty cổ phần phát triển Giáo dục Việt Nam tại Hà Nội để tổ chức dạy tại trường trong giờ chính khóa là sai quy định; Vi phạm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống; Quỹ đại diện CMHS, thống nhất thu quỹ Ban đại diện CMHS lớp và nhà trường là vi phạm thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT. Ngoài ra, Ban đại diện CMHS huy động phụ huynh đóng góp mua rèm cửa nhà lớp học cũng là trái quy định.

Qua đó, Sở GD-ĐT Thanh Hóa yêu cầu phòng GD-ĐT thành phố Thanh Hóa chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể Ban giám hiệu, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quảng Hưng.

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các trường học thực hiện nghiêm túc các khoản thu, chi ngoài ngân sách; chỉ đạo dừng việc dạy học ngoại ngữ của các Trung tâm tại trường học và chấn chỉnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong tâm thư gửi Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa và các cơ quan chức năng, bức xúc cô L.T.T viết: “Tôi là một giáo viên có nhiều năm công tác và gắn bó với trường Tiểu học Quảng Hưng. Trong quá trình công tác, tôi luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao và có mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và phụ huynh, được học sinh yêu quý. Trong hai năm gần đây, sau khi đồng chí Lê Thị Thu Hiền về nhận công tác làm chức vụ Hiệu trưởng, trường tôi có xảy ra tình trạng chia bè, kết phái gây mất đoàn kết nội bộ làm ảnh hưởng đến tâm lý của giáo viên khi công tác, và có hiện tượng Hiệu trưởng có sự phân biệt đối xử, trù dập giáo viên”.

Tâm thư của giáo viên trường Tiểu học Quảng Hưng gửi Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa và các cơ quan chức năng

“Năm học 2017-2018, khi có đoàn giáo sinh thực tập về kiến tập, thực tập hiệu trưởng nhà trường giao cho 5 khối trưởng trực tiếp hướng dẫn đoàn giáo sinh giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm, còn những giáo viên khác chỉ hướng dẫn các sinh viên công tác chủ nhiệm, mặc dù các giáo sinh đã được phân cho từng lớp. Điều này khiến chúng tôi vô cùng tự ái vì các em sinh viên, phụ huynh học sinh, học sinh trong lớp sẽ nghĩ chúng tôi dạy không tốt, năng lực kém nên không được hướng dẫn sinh viên giảng dạy làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của chúng tôi rất nhiều.

Là những giáo viên có đến 20 năm kinh nghiệm, tuy nhiên công tác chấm thi lại được hiệu trưởng giao cho những giáo viên hợp đồng. “Trong kỳ thi cuối học kỳ 2 vừa qua, có một số đồng chí không được tham gia công tác chấm thi như đồng chí S., đồng chí L., đồng chí P., đồng chí Th., tuy nhiên hiệu trưởng lại giao cho những giáo viên khác kể cả giáo viên do nhà trường hợp đồng chấm thi. Điều này khiến chúng tôi bị phân biệt đối xử với những đồng nghiệp khác về nghĩa vụ và quyền hạn của người giáo viên, mặc dù chúng tôi là những giáo viên có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề” – cô T. viết.

Đơn khiếu nại của phụ huynh trường Tiểu Học Quảng Hưng

Ngoài ra, trong tâm thư cũng nêu rất rõ: Tường học bị bong các lớp vữa, trời mưa tường ngấm nước rất ẩm ướt. Nền phòng học của các lớp tầng 2 đều bị lở hết gạch, cát sỏi ở nền thì bung hết lên làm lớp rất bẩn, bàn ghế được đặt ở những nơi bị lở gạch bị gập ghềnh khiến cho các em học sinh ngồi học không thoải mái. Trong khi dãy nhà 3 tầng mới khi được đưa vào sử dụng, nhà trường dành tầng 1 và tầng 2 cho khối lớp 2 và khối lớp 3 học còn toàn bộ tầng 3 lại sử dụng cho học sinh ngủ bán trú.

Việc phân biệt, đối xử, chia bè kết phái khiến tập thể giáo viên không thể hòa đồng, cởi mở, mọi người luôn trong trạng thái căng thẳng, không tập trung hết sức cho công việc làm ảnh hưởng đến chất lượng của những lớp có giáo viên bị phân biệt đối xử. Vì vậy các kết quả đánh giá, xếp loại đối với những lớp đấy sẽ không còn tính công bằng.

Trong đợt đánh giá thi đua cuối năm, do có sự phân biệt đối xử, bè phái mà một giáo viên đạt thủ khoa giáo viên dạy giỏi cấp thành phố năm học 2017-2018 không được xếp loại lao động tiên tiến xuất sắc mặc dù đồng chí đạt giáo viên giỏi này là đoàn viên công đoàn ưu tú vừa được kết nạp Đảng vào ngày 12/4/2018. Trong khi đó một giáo viên mới về trường, có giờ dạy đạt khá không đảm bảo tiêu chí đại hội công nhân viên chức đầu năm đã đưa ra mà vẫn được xếp loại lao động tiên tiến xuất sắc được gửi lên thành phố…

Chia sẻ trong tâm thư của mình, cô L.T.T cũng bày tỏ: “Vì kết bè kết phái, phân biệt đối xử nên những ý kiến của chúng tôi đều bị bác bỏ, có nhiều đồng chí thì sợ không dám đấu tranh. Vì vậy không khí làm việc ngày càng căng thẳng, mối quan hệ đồng nghiệp ngày càng giữ khoảng cách với nhau. Những đồng chí bị trù dập của hiệu trưởng, không ai dám ngồi nói chuyện cùng vì sợ bị để ý, khiến những đồng chí ấy bị cô lập hoàn toàn với mọi người…”.

Ý kiển chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa

Trước đó, như Báo Dân Sinh đã phản ánh, bức xúc vì nhiều khoản thu được cho là vô lý, ngày 22/5 tập thể phụ huynh trường tiểu học Quảng Hưng viết Đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan chức năng.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ tập thể phụ huynh về việc lạm thu xảy ra tại trường tiểu học Quảng Hưng, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 23/5, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền đã có ý kiến chỉ đạo: Giao Sở GĐ&ĐT chủ trì, phối hợp với UBND TP Thanh Hóa và các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh, làm rõ và có kết luận đúng, sai Đơn khiếu nại nêu trên. Đồng thời xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể sai phạm, báo cáo kết quả thực hiện tới Chủ tịch UBND tỉnh…

Chủ đề