Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 143

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Video Giải KHTN 6 Bài 28: Lực ma sát - Cánh diều - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 28.

Quảng cáo

  • Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 142 KHTN lớp 6: Lực nào làm khối gỗ trên hình 28.1 dừng lại ....

    Xem lời giải

  • Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 142 KHTN lớp 6: Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát trượt trong khoa học và đời sống ....

    Xem lời giải

  • Tìm hiểu thêm 1 trang 142 KHTN lớp 6: Khi gặp trường hợp khẩn cấp, người đi xe đạp ....

    Xem lời giải

  • Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 143 KHTN lớp 6: Vì sao trong thí nghiệm này, dù có lực kéo nhưng khối gỗ vẫn đứng yên ....

    Xem lời giải

  • Câu hỏi trang 143 KHTN lớp 6: Hãy tưởng tượng em đẩy một hộp nặng trượt trên sàn nhà ....

    Xem lời giải

  • Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 trang 143 KHTN lớp 6: Hãy tìm ví dụ về lực ma sát nghỉ ....

    Xem lời giải

  • Luyện tập trang 143 KHTN lớp 6: Nếu lực ma sát rất nhỏ thì có thể xảy ra hiện tượng ....

    Xem lời giải

  • Hình thành kiến thức, kĩ năng 5 trang 144 KHTN lớp 6: Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động? ....

    Xem lời giải

  • Tìm hiểu thêm 2 trang 145 KHTN lớp 6: Hãy vẽ phác thảo bàn chân đẩy vào mặt đất theo hình 28.5 ....

    Xem lời giải

  • Câu hỏi trang 145 KHTN lớp 6: Em hãy cho biết vì sao dầu ở ổ trục bánh xe đạp làm cho xe đạp di chuyển dễ dàng hơn ....

    Xem lời giải

  • Vận dụng 1 trang 145 KHTN lớp 6: Hãy lấy ví dụ trong cuộc sống về ....

    Xem lời giải

  • Câu hỏi trang 146 KHTN lớp 6: Hãy lấy một ví dụ về việc ma sát giúp thúc đẩy chuyển động trong đời sống ....

    Xem lời giải

  • Câu hỏi trang 146 KHTN lớp 6: Giải thích vì sao khi đi chân trần trên đường đất trơn thì rất khó đi ....

    Xem lời giải

  • Câu hỏi trang 146 KHTN lớp 6: Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông ....

    Xem lời giải

  • Tìm hiểu thêm 3 trang 146 KHTN lớp 6: Khi xe đang di chuyển, người lái xe thấy có nguy hiểm phía trước ....

    Xem lời giải

  • Vận dụng 2 trang 146 KHTN lớp 6: Hãy thảo luận với bạn để đề xuất cách làm giảm tác hại ....

    Xem lời giải

  • Hình thành kiến thức, kĩ năng 6 trang 147 KHTN lớp 6: Em hãy tìm các ví dụ về vật hay con vật chuyển động nhanh trong nước ....

    Xem lời giải

  • Câu hỏi trang 147 KHTN lớp 6: Kết quả thu được cho thấy lực cản do nước tác động vào xe lớn hơn ....

    Xem lời giải

  • Hình thành kiến thức, kĩ năng 7 trang 147 KHTN lớp 6: Bước 1: Lắp các dụng cụ thành bộ như hình 28.6 ....

    Xem lời giải

  • Tìm hiểu thêm 4 trang 148 KHTN lớp 6: Em hãy thả đồng thời từ cùng một độ cao, hai tờ giấy giống hệt nhau ....

    Xem lời giải

  • Vận dụng 3 trang 148 KHTN lớp 6: Em hãy cho biết trong các hiện tượng sau đây, ma sát có lợi hay có hại ....

    Xem lời giải

  • Vận dụng 4 trang 148 KHTN lớp 6: Phải làm thế nào để tăng ma sát có lợi hay giảm ma sát có hại ....

    Xem lời giải

Quảng cáo

Bên cạnh đó là Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 28 sách Cánh diều chi tiết:

  • Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Lực ma sát

    Xem lời giải

Quảng cáo

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo khác:

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết KHTN 6 Bài 28: Lực ma sát (hay, chi tiết)

1. Lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt xuất hiện khi hai vật trượt trên nhau, cản trở chuyển động của chúng.

- Ví dụ:

Lực ma sát trượt xuất hiện do má phanh ép sát vào vành xe, cản trở chuyển động của bánh xe.

2. Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật bị kéo hoặc đẩy mà vẫn đứng yên trên một bề mặt.

- Ví dụ:

3. Lực ma sát và bề mặt tiếp xúc

- Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.


4. Ma sát và chuyển động

Trong cuộc sống, ma sát có thể cản trở nhưng cũng có thể giúp thúc đẩy chuyển động.

a. Làm giảm ma sát

- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng hàng khi ta muốn đẩy thùng, cách khắc phục là dùng xe lăn để giảm lực ma sát.

- Lực ma sát cản trở chuyển động của cần kéo nhị vào dây cung, cách khắc phục là phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.

b. Làm tăng ma sát

- Lực ma sát giúp ta viết phấn lên bảng được dễ dàng hơn.

- Lực ma sát giúp các hành lí nằm yên trên băng chuyền, để vận chuyển được dễ dàng hơn.

c. Ma sát và an toàn giao thông

Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông. Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xe lăn trên đường không bị trượt.


5. Lực cản của nước

Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau.

Ví dụ:

Bơi ở dưới nước ta cảm thấy bị cản trở nhiều hơn trên cạn.

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 28: Lực ma sát (có đáp án)

Câu 1: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để

A. tăng ma sát nghỉ        

B. tăng ma sát trượt        

C. tăng quán tính  

D. tăng ma sát lăn

Hiển thị đáp án

Lời giải

Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để tăng ma sát trượt.

Chọn đáp án B

Câu 2: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn

B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường

C. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Hiển thị đáp án

Lời giải

A – lực đàn hồi

B – lực ma sát lăn

C – lực ma sát trượt

D – lực ma sát trượt

Chọn đáp án A

Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?

A. Ma sát làm mòn lốp xe         

B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.

C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe      

D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.

Hiển thị đáp án

Lời giải

A – ma sát có hại vì làm mòn lốp xe

B – ma sát có lợi vì giúp thúc đẩy chuyển động

C – ma sát có hại vì làm mòn trục và bánh xe

D – ma sát có hại vì làm cản trở chuyển động của vật

Chọn đáp án B

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát

A. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt

B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy

C. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy

D. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác

Hiển thị đáp án

Lời giải

A – đúng

B – sai, vì khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy để giúp vật dừng lại.

C – sai, vì khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy, thì vật mới tăng tốc độ được.

D – sai, vì lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này lăn trên vật khác

Chọn đáp án A

Câu 5: Hiếu đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào có lực ma sát lớn hơn?

A. Không so sánh được.  

B. Lăn vật

C. Cả 2 cách như nhau    

D. Kéo vật

Hiển thị đáp án

Lời giải

Ta có, lực ma sát trượt lớn hơn lực ma sát lăn

=> cách kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có lực ma sát lớn hơn cách lăn vật trên mặt phẳng nghiêng.

Chọn đáp án D

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Cánh diều (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ đề