Công việc của quản lý nhà hàng là gì

Xây dựng một bản mô tả công việc quản lý nhà hàng giúp chúng ta khái quát được toàn bộ công việc của người quản lý, đánh giá được khả năng, hiệu quả trong quản lý con người, hoạt động kinh doanh, quản lý khách hàng.

Công việc của quản lý nhà hàng là gì

Quản lý nhà hàng là gì?

Quản lý nhà hàng là người chịu trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của nhà hàng, từ quản lý nhân viên, quản lý tài sản, hàng hóa, quản lý bàn, quản lý tiêu chuẩn dịch vụ, tuyển chọn và đào tạo nhân viên, giải quyết các khiếu nại của khách hàng.

Bản mô tả công việc quản lý nhà hàng

Quản lý nhân viên

  • Đề xuất tuyển dụng các chức danh cho bộ phận nhà hàng.
  • Tham gia tuyển chọn và đào tạo nhân viên mới.
  • Tổ chức hướng dẫn, kèm cặp nhân viên theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhà hàng.
  • Tổ chức đánh giá kết quả đào tạo và thử việc.
  • Lên lịch công việc cho nhân viên hàng ngày, hàng tuần và điều chỉnh phát sinh.
  • Sắp xếp điều động nhân viên thực hiện công việc.
  • Đánh giá kết quả công việc và năng lực của nhân viên nhà hàng định kỳ.
  • Tổ chức thực hiện theo các quy định về quản lý nhân sự của công ty.

Xem thêm: [Đánh giá] TOP 5 phần mềm quản lý nhà hàng phổ biến nhất 2023

Quản lý hàng hoá, tài sản

  • Theo dõi số lượng công cụ dụng cụ tài sản hàng tháng, giải trình cho Giám đốc nhà hàng, kế toán số lượng hư hỏng, mất mát.
  • Lập phiếu hủy cho tài sản bị hư hỏng.
  • Làm phiếu transfer khi có yêu cầu.
  • Cùng bếp trưởng xử lý các loại món ăn bị hư hỏng.
  • Giải quyết sự cố và khiếu nại của khách
  • Trực tiếp giải quyết các khiếu nại của khách liên quan đến đồ ăn
  • Tổ chức việc theo dõi đánh giá sự thoả mãn của khách theo quy trình công ty.
  • Training cho nhân viên cách tiếp cận khách hàng khi có vấn đề cần báo ngay cho các cấp quản lý
  • Báo cáo Giám đốc điều hành kết quả giải quyết.

Quản lý bàn

Công việc của quản lý nhà hàng là gì

Quản lý trực tiếp giám sát toàn bộ công việc và nhân sự tại nhà hàng

  • Theo dõi lượng khách, kiểm tra việc chuẩn bị thực phẩm.
  • Cùng bếp trưởng kiểm tra và xác nhận thực đơn hàng ngày
  • Ghi lại đặt bàn & set up bàn
  • Điều hành công việc
  • Giải quyết các sự việc phát sinh liên quan hàng ngày.
  • Điều động nhân viên thực hiện công việc phát sinh trong ngày
  • Tổ chức buổi họp đầu ca để hướng dẫn, truyền đạt thông tin cho nhân viên.
  • Tổ chức việc thực hiện theo các yêu cầu, chỉ thị của giám đốc .
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, tuần, ngày cho bộ phận nhà hàng và tổ chức thực hiện.
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện công việc.

Quản lý tiêu chuẩn phục vụ

  • Tổ chức cơ chế giám sát và trực tiếp giám sát việc thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn của nhà hàng.
  • Báo cáo kết quả các sự việc hàng ngày cho giám đốc .
  • Đề xuất cải tiến các hoạt động của nhà hàng.

Công việc hàng ngày của quản lý nhà hàng

Đầu ngày

  • Họp nhanh bộ phận, thông báo tình hình khách sắp đón
  • Kiểm tra hình thức cá nhân.
  • Kiểm tra check list công việc , vệ sinh các khu vực trước giờ đón khách.
  • Xem xét các công việc trong ngày của bộ phận
  • Xem báo cáo, đề nghị.. của ngày hôm trước.

Trong ngày

  • Giải quyết các công việc phát sinh.
  • Đi 1 vòng để kiểm tra toàn bộ hoạt động của nhà hàng trước các giờ ăn của khách.

Cuối ngày

  • Xem xét các công việc trong ngày, các việc còn tồn đọng .
  • Đi 1 vòng kiểm tra các bộ phận 1 lần cuối.
  • Lập báo cáo chi tiết nội dung của tất cả các công việc diễn ra trong ngày.

Xem thêm: Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phầm trong nhà hàng

Báo cáo giám đốc nhà hàng

  • Báo cáo cho giám đốc về công việc quản lý, điều hành bộ phận theo nhiệm vụ được giao định kỳ tuần, tháng và báo cáo các trường hợp đột xuất hoặc các nhiệm vụ do giám đốc giao.
  • Báo cáo khách ăn hàng ngày: Tình hình ăn uống của khách, chất lượng, định lượng đồ ăn, đồ uống
  • Báo cáo tháng: Chất lượng phục vụ của bộ phận, chất lượng thực đơn và phản hồi của khách, nhân sự bộ phận, tình trạng trang thiết bị, tồn kho, đề nghị bảo dưỡng, thay thế.
  • Khi vắng mặt bàn giao cho Trợ lý được chỉ định thực hiện.

Để nhà hàng hoạt động suôn sẻ và hiệu quả cần có những người quản lý tài năng. Dù họ không phải là ông chủ, không phải là đầu bếp chính nhưng họ giữa một vai trò rất quan trọng quyết định sự thành bại của một nhà hàng. Vì vậy, chủ quán nên lưu ý đến vấn đề này để quản lý và vận hành hiệu quả nhà hàng của mình.

Quản lý nhà hàng làm những công việc gì?

Những công việc của một quản lý nhà hàng.

Quản lý nhân sự.

Quản lý chất lượng phục vụ.

Quản lý tài chính..

Quản lý cơ sở vật chất..

Quản lý quy trình kinh doanh và tiếp thị.

Quản lý và giải quyết những sự cố, khiếu nại của khách hàng..

Quản lý nhà hàng lương tháng bao nhiêu?

Lương quản lý nhà hàng bao nhiêu? Với nhà hàng độc lập, quản lý nhà hàng được xem như giám đốc nhà hàng, chịu trách nhiệm tổng thể hoạt động của nhà hàng. Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng mà vị trí này có mức lương dao động từ 15 – 45 triệu đồng/tháng.

Một nhà hàng có bao nhiêu quản lý?

Quản lý nhân viên, quản lý tài chính, quản lý hàng hóa, quản lý tài sản nhà hàng, quản lý tiêu chuẩn phục vục, điều hành công việc, giải quyết sự cố và khiếu nại của khách hàng,… Bạn sẽ phải quản lý, điều hành mọi hoạt động của cửa hàng.

Quản lý nhà hàng là như thế nào?

Quản lý nhà hàng là các công việc giúp kiểm soát hoạt động kinh doanh của nhà hàng sao cho tối ưu chi phí và lợi nhuận. Việc quản lý nhà hàng tốt giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu cho nhà hàng, thu hút khách hàng, tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí vận hành.