Khi báo giảm cần đóng những khoản bảo hiểm nào năm 2024

Hiện tại cơ quan BHXH tính truy thu 4,5% BHYT trong tháng nghỉ ốm với trường hợp này. Bà Lê hỏi, tại sao trong tháng nghỉ ốm người lao động lại bị truy thu BHYT? Nếu công ty không kịp thời làm thủ tục ốm dài ngày thì người lao động sẽ không được sử dụng thẻ BHYT vào tháng sau có đúng không? Giả sử người lao động nghỉ ốm 15 ngày trong tháng, báo giảm từ đúng tháng đó., vậy tháng sau, người lao động có tiếp tục được dùng BHYT để nghỉ nốt 15 ngày và không phải đóng các loại bảo hiểm không?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Tại Tiết a Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 50 quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam đã hướng dẫn: Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.

Như vậy, trong tháng công ty báo giảm chậm sẽ phải đóng BHYT cho người lao động đến hết tháng đó.

Tuy nhiên, sau khi công ty nộp đủ hồ sơ, chứng từ cho cơ quan BHXH để làm thủ tục báo giảm theo chế độ ốm đau dài ngày theo quy định của pháp luật BHXH cho người lao động thì số tiền BHYT đã thu trong tháng người lao động nghỉ ốm sẽ được hoàn trả theo hình thức bù trừ ở tháng tiếp theo.

Trong trường hợp người lao động báo giảm ở đúng tháng người lao động nghỉ ốm, công ty và người lao động chưa hoàn thiện hồ sơ để hưởng chế độ ốm đau dài ngày theo pháp luật BHXH cho người lao động, tháng sau người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì người lao động sẽ không đóng BHXH, BHYT của tháng sau đó theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH.

Trường hợp công ty và người lao động đã nộp đủ hồ sơ, chứng từ cho cơ quan BHXH để làm thủ tục nghỉ theo chế độ ốm đau dài ngày theo quy định của pháp luật BHXH vào tháng người lao động nghỉ ốm và trong tháng tiếp theo người lao động tiếp tục nghỉ theo chế độ ốm đau dài ngày từ 14 ngày trở lên thì người lao động không phải đóng BHYT và vẫn được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

Công ty cần làm hồ sơ báo tăng, báo giảm BHXH cho nhân viên khi có sự thay đổi về nhân sự. Cách thức báo tăng, báo giảm bảo hiểm xã hội như thế nào, có làm qua mạng (online) được không, Anpha sẽ cung cấp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Mức đóng BHXH khi báo tăng

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của 1 nhân viên khi báo tăng cũng tương tự như 1 nhân viên đã đóng lâu năm. Cụ thể tỷ lệ đóng/tiền lương như sau:

Khi báo giảm cần đóng những khoản bảo hiểm nào năm 2024

Ví dụ: Lương đóng BHXH của người lao động là 5.000.000đ thì tiền đóng BHXH là: 32% x 5.000.000đ = 1.600.000đ.

Đối với trường hợp báo tăng cho nhân viên vào thời điểm lùi so với thời điểm hiện tại, thì khách hàng phải đóng phạt truy thu.

Ví dụ: Người lao động làm việc ở công ty từ tháng 01/2020. Nhưng đến tháng 03/2020 công ty mới làm thủ tục báo tăng BHXH cho nhân viên. Trường hợp này ngoài tiền đóng BHXH của tháng 01, 02, 03/2020, theo mức đóng quy định, công ty còn phải đóng tiền lãi do đóng trễ tháng 01, 02/2020.

Hồ sơ làm thủ tục báo tăng, báo giảm BHXH và nơi nộp

Trong công ty đang tham gia BHXH và có nghiệp vụ phát sinh trong tháng, bạn cần báo tăng cho nhân viên khi có nhân viên mới hoặc báo giảm cho nhân viên khi có nhân viên thôi việc. Trình tự hồ sơ thực hiện theo các bước như sau:

Đối với báo tăng nhân viên cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

1. Trường hợp công ty báo tăng mới lần đầu, chưa có mã đơn vị:

Hồ sơ bao gồm:

  • Hợp đồng lao động giữa công ty với nhân viên, HĐLĐ có ký tên, đóng dấu.
  • Bản sao y công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.
  • Tờ khai TK3-TS.
  • Tờ khai TK1-TS (1 bản/người).
  • Mẫu D02-TS.
  • Bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên, chỉ cung cấp trong trường hợp báo tăng lùi so với thời điểm hiện tại.
  • Thông tin của nhân viên báo tăng bảo hiểm xã hội, điền đầy đủ theo phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) 600 của BHXH.

TẢI TRỌN BỘ Hồ sơ báo tăng BHXH.

Hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH quản lý (không nộp online).

2. Trường hợp công ty báo tăng, đã có mã đơn vị:

Tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng bằng cách đăng ký tài khoản và nộp trực tuyến bằng chữ ký số.

Đối với báo giảm nhân viên:

Công ty tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến tương tự thủ tục báo tăng lao động khi công ty đã có mã đơn vị.

Thời gian giải quyết hồ sơ báo tăng, báo giảm BHXH

Trong vòng 5 ngày làm việc, người nộp hồ sơ sẽ nhận được kết quả.

Đối với báo tăng: Người nộp hồ sơ sẽ nhận được sổ BHXH và thẻ BHYT. Nếu nhân viên báo tăng trước đây đã từng tham gia bảo hiểm xã hội và đã có sổ BHXH thì họ chỉ nhận được thẻ BHYT. Vì mỗi một người lao động tham gia BHXH chỉ được cấp 1 sổ BHXH. Trong trường hợp người lao động làm mất hoặc thất lạc thì phải làm hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH.

Đối với báo giảm: Sau khi hoàn tất thủ tục báo giảm cho nhân viên, nếu nhân viên nghỉ hẳn, công ty làm hồ sơ, thủ tục chốt sổ BHXH cho nhân viên (theo phiếu giao nhận hồ sơ 620) và nộp lên cơ quan BHXH quản lý cùng với sổ BHXH. Trong trường hợp nhân viên nghỉ thai sản hoặc nghỉ do ốm đau trên 14 ngày, công ty sẽ báo giảm cho nhân viên. Sau thời gian thai sản hoặc ốm đau, nhân viên đi làm trở lại thì công ty làm thủ tục báo tăng.

Xem thêm: Thủ tục chốt sổ BHXH.

Trên đây là chi tiết về thủ tục, hồ sơ báo tăng báo giảm bảo hiểm xã hội cập nhật mới nhất. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, cần tư vấn thêm thông tin pháp lý hay dịch vụ của Anpha, vui lòng gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc), 0939 35 6866 (Miền Trung) hoặc 0902 60 2345 (Miền Nam) để được hỗ trợ!

Báo giảm khi nào không phải đóng BHYT?

Trong trường hợp người lao động báo giảm ở đúng tháng người lao động nghỉ ốm, công ty và người lao động chưa hoàn thiện hồ sơ để hưởng chế độ ốm đau dài ngày theo pháp luật BHXH cho người lao động, tháng sau người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì người lao động sẽ không ...

Khi nào thì báo giảm nghỉ không lương?

Như vậy: Trường hợp NLĐ không làm việc, không hưởng lương hoặc nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì doanh nghiệp thực hiện báo giảm lao động để không thực hiện đóng BHXH tháng đó.

Báo giảm BHXH khi nào thì bị truy thu BHYT?

Như vậy trường hợp sau 14 ngày người lao động nghỉ không lương mà doanh nghiệp không báo giảm lao động sẽ thuộc trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm. Doanh nghiệp sẽ bị truy thu số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.

Báo giảm lao động trước ngày báo nhiêu của tháng?

Khi có sự phát sinh giảm BHXH, quy trình báo giảm sẽ áp dụng từ ngày 01 tháng sau. Tuy nhiên, đôi khi để tránh đóng thêm phí vào thẻ tháng sau, đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau từ ngày 28 tháng trước. Trong tình huống này, quan trọng là sau khi đã báo giảm, không được phép báo phát sinh cho tháng trước.