Khối lượng kí hiệu là gì

Trọng lượng là gì? Khối lượng là gì? Đây là một trong số rất nhiều thắc mắc của người dùng mà chúng tôi nhận được nhiều trong thời gian qua. Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất quý khách hàng đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Nội dung bài viết

Tìm hiểu chi tiết về trọng lượng

Trọng lượng là gì ?

Trọng lượng là sức nặng của vật được thể hiện qua giá trị đo của cân lò xo hay lực kế lò xo. Nó biểu hiện đặc trưng cho lực nén của vật lên mặt sàn hay lực căng do vật gây ra lên lò xo của lực kế khi treo vật vào.

Khối lượng kí hiệu là gì
Trọng lượng là gì?

Trong khoa học kỹ thuật, trọng lượng của vật được xem là lực mà lực hấp dẫn tác dụng lên vật đó. Nó được kí hiệu bằng chữ W

Tựu chung, trọng lượng là cường độ của trọng lực tác lên vật, nó phụ thuộc vào khối lượng của vật và gia tốc trọng trường.

Đơn vị đo trọng lượng là gì?

Đơn vị đo trọng lượng là Newton, có kí hiệu là N. Trọng lượng của vật nặng 100g tương đương 1N.

Công thức tính trọng lượng

Công thức tính trọng lượng theo khối lượng (công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng) đó là:

P = m.g

Trong đó:

  • P là trọng lượng, đơn vị là N (niutơn, Newton (đơn vị))
  • m là khối lượng, đơn vị là kg (kilogram)
  • g: gia tốc trọng trường

Giá trị g theo quy ước trong chương trình phổ thông cơ sở là 9,81m/s2 tuy nhiên thực tế cho thấy giá trị gia tốc trọng trường thường thay đổi theo độ cao tại những nơi chịu lực hút của trái đất do đó, trọng lượng cũng thay đổi theo. Ví dụ chiếc máy bay có cân nặng 1000kg khi ở sân bay khối lượng của nó vẫn là 1000kg còn trọng lượng sẽ bằng 1000kg nhân với giá trị g tại sân bay. Khi máy bay cất cánh đến độ cao 9km khối lượng vẫn là 1000kg nhưng trọng lượng sẽ thay đổi bởi gia tốc trọng trường lúc này đã thay đổi.

Tìm hiểu chi tiết về khối lượng

Khối lượng là gì?

Khối lượng kí hiệu là gì
Khối lượng là gì?

Khối lượng là thước đo về số lượng vật chất tạo thành vật thể. Trong cơ học cổ điển, khái niệm trọng lượng được hiểu là số vật chất có trong một vật. Khối lượng được hiểu đơn giản nhất là sức nặng của vật trên mặt đất. Sau khi Newton (Newton) tìm ra các định luật cơ học, khái niệm khối lượng đã được hiểu rộng hơn, đó là khối lượng của vật nào có tỷ lệ tương đương lực hấp dẫn của vật đó lên các vật khác, do đó khối lượng m tỉ lệ với trọng lượng P qua g

Hiểu một cách đơn giản khối lượng của một vật chỉ lượng chất hình thành lên vật đó.

Đơn vị khối lượng

Đơn vị đo khối lượng là kilogram (kg), có kí hiệu là m. Dụng cụ được sử dụng để đo khối lượng là cân. Một số loại cân thường gặp đó là cân đòn, cân đồng hồ và cân y tế.

Ngoài ra, người ta cũng hay sử dụng gam, tấn, tạ để làm đơn vị đo khối lượng. 1000 g = 1 kg, 1 tạ = 100 kg, 1 tấn = 1000 kg,…

Ví dụ: Trên vỏ ngoài hộp sữa có ghi 397g thì đây chính là lượng sữa có chứa trong hộp.

Khối lượng kí hiệu là gì
Bảng quy đổi đơn vị khối lượng

Phân biệt sự khác nhau giữa trọng lượng và khối lượng

Trọng lượng và khối lượng là khác nhau, điều đó được thể hiện rõ ràng nhất thông qua khái niệm. Trọng lượng là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó, phụ thuộc vào khối lượng của vật và gia tốc trọng trường.

Khối lượng của một vật chỉ tính chất của vật đó nên ở bất cứ nơi đâu ngay cả môi trường chân không, dưới đáy đại dương hay vượt qua tầng đối lưu của trái đất thì khối lượng vâng không thay đổi.

Trọng lượng thì lại khác với khối lượng, nó thường biến đổi và phụ thuộc vào khối lượng, gia tốc trọng trường. Xét trên một vật cụ thể thì khối lượng thường là cố định nên lúc này trọng lượng chỉ còn phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.

Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn trả lời được câu hỏi trọng lượng là gì? Khối lượng là gì rồi chứ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách hàng hãy comment phía dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Trọng lượng là gì? Đây là đại lượng được sử dụng khá phổ biến trong vật lý. Để hiểu rõ hơn về khái niệm, công thức tính và ký hiệu của trọng lượng thì hãy theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây.

Khái niệm trọng lượng là gì?

Trên thực tế thì trọng lượng là đại lượng được sử dụng để chỉ sức nặng của một vật nào đó, thông qua giá trị đo của cân lò xo hoặc lực kế lò xo. Trọng lượng được biểu thị đặc trưng bởi lực nén của một vật lên mặt phẳng hoặc bởi lực căng do vật đó gây ra lên lò xo của lực kế treo vật.

Trong nghiên cứu vật lý, trọng lượng của một vật được quy định là lực mà lực hấp dẫn của trái đất tác dụng lên vật đó. Có ký hiệu quy ước là P. Nhìn chung thì trọng lượng chính là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật. Theo nghiên cứu, trọng lượng phụ thuộc chính là khối lượng và gia tốc trọng trường.

Khối lượng kí hiệu là gì

Trọng lượng là giá trị thể hiện cho lực tác nén tác động của một vật lên mặt sàn. Chính vì thế mà đơn vị dùng để đo trọng lượng là đơn vị đo của lực tác động. Lực được tính bằng đơn vị newton, có ký hiệu quy ước là N. Theo quy ước thì trọng lượng của 1 vật nặng 100g sẽ tương ứng với một lực là 1 newton.

Khối lượng kí hiệu là gì

Công thức tính trọng lượng theo quy ước

Trọng lượng được tính theo công thức chuẩn, đây là công thức liên hệ giữa khối lượng và gia tốc trọng trường. Ta có công thức tính trọng lượng như sau:

Khối lượng kí hiệu là gì

Trong đó:

  • m: Ký hiệu của khối lượng, được tính theo đơn vị kilogam (kg)
  • g: Gia tốc trọng trường có đơn vị là m/s2
  • P: Ký hiệu chỉ trọng lượng của một vật, được tính theo đơn vị Newton (N)

Để tính được trọng lượng của một vật thì bạn cần xác định được khối lượng của vật. Gia tốc g theo quy ước trong chương trình vật lý lấy được giá trị 9.81m/s2 . Trên thực tế thì gia tốc của trọng trường sẽ thay đổi phụ thuộc vào độ cao tại các vị trí khác nhau so với trái đất. Mỗi độ cao khác nhau thì lực hút của trái đất cũng có sự khác nhau, do đó trọng lượng cũng thay đổi theo.

Đơn cử như việc tính toán trọng lượng của một chiếc máy bay có cân nặng là khoảng 2000kg. Ở vị trí máy bay đứng yên tại sân bay thì khối lượng vẫn được giữ nguyên, giá trị gia tốc được lấy bằng 9.81m/s2. Tuy nhiên khi máy bay cất cánh lên với tốc độ khác nhau so với mặt đất thì trọng lượng lúc này cũng thay đổi theo giá trị của gia tốc trọng trường.

Tìm hiểu về trọng lượng riêng

Trọng lượng riêng là một đại lượng miêu tả mối quan hệ giữa trọng lượng và thể tích. Trọng lượng riêng của một vật chính là trọng lượng của 1m3 thể tích của chính vật đó. Do đó, đơn vị quy ước của trọng lượng riêng là N/m3 .

Công thức tính trọng lượng riêng của một vật

Theo đó thì trọng lượng riêng của một vật sẽ được tính theo công thức dưới đây:

Khối lượng kí hiệu là gì

Trong đó:

  • d: Ký hiệu của trọng lượng riêng, tính theo đơn vị N/m3
  • P: Trọng lượng của vật tính, được theo đơn vị Newton (N)
  • V: Thể tích của một vật, được tính theo đơn vị m3

Hướng dẫn cách xác định trọng lượng riêng của một vật

Để xác định trọng lượng riêng của một chất thì chúng ta thường căn cứ vào các đại lượng phụ thuộc như: Trọng lượng và thể tích.

Một ví dụ điển hình như tính trọng lượng riêng của một quả cân thì bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ để thực hiện đo và tính toán như sau:

  • Cho quả cân có khối lượng khoảng 100g. Yêu cầu đo trọng lượng riêng của vật chất cấu thành quả cân. Quả cân được buộc bằng một sợi dây.
  • Sử dụng bình chia định mức với hạn mức đo là 250cm3. Miệng bình chia đủ rộng để có thể cho quả cân vào trong. Trong bình đã chuẩn bị sẵn 10cm3 nước.
  • Sử dụng lực kế có giới hạn đo là 2.5 newton.

Cách thức để xác định trọng lượng riêng của quả cân 100g như sau:

  • Trước hết, cần sử dụng lực kế để đo trọng lượng của quả cân. Thực hiện bằng cách sử dụng sợi dây chỉ buộc nối giữa quả cân và lực kế. Khi đo xong thì sẽ biết được trọng lượng của quả cân.
  • Bước tiếp theo, cần tiến hành đo thể tích của quả cân. Cho quả cân vào bình chia định mức đã được chuẩn bị 10cm3 trong đó. Quan sát để xác định mực nước dâng lên bao nhiêu so với ban đầu. Rồi trừ đi số nước đã có sẵn trong bình để có thể tích của quả cân. Đơn vị thể tích lúc này được tính theo cm3.
  • Bước cuối cùng là thực hiện phép tính theo công thức trọng lượng riêng đã nêu ở trên. Chúng ta sẽ tính được chính xác trọng lượng riêng của quả cân là bao nhiêu.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về trọng lượng là gì? Công thức và ký hiệu của trọng lượng. Hy vọng với bài viết chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về trọng lượng cũng như công thức tính để áp dụng chính xác vào thực tiễn. Nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi nào, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.