Kí hiệu ngôn ngữ là gì

Ngôn ngữ của cộng đồng người Điếc Việt Nam

Cũng như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu của từng quốc gia, thậm chí là từng khu vực trong một quốc gia rất khác nhau. Điều đó là do mỗi quốc gia, khu vực có lịch sử, văn hóa, tập quán khác nhau nên ký hiệu để biểu thị sự vật hiện tượng cũng khác nhau. Chẳng hạn, cùng chỉ tính từ màu hồng thì ở Hà Nội người ta xoa vào má (má hồng), còn tại Thành phố Hồ Chí Minh lại chỉ vào môi (môi hồng). Điều tương tự cũng diễn ra khi có sự khác biệt lớn hơn trên tầm quốc gia, dẫn tới sự khác biệt của hệ thống từ vựng và ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu giữa các nước.

Tuy nhiên, ký hiệu tất cả mọi nơi trên thế giới đều có những điểm tương đồng nhất định. Ví dụ: ký hiệu ‘uống nước’ thì nước nào cũng làm như nhau là giả bộ cầm cốc uống nước, ký hiệu ‘lái ô tô’ thì giả bộ cầm vô lăng ô tô quay quay, v.v. Mỗi người (dù bình thường hay câm điếc) đều có sẵn 30% kiến thức ngôn ngữ ký hiệu. Do ngôn ngữ ký hiệu phát triển hơn trong cộng đồng người khiếm thính, nên những người thuộc cộng đồng này của hai nước khác nhau có thể giao tiếp với nhau tốt hơn hai người bình thường nhưng mà không biết ngoại ngữ.

Ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ là ngôn ngữ dùng những biểu hiện của bàn tay thay cho âm thanh của tiếng nói. Ngôn ngữ ký hiệu do người điếc tạo ra nhằm giúp họ có thể giao tiếp với nhau trong cộng đồng của mình và tiếp thu tri thức của xã hội..

Được. Nhưng học NNKH trên website này chỉ dừng lại ở việc bạn tìm hiểu về "từ vựng" trong NNKH Việt Nam (một số vùng miền của Việt Nam). Để học NNKH hiệu quả hơn, bạn nên tìm đến những trung tâm, tổ chức, cá nhân có uy tín và website này sẽ một trong số những nguồn tài liệu tham khảo tốt cho bạn.

Giống như ngôn ngữ nói, mỗi quốc gia sử dụng một ngôn ngữ nói cho riêng mình. NNKH mà người Điếc ở mỗi quốc gia sử dụng đều khác nhau. NNKH của Việt Nam là một ngôn ngữ độc lập, có những đặc thù riêng. Muốn giao tiếp được với người Điếc ở quốc gia nào thì bạn phải học NNKH của quốc gia đó. Hoặc là, bạn có thể tìm hiểu thêm về hệ thống NNKH Quốc tế (Internationl Sign Language - ISL) để có thể giao tiếp tốt hơn với người Điếc trên thế giới.

Không. NNKH Việt Nam cũng là một hệ thống ngôn ngữ với những đặc thù riêng về cấu tạo (âm vị, hình vị, cú pháp, ngữ pháp, ngữ nghĩa).

Copyright 2022 Be Ready Education Vietnam

Chúng ta đều có lý do nào đó để chọn học một ngôn ngữ, học vì công việc yêu cầu, nâng cao kiến thức, giao tiếp kết bạn, vì thích hay học cho vui.

Khi chọn học NNKH, người học cũng có muôn vàn lý do. Hãy xem người Mỹ họ nghĩ như thế nào về việc chọn học NNKH.

1. Có thể giao tiếp hiệu quả với người khiếm thính. 2. Thú vị khi học một ngôn ngữ nhìn thấy (ngôn ngữ liên quan đến thị giác). 3. Có thêm thành tích trong sơ yếu lý lịch xin việc cũng như có thêm cơ hội làm việc. 4. Phát triển trí thông minh và chỉ số IQ. 5. Có thêm bạn bè và nhiều mối quan hệ. 6. Cải thiện sự tự tin và nâng cao kỹ năng giao tiếp. 7. Biết tự diễn đạt một cách khéo léo. 8. Mở rộng thêm ngôn ngữ trong lớp học. 9. Học được kỹ năng giao tiếp không lời, ngôn ngữ cử chỉ và diễn tả nét mặt.

10. Học một ngoại ngữ mới đáp ứng yêu cầu của trường trung học hay đại học.

(Trích nguồn Everything Sign Book)

Còn đối với người Việt Nam, 10 lý do dưới đây nên học NNKH (Sưu tầm theo ý kiến của học viên và tham khảo từ Internet).

1. Học vì muốn trò chuyện cùng người khiếm thính

Các học viên viên NNKH của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người khiếm thính khi được hỏi tại sao lại muốn học NNKH, phần nhiều trả lời rằng “thấy người khiếm thính nói chuyện với nhau bằng tay hay quá, nên muốn học để có thể trò chuyện và hiểu họ hơn, để chia sẻ cùng họ, biết họ vui buồn, suy nghĩ gì… Và khi trò chuyện được với người khiếm thính sẽ có thêm người bạn, cuộc sống thú vị hơn.

Tôi đặt lý do này lên hàng đầu không phải vì nó được chọn nhiều nhất mà do ý nghĩa nhân văn của nhu cầu.

2. Để giúp/ làm việc với người khiếm thính

Đối tượng chọn học NNKH theo lý do này là các em sinh viên công tác xã hội, khoa giáo dục đặc biệt. Khi bạn nằm trong nhóm này, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về người khiếm thính: các dạng tật, phân loại dạng tật theo tiêu chí gì, mặt bằng học vấn chung cho từng dạng tật, tâm lý, văn hóa Điếc… để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về đối tương mình đang làm việc cùng.

Nhu cầu mong muốn giúp người khác, đối với tôi là một điều rất đáng trân trọng. Nhưng tôi vẫn đặt lý do để học NNKH theo nhu cầu này vào hàng thứ hai, bởi vì, đối với người khiếm thính, để giúp họ, trước hết phải giao tiếp được và phải hiểu về họ.

3. Muốn học một ngôn ngữ mới

Vâng, NNKH là một ngôn ngữ, đáng được trân trọng và được xem ngang hàng như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết. Cần phân biệt thêm giữa ngôn ngữ ký hiệu và ký hiệu ngôn ngữ. Ký hiệu ngôn ngữ là các ký hiệu tượng hình thể hiện một vật, sự vật… có ký hiệu là danh từ, động từ, tính từ, đại từ nhân xưng, từ sở hữu… Theo nghiên cứu về ngôn ngữ lý hiệu của các quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Úc… các ký hiệu ngôn ngữ được kết hợp theo một cấu trúc ngữ pháp cùng với những diễn tả biểu cảm của nét mặt làm thành ngôn ngữ ký hiệu.

Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào cho thấy NNKH Việt Nam có ngữ pháp. Nhưng người khiếm thính ở tất cả mọi miền đất nước đều múa dấu ngược với cấu trúc ngữ pháp của câu tiếng Việt tương ứng. Lý giải trước hết về vấn đề này: những từ nào người khiếm thính muốn nhấn mạnh, muốn dùng để hỏi người khác họ sẽ múa từ đó cuối cùng. Ngoài cách suy luận này, hy vọng còn lý giải khác, tôi mong học hỏi ý kiến của bạn đọc.

4. Học vì thấy lạ

Nhu cầu này cũng gây cho tôi sự quan tâm, bởi vì, chỉ những ai thật sự có cái nhìn thiết tha đến cuộc sống mới phát hiện ra cái gì… “lạ”. “Lạ” là không giống ai, nhưng vẫn gây thôi thúc cho người học. Điều này chứng tỏ cái lạ là “tốt”.

Có lần tôi hỏi học viên thấy lạ ở chỗ nào. Học viên cho rằng “Em không hề nghe tiếng nói gì nhưng thấy các bạn khiếm thính vẫn hiểu nhau, không hề thấy sự buồn bả mặc cảm nào của người ‘nói’, nhìn các bạn khiếm thính, hăng say múa, vô tư cười, em thấy dường như cuộc sống đối với người khiếm thính rất sinh động như chính ngôn ngữ của họ Lạ!”.

5. Học được kỹ năng giao tiếp không lời, ngôn ngữ cử chỉ và diễn tả nét mặt

Điều này thì quá rõ ràng. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, bạn phải vận dụng hết 12 thành công lực để không nói mà người khác vẫn hiểu. Sự kết hợp nhuần nhuyễn ký hiệu, cử chỉ điệu bộ, diễn tả nét mặt… cũng thể hiện năng lực đặc biệt của người ra dấu.

6. Để có những bí mật riêng tư

Trong khi người khiếm thính tự nhận ra rằng “không bao giờ có thể nói thì thầm riêng tư được”, thì người nghe bình thường lại nhìn thấy “thứ tài sản” giúp họ giữ bí mật chuyện không muốn ai nghe.

7. Học vì có người thân là người khiếm thính

Đây là lý do vô cùng chính đáng, nhưng thật tình mà nói, những học viên có người thân là người khiếm thính tìm đến lớp học ngôn ngữ ký hiệu khi ngươi thân đã lớn rồi, hoặc người thân khiếm thính không biết NNKH, hoặc không biết cách học ngôn ngữ ký hiệu từ chính người thân. Dù lý do gì thì người thân khiếm thính cũng có khoảng thời gian dài chưa được hiểu. Cần nhớ là, kết quả học cuối cùng vẫn là để trò chuyện cùng người thân khiếm thính, cho nên, bạn nào rơi vào trường hợp này, có thể không cần đến lớp học NNKH, bạn có thể nhờ trung tâm tư vấn cách nào để có thể học trực tiếp từ người thân.

8. Có những lúc không muốn nói chuyện

Lý do này dù gì cũng là “lý do” và thật nghịch lý khi mà, những người khiếm thính đang mong nói chuyện được. Nhưng dù sao, cuộc đời vẫn có nhiều nghịch lý, có phải vì vậy mà cuộc sống trở nên sinh động chăng.

9. Học vì muốn giết thời gian

Lý do này dù gì cũng đáng được trân trọng, bởi vì, trong muôn vàn thú tiêu khiển khi rảnh rỗi, bạn vẫn để mắt tới NNKH, quyết định học nó, và chắc chắn là trong tương lai, bạn sẽ giúp cho người khiếm thính có cơ hội giao tiếp với thế giới xung quanh. Chúng tôi cám ơn bạn.

10. Học vì muốn thể hiện đẳng cấp

Tôi đưa lý do này vào hạng mục cuối cùng, vì đây cũng là lý do. Ai cũng muốn thể hiện mình, bằng cách này hay cách khác. Dùng NNKH để thể hiện đẳng cấp thì, suy cho cùng, vẫn là “một người biết ngoại ngữ”.

NNKH là “tiếng nói” của người khiếm thính, tiếng nói của cộng đồng thiểu số hiện có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Ngày càng nhiều học viên tìm tới học NNKH, dù học bằng bất cứ lý do gì, họ cũng là những nhân tố góp phần làm sinh động thêm thế giới của “những cánh tay bay”.

Dương Phương Hạnh Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người Khiếm thính (CED) Tổng thư ký Liên đoàn Khiếm thính Quốc tế (IFHOH)

Chủ tịch Liên đoàn Khiếm thính Châu Á Thái Bình Dương (APFHD)

(Nguồn: ced.org.vn)

ThS. Nguyễn Thị Bích Trang
TT Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt- Viện KHGDVN

(23/9/2016)

Đặt vấn đề
Ngôn ngữ là phương tiện truyền tải thông tin, cảm xúc của con người. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại sử dụng một loại ngôn ngữ riêng. Ngữ điệu vùng miền, độ tuổi, giới tính tạo nên sự phong phú ngôn ngữ. Không chỉ là lời nói, chữ viết mà các cử chỉ, ký hiệu, biểu cảm khuôn mặt… cũng là cách để mọi người giao tiếp với nhau.

Với những người khuyết tật nói chung và những người khiếm thị, khiếm thính nói riêng, khát khao được biết chữ luôn cháy bỏng. Hiểu được điều đó, nhiều người đã nỗ lực không ngừng để phát minh hệ thống những ngôn ngữ đặc biệt như: chữ nổi, ngôn ngữ hình thể, chữ ký tự…Những loại ngôn ngữ ấy không chỉ giúp họ biết chữ, đọc sách mà còn làm thay đổi cuộc sống, số phận của những con người này.

Không chỉ người khiếm thị mà những người câm, điếc cũng có thể nói chuyện, giao tiếp với mọi người nhờ hệ thống ngôn ngữ ký hiệu. Ngôn ngữ ký hiệu (hay còn gọi là ‘thủ ngữ’) bao gồm bảng chữ cái, số với những quy định riêng, các ước hiệu riêng. Giống như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu có những đặc điểm ngữ pháp riêng biệt. Bài viết này sẽ đề cập đến “Đặc điểm của ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam”.

Lịch sử hình thành ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam
Có thể nói, Trường Câm điếc Lái Thiêu tiền thân của Trung tâm Nuôi dạy trẻ khiếm thính Thuận An, Bình Dương là cái nôi của nền giáo dục trẻ Điếc ở Việt Nam. Với lịch sử hình thành trên một trăm năm, Trung tâm là nơi đem đến cho cộng đồng người Điếc Việt Nam những ký hiệu ngôn ngữ đầu tiên, giáo dục người Điếc bằng lời nói kết hợp với ngôn ngữ ký hiệu (NNKH).

Trường được linh mục chính xứ họ đạo Lái Thiêu tên Azemar (còn được gọi là cha Lực) thành lập năm 1886. Từ năm 1866, cha Azemar lúc bấy giờ là cha sở họ đạo Lái Thiêu đã quy tụ khoảng 5 trẻ điếc để dạy ngôn ngữ và đạo đức. Đến năm 1880, cha gửi Nguyễn Văn Trường- một thanh niên câm điếc sang Pháp để học về phương pháp dùng kí hiệu ngôn ngữ. Khi anh Trường về nước, cha Azemar chính thức tuyên bố mở rộng trường dạy trẻ điếc vào năm 1886. Vì thế NNKH của Việt Nam cũng xuất phát từ NNKH Pháp (LSF) và hiện nay còn nhiều kí hiệu cơ bản giống kí hiệu của Pháp. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, nên sau 38 năm thống nhất, Việt Nam vẫn chưa có điều kiện thống nhất những kí hiệu giáo tiếp cơ bản, chưa nghiên cứu để xác định và hình thành cho mình một hệ thống NNKH thực sự mang tên Ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam.

Đặc điểm của ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam
Cũng như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu của từng quốc gia, thậm chí là từng khu vực trong một quốc gia rất khác nhau. Điều đó là do mỗi quốc gia, khu vực có lịch sử, văn hóa, tập quán khác nhau nên ký hiệu để biểu thị sự vật hiện tượng cũng khác nhau. Chẳng hạn, cùng chỉ tính từ màu hồng thì ở Hà Nội người ta xoa vào má (má hồng), còn tại Thành phố Hồ Chí Minh lại chỉ vào môi (môi hồng). Tuy nhiên, ký hiệu tất cả mọi nơi đều có những điểm tương đồng nhất định. Ví dụ: ký hiệu ‘uống nước’ thì nước nào cũng làm như nhau là giả bộ cầm cốc uống nước, ký hiệu ‘lái ô tô’ thì giả bộ cầm vô lăng ô tô quay quay, v.v…

Có thể thấy ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam được chia thành 4 thành phần chính: Từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp và ngôn ngữ viết.

Từ vựng:
Ngôn ngữ ký hiệu thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 58% từ vựng cốt lõi cơ bản của nó giống với ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội và 54% giống với ngôn ngữ ký hiệu Hải Phòng. Những tỉ lệ này cho thấy ngôn ngữ ký hiệu thành phố Hồ Chí Minh, ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội và ngôn ngữ ký hiệu Hải Phòng không phải là những phương ngữ khác của cùng một ngôn ngữ. Bởi vì những phương ngữ của cùng một ngôn ngữ thường được mong đợi là phải chia sẻ từ khoảng 80% trở lên tỉ lệ cùng nguồn gốc với nhau về từ vựng cốt lõi cơ bản. Tuy nhiên những tỉ lệ này xác định rằng 3 ngôn ngữ ký hiệu quan trọng ở Việt Nam có thể được sắp xếp gần như là những ngôn ngữ có mối quan hệ thuộc cùng một họ ngôn ngữ. Những ngôn ngữ có liên quan trong cùng một họ ngôn ngữ có thể được mong đợi chia sẻ từ 36% đến 79% từ vựng cơ bản (ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ và Pháp, những ngôn ngữ được xem là có liên quan trong cùng một họ ngôn ngữ chia sẻ khoảng từ 61% từ vựng cơ bản. Ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ và Anh không có quan hệ gần nhau vì không chung một họ ngôn ngữ giống nhau, chúng chỉ có 31% cùng nguồn gốc trong từ vựng cơ bản.

Những người nghe thường có nhiều khái niệm nhầm lẫn về ngôn ngữ ký hiệu. Ví dụ những người nghe trong nhiều quốc gia thường cho rằng ngôn ngữ ký hiệu là toàn cầu. Hay là người nghe cho rằng lịch sử và cấu trúc của ngôn ngữ ký hiệu là tương tự với những ngôn ngữ nói trong quốc gia đó. Tuy nhiên với những bằng chứng mà chúng tôi đã trình bày ở trên về sự biến đổi trong ngôn ngữ ký hiệu đã chỉ ra rằng NNKH không phải là toàn cầu, bởi vì những từ vựng của  NNKH thay đổi thậm chí trong cùng một đất nước, như là Việt Nam.

Vốn từ ngữ của người câm điếc khá nghèo nàn chỉ có khoảng 200 từ có những từ quen thuộc không có.

VD: con bê, con nghé,…Hoặc nếu có thì không thống nhất mà được ký hiệu theo cách hiểu của cộng đồng hoặc cá nhân.

Trong vốn từ của người khiếm thính chủ yếu là động từ, các tính từ chỉ có một cấp độ ví dụ: Vui chứ không có vui vẻ hay phấn khích. không có các liên từ như: và, thì, là, mà,..

Cách cấu tạo từ ngữ trong NNKH chủ yếu là lắp ghép đơn thuần.

VD: Ký hiệu hoa hồng = hoa + hồng ( xoa má như trong má hồng).

Hoa sữa= hoa + sữa ( như ký hiệu uống sữa)Trong hệ thống ngôn ngữ cử chỉ ở Việt Nam hiện nay, chỉ có một số từ rất đơn giản về giới như “con trai”, “con gái”, còn hầu hết những từ dùng để chỉ các cơ quan sinh dục, từ nói về thay đổi sinh lý trong cơ thể, quá trình thụ thai đều không có.

Cách cấu tạo ký hiệu của người khiếm thính phụ thuộc vào những lý do như sau: vốn sống của người khiếm thính khá ít ỏi do học ít tiếp xúc với xã hội, do không được học hành nên vốn hiểu biết gần như không có.Trong khi người bình thuờng tư duy bằng “hình dạng, âm thanh, màu sắc” thì người câm điếc tư duy có tính hình tượng, trực quan, cụ thể cao hơn Bên cạnh đó là sự thiếu quan tâm của gia đình đến sự phát triển tâm lý trong độ tuổi dậy thì và thanh thiếu niên khiến trẻ khiếm thính gần như bị cô lập dễ bị trầm cảm từ đó dẫn đến không muốn tiếp xúc với cộng đồng.

Ngữ âm:
Đọc hình miệng là một quá trình tâm lý phức tạp của người điếc để tri giác tiếng nói theo sự vận động cấu âm thấy được của bộ máy phát âm và những động tác điệu bộ kèm theo ngôn ngữ của chúng ta. Đây là phương thức duy nhất có thể có để người câm điếc tri giác tiếng nói, là hình thức đặc thù của NNKH.

Khó khăn của quá trình đọc hình miệng là ở chỗ không phải tất cả mọi âm vị của ngôn ngữ chúng ta đều dễ dàng nhìn thấy khi phát âm.Một số âm tương đối dễ nhìn thấy ( a,o, u, b, m..) một số âm khác khó hơn hoặc hoàn toàn không nhận thấy được (g, kh, t, đ, n..).

Bằng thính giác chúng ta phân biệt được 42 âm vị trong ngôn ngữ của chúng ta. Mỗi âm vị đều có những dấu hiệu đặc trưng: phương thức và vị trí hình thành âm hữu thanh hay vô thanh, âm cứng hay mềm.Tai của chúng ta có khả năng nhận biết và phân biệt tất cả những sắc thái âm thanh rất nhỏ.Về mặt này cơ quan thị giác kém hoàn hảo và ít thích ứng hơn. Như các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bằng thị giác người điếc có thể phân biệt được khoảng 12 nhóm khác nhau theo âm lượng, theo mức độ nhìn biết các âm hay đôi khi như người ta gọi “những hình tượng miệng”.

Những nhóm này phân bố theo mức độ tăng dần sự khó khăn khi đọc. Mỗi  nhóm đều có hình tượng thị giác của cấu âm tiêu biểu, chỉ riêng đối với nó. Tuy nhiên một vài nhóm bao gồm những âm mà những hình tượng tạo âm của chúng gần nhau (b, m, p, g, k,…) những âm này thuờng bị lẫn lộn trong khi đọc, trong thực tế chúng ta thường thấy người điếc đáng lẽ đọc ma lại thay bằng pa. Nét mặt cử chỉ điệu bộ là phương tiện hỗ trợ cho việc đọc hình miệng. Những điệu bộ và những thể hiện ở nét mặt phù hợp với nội dung lời văn làm cho việc đọc được dễ dàng và ngược lại.

Ngữ pháp:
Những cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ nói trong một cộng đồng là khác nhau. Ví dụ ngôn ngữ ký hiệu thành phố Hồ Chí Minh thường có thứ tự là chủ ngữ, bổ ngữ và động từ trong khi đó thì ngôn ngữ nói/viết tiếng Việt có thứ tự từ là chủ ngữ, động từ và bổ ngữ. Ngôn ngữ ký hiệu thành phố Hồ Chí Minh đặt số từ sau danh từ trong khi ngôn ngữ nói/viết tiếng Việt đặt số từ trước danh từ.

Do tính giản lược và có điểm nhấn nên cấu trúc ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu nhiều khi không thống nhất, cùng một câu có thể sắp xếp nhiều cách khác nhau (thường thì điểm nhấn đuợc đưa lên đầu câu để gây hiệu quả chú ý).

VD: Bình thường ta nói: Hôm qua, tôi gặp lại người bạn thân ở công viên. (Trong câu này, điểm nhấn là GẶP, và BẠN THÂN).

NNKH: Bạn thân Gặp ở công viên hôm qua.

Ngôn ngữ viết:
Ngôn ngữ viết chỉ xuất hiện trong một số cá nhân không phải là câm điếc bẩm sinh tức là họ được đến trường được học hành. Ở người bình thường việc tiếp thu ngôn ngữ nói thường đi trước việc tiếp thu ngôn ngữ viết; còn ở người câm điếc quá trình này thường diễn ra song song, đôi khi những kỹ năng ngôn ngữ viết tiếp thu nhanh hơn ngôn ngữ nói. Vì ngôn ngữ viết mặc dù khó nhưng chúng lại có một số ưu thế hơn so với ngôn ngữ nói, vì nó không đòi hỏi phải nghe mà tiếp nhận nhờ quan sát bằng mắt. Người câm điếc trong khi viết thường dùng từ không đúng với nghĩ của từ, hoặc làm sai lệch các thành phần câu và từ.

Kết luận
Ngôn ngữ kí hiệu là công cụ giao tiếp đặc trưng của người khiếm thính, song nó không phải là bẩm sinh. Ngay cả người khiếm thính muốn diễn đạt tốt bằng NNKH cũng phải học và hiểu cách sử dụng loại hình ngôn ngữ này. Ngôn ngữ ký hiệu là đặc trưng của văn hóa người điếc, có ý nghĩa quan trọng đối với người điếc và sẽ hỗ trợ cho họ có cuộc sống tươi đẹp hơn. Người khuyết tật có quyền được công nhận và ủng hộ bản sắc ngôn ngữ và văn hóa riêng biệt của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Butterworth, R. & Flodin, M. (1995), History of Sign Language American, Pedigee Visual Dictionary, Berkley. 2. Lottie L.Riekehof (1981), The Joy of Singing, Gospel Publishing House, The United States of America. 3. Marc Marschark Patricia Elizabeth Spencer (2003), Deaf Studies, Language, and Education, Oxford University Press. 4. Phần mềm Từ điển Ký hiệu cho người điếc Việt Nam (ĐHSPTP.HCM) 5. Giáo trình ký hiệu cơ bản và an toàn giao thông cho người điếc Việt Nam 6. Tài liệu ‘Ký hiệu cho người điếc VN’ (3 tập) 7. //www.aslpro.com/cgi-bin/aslpro/aslpro (Từ điển Ngôn ngữ ký hiệu Mỹ ASL)

8. Từ điển ngôn ngữ ký hiệu Mỹ

Video liên quan

Chủ đề