Khái niệm thang điểm đánh giá năm 2024

Thang đánh giá là công cụ đo lường mức độ mà HS đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó.

Có 3 hình thức biểu hiện cơ bản của thang đánh giá là thang dạng số, thang dạng đồ thị và thang dạng mô tả.

– Thang đánh giá dạng số: là hình thức đơn giản nhất của thang đánh giá trong đó mỗi con số tương ứng với một mức độ thực hiện hay mức độ đạt được của sản phẩm. Khi sử dụng, GV đánh dấu hoặc khoanh tròn vào một con số chỉ mức độ biểu hiện mà HS đạt được. Thông thường, mỗi con số chỉ mức độ được mô tả ngắn gọn bằng lời.

Ví dụ: Hãy khoanh tròn vào con số thể hiện mức độ diễn đạt ngôn ngữ của HS trong quá trình thuyết trình (trong đó 1 – không bao giờ; 2 – hiếm khi; 3 – thỉnh thoảng; 4 – thường xuyên; 5 – luôn luôn)

Khái niệm thang điểm đánh giá năm 2024

– Thang đánh giá dạng đồ thị: mô tả các mức độ biểu hiện của đặc điểm, hành vi theo một trục đường thẳng. Một hệ thống các mức độ được xác định ở những điểm nhất định trên đoạn thẳng và người đánh giá sẽ đánh dấu (X) vào điểm bất kì thể hiện mức độ trên đoạn thẳng đó. Với mỗi điểm cũng có những lời mô tả mức độ một cách ngắn gọn.

Ví dụ: HS tham gia vào các hoạt động chung của lớp thế nào?

Khái niệm thang điểm đánh giá năm 2024

– Thang đánh giá dạng mô tả: là hình thức phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất của thang đánh giá, trong đó mỗi đặc điểm, hành vi được mô tả một cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể ở mỗi mức độ khác nhau. Hình thức này yêu cầu người đánh giá chọn một trong số những mô tả phù hợp nhất với hành vi, sản phẩm của HS.

Người ta còn thường kết hợp cả thang đánh giá số và thang đánh giá mô tả để việc đánh giá được thuận lợi hơn.

Ví dụ: Chỉ ra mức độ về việc sử dụng từ ngữ của HS khi thực hiện thuyết trình.

Khái niệm thang điểm đánh giá năm 2024

Như vậy, nếu bảng kiểm tra chỉ đưa ra cho người đánh giá 2 lựa chọn cho mỗi tiêu chí nào đó thì thang đánh giá lại đưa ra nhiều lựa chọn với mức độ rõ ràng hơn.

2. Mục đích sử dụng

Thang đánh giá dùng để đánh giá sản phẩm, quá trình hoạt động hay một phẩm chất nào đó ở HS. Với một thang đánh giá được thiết kế sẵn, người đánh giá so sánh hoạt động, sản phẩm hoặc biểu hiện về phẩm chất của HS với những mức độ trên thang đo để xác định xem HS đạt được ở mức độ nào.

Thang đánh giá rất có giá trị trong việc theo dõi sự tiến bộ của HS. Nếu GV lưu giữ bản sao chép thang đánh giá qua một số bài tập/nhiệm vụ khác nhau ở những thời điểm khác nhau, sẽ có một hồ sơ để giúp theo dõi và đánh giá tiến bộ của mỗi HS. Để làm điều này một cách hiệu quả, cần phải sử dụng một khung tiêu chí chung và cùng một thang đánh như nhau giá trên tất cả các bài tập/nhiệm vụ đó. Bên cạnh đó, thang đánh giá còn cung cấp thông tin phản hồi cụ thể về những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi bài làm của HS để giúp họ biết cách điều chỉnh việc học hiệu quả hơn.

3. Thời điểm sử dụng

Thang đánh giá được sử dụng trong nhiều thời điểm khác nhau của quá trình dạy học và giáo dục. Chúng được sử dụng nhiều nhất trong quá trình GV quan sát các hoạt động học tập, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của HS, trong quá trình quan sát các sản phẩm của HS hay dùng khi đánh giá các biểu hiện về phẩm chất nhất định ở HS.

Việc đo lường trong nghiên cứu thường gắn liền với những con số, những con số này biểu hiện các đặc trưng cần quan sát. Vì vậy, các nhà nghiên cứu phải xây dựng thang đo để đo lường các đặc tính của sự vật được quan sát, nghiên cứu. Thang đo lường được xem như 1 kế hoạch được sử dụng đo lường các đặc tính của sự vật thông qua các con số.

Trong nghiên cứu khoa học, có nhiều loại thang đo lường. Người nghiên cứu sử dụng loại thang đo nào là tùy dạng nghiên cứu trong thực tiễn. Mỗi thang đo đều bao hàm các giả định về mối quan hệ đối với mỗi tình huống thực tế. Cho nên, mỗi loại thang đó có ý nghĩa khác nhau đối với sự quan sát và nghiên cứu.

Các công cụ đo lường được sử dụng trong việc thu thập và nghiên cứu dữ liệu thường có những đặc tính hoặc ít nhất 1 trong 4 cấp bậc đo lường (4 loại thang đo) là: Thang đo biểu danh, thang đo thứ tự, thang đo khoảng và thang đo tỉ lệ.

2. Các loại thang đo trong thống kê

2.1. Thang đo định danh (biểu danh, phân loại) – Nominal Scale

Thang đo biểu danh là thang đo sử dụng các con số hoặc kí tự đánh dấu để phân loại đối tượng hoặc sử dụng như ký hiệu để phân biệt và nhận dạng đối tượng. Tức là các biểu hiện của dữ liệu không có sự hơn kém, khác biệt về thứ bậc. Các con số, ký hiệu không có mối quan hệ hơn kém, không thực hiện các phép tính đại số. Các con số ở đây chỉ mang tính chất mã hóa. Thang đo định danh được sử dụng như là biến giả (dummy variable) trong thống kê và phân tích hồi quy.

Ví dụ:

Ví dụ 1: Giới tính của người trả lời: Nữ (0); Nam (1) .

Ví dụ 2: Tình trạng hôn nhân của người trả lời: Đã có gia đình (0); Chưa có gia đình (1).

Ví dụ 3: Mức thu nhập của người trả lời: Dưới 10 triệu (1); 10 – 20 triệu (2); 20 – 30 triệu (3); Trên 30 triệu (4)

2.2. Thang đo thứ tự – Ordinal Scale

Thang đo này cung cấp thông tin về mối quan hệ thứ tự giữa các sự vật. Tính chất của thang đo lường này bao gồm cả thông tin về sự định danh và xếp hạng theo thứ tự. Nó cho phép xác định một đặc tính của một sự vật này có hơn một sự vật khác hay không, nhưng không cho phép chỉ ra mức độ sự khác biệt này. Cũng giống như thang định danh, các phép toán số học thông dụng như: cộng, trừ, nhân, chia không thể áp dụng trong thang đo thứ tự. Thang đo thứ tự được dùng rất phổ biến trong nghiên cứu để đo lường thái độ, ý kiến, quan điểm, nhận thức và sở thích. Đây cũng là loại thang đo phổ biến khi thực hiện khảo sát lấy dữ liệu sơ cấp.

Ví dụ: Một người nghiên cứu đang muốn thăm dò sự ưa thích của khách hàng về 5 cửa hàng mà họ đang xem xét ở ví dụ trên bằng cách đề nghị người trả lời xếp hạng ưa thích của họ đối với các cửa hàng đó theo thứ tự ưa thích nhất thì người trả lời sẽ xếp thứ 1, tiếp theo là thứ 2, 3, 4 và 5 cho từng cửa hàng.

2.3. Thang đo khoảng – Interval Scale

Nếu thang đo thứ tự chỉ cho phép người nghiên cứu biểu thị sự khác nhau nhưng chưa cho phép người nghiên cứu có thể so sánh sự khác nhau đó thì thang đo khoảng có tất cả các thông tin của một thang thứ tự và nó còn cho phép so sánh sự khác nhau giữa các thứ tự đó. Có thể nói, thang đo khoảng là một dạng đặc biệt của thang đo thứ tự vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc.

Đối với các dữ liệu khoảng, người nghiên cứu có thể làm các phép tính cộng trừ, phân tích những phép thống kê thông thường như số trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai, có thể được sử dụng, tuy nhiên không thể sử dụng các phép nhân chia.

Ví dụ: Khoảng cách giữa 7 điểm và 8 điểm bằng khoảng cách giữa 3 điểm và 4 điểm trong thang điểm 10.

2.4. Thang đo tỉ lệ – Ratio Scale

Thang đo tỷ lệ có tất cả các đặc điểm của thang định danh, thang thứ tự và thang khoảng cách và ngoài ra nó còn có điểm 0 (zero) cố định. Do vậy, với thang đo này người nghiên cứu có thể xác định, xếp hạng thứ tự, so sánh các khoảng cách hay những sự khác biệt và cho phép tính toán tỷ lệ giữa các giá trị của thang đo. Người nghiên cứu có thể nói đến các khái niệm gấp đôi, một nửa…. trong thang đo này.

Ví dụ: Thu nhập trung bình một tháng của ông A là 2 triệu đồng và thu nhập của bà B là 4 triệu đồng thì ta có thể nói rằng thu nhập trung bình trong một tháng của bà B gấp 2 lần thu nhập của ông A.