Đánh giá theo hsmt căn cứ năm 2024

Đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Điểm a, Khoản 2, Điều 36 Luật Đấu thầu quy định phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện.

Theo đó, việc xác định phần công việc đã thực hiện được thực hiện theo quy định nêu trên.

Đối với đánh giá hồ sơ dự thầu, theo quy định tại Mẫu E-HSMT xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022, Chương IV bao gồm các biểu mẫu mà bên mời thầu và nhà thầu sẽ phải hoàn chỉnh để thành một phần nội dung của E-HSMT và E-HSDT. Chương này được số hóa dưới dạng webform. Bên mời thầu và nhà thầu cần nhập các thông tin vào webform tương ứng phù hợp với gói thầu để lập 2 E-HSMT, E-HSDT trên Hệ thống (bao gồm bảng tổng hợp giá dự thầu).

Theo đó, việc đánh giá về giá dự thầu căn cứ nội dung kê khai trên webform của nhà thầu mà không căn cứ vào file đính kèm.

Đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn

(MPI) - Câu hỏi của Công ty Cổ phần Hóa chất cơ bản miền Nam.

(Nội dung câu hỏi kèm theo)

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 15 Khoản 1) quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo hướng dẫn tại Khoản 15.1 Mục 15 Chương I Mẫu E-HSMT cung cấp dịch vụ tư vấn ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu liên danh là tổng năng lực và kinh nghiệm của các thành viên trên cơ sở phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận, trong đó từng thành viên phải chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình là đáp ứng yêu cầu của HSMT cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh.

Đối với vấn đề của Quý Công ty, việc đánh giá E-HSMT được thực hiện theo quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của bên mời thầu, tổ chuyên gia (Điều 75 và Điều 76 Luật Đấu thầu).

Ngoài ra, tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu tư vấn được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương III Mẫu E-HSMT cung cấp dịch vụ tư vấn ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT. Theo đó, việc E-HSMT đưa yêu cầu “doanh thu trung bình về dịch vụ tư vấn trong 03 năm (2018-2020)” để đánh giá kinh nghiệm và năng lực là không phù hợp, có thể dẫn đến hạn chế sự tham gia của nhà thầu./.

Đầu tiên, nhà thầu cần nắm một số nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu để chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định của bên mời thầu/ chủ đầu tư và Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Được quy định tại Khoản 2, Điều 32, Thông tư 08/2022/ TT-BKHĐT về nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, thì:

2. Nguyên tắc đánh giá E-HSDT:
  1. Việc đánh giá E-HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT và các yêu cầu khác trong E-HSMT, các tài liệu làm rõ E-HSMT, căn cứ vào E-HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ E-HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu;
  1. Sau khi lựa chọn được danh sách ngắn, trường hợp nhà thầu thay đổi tư cách tham dự thầu thì gửi văn bản đến bên mời thầu để xem xét, chấp thuận. Trường hợp bên mời thầu chấp thuận, nhà thầu phải đính kèm các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm trong E-HSDT theo tư cách tham dự thầu mới;
  1. Đối với các nội dung Hệ thống đánh giá tự động, trường hợp nhà thầu không kê khai thông tin hoặc có kê khai nhưng không đúng, không đầy đủ, không đáp ứng theo yêu cầu của E-HSMT thì Hệ thống sẽ đánh giá nhà thầu "không đạt" ở nội dung này. Tổ chuyên gia không thể sửa đổi kết quả đánh giá từ "không đạt" thành "đạt" khi Hệ thống đã đánh giá "không đạt". Trường hợp các thông tin mà nhà thầu cam kết, kê khai trong E-HSDT không trung thực dẫn đến làm sai lệch kết quả đánh giá E-HSDT của nhà thầu thì nhà thầu sẽ bị coi là gian lận và bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 122 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP;
  1. Đối với bảo đảm dự thầu, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin kê khai trên webform và file đính kèm thì thông tin trong file đính kèm là cơ sở để đánh giá;

đ) Đối với hợp đồng tương tự, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin về hợp đồng kê khai trên webform và file tài liệu chứng minh các thông tin về hợp đồng đó thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ E-HSDT;

Trường hợp các hợp đồng mà nhà thầu kê khai, đính kèm trong E-HSDT không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung hợp đồng khác từ hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống để đáp ứng yêu cầu của E-HSMT trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc. Trường hợp nhà thầu không có hợp đồng đáp ứng yêu cầu của E-HSMT thì nhà thầu bị loại.

  1. Đối với xuất xứ của hàng hóa, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin kê khai trên webform và file đính kèm thì bên mời thầu yêu cầu làm rõ E-HSDT;
  1. Đối với các nội dung ngoài các nội dung nêu tại các điểm d, đ và e khoản này, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin kê khai trên webform và file đính kèm thì thông tin trên webform là cơ sở để xem xét, đánh giá;
  1. Tại bước đánh giá về tài chính, trường hợp nhà thầu không kê khai thông tin trong biểu mẫu về ưu đãi hàng hóa sản xuất trong nước (đối với gói thầu mua sắm hàng hóa) để làm cơ sở tính toán ưu đãi thì nhà thầu sẽ không được hưởng ưu đãi;
  1. Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng phải chuẩn bị các tài liệu để đối chiếu, chứng minh các thông tin mà nhà thầu kê khai trong E-HSDT. Đối với các nội dung về tính hợp lệ, lịch sử không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu, thực hiện nghĩa vụ thuế, doanh thu bình quân hằng năm, giá trị tài sản ròng đã được Hệ thống đánh giá tự động là "đạt" theo thông tin kê khai, trích xuất trong E-HSDT mà tổ chuyên gia đánh giá lại là "không đạt" thì tổ chuyên gia chỉnh sửa lại kết quả đánh giá từ "đạt" thành "không đạt". Trong trường hợp này, bên mời thầu mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp đồng mà không phải phê duyệt lại danh sách xếp hạng. Đối với thông tin về thực hiện nghĩa vụ thuế, doanh thu bình quân hằng năm, giá trị tài sản ròng từ năm 2021 trở đi, bên mời thầu chỉ đối chiếu nếu nhà thầu cập nhật thông tin mà không đối chiếu trong trường hợp các thông tin trên do Hệ thống tự động trích xuất từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thuế điện tử.

Tips nộp hồ sơ dự thầu qua mạng để vượt qua “vòng loại”

Khi tiến hành mở thầu, hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ được đánh giá theo 02 mục: Hệ thống tự động đánh giá và Tổ chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá. Dưới đây là một số tips nhà thầu cần nắm khi nộp hồ sơ dự thầu qua mạng để không bị loại ngay khi mở thầu.

Hệ thống tự động đánh giá

Các nội dung mà hệ thống sẽ đánh giá tự động khi nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, bao gồm:

  • Tư cách hợp lệ của nhà thầu. Được đánh giá theo cam kết của nhà thầu trong đơn dự thầu.
  • Lịch sử hợp đồng không hoàn thành. Mẫu số 07 trên webform khi nộp hồ sơ dự thầu.
  • Thực hiện nghĩa vụ thuế. Được đánh giá theo các cam kết của nhà thầu trong đơn dự thầu.
  • Kết quả hoạt động tài chính. Nhà thầu nhập đúng theo tình hình tài chính của đơn vị và phải đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Cần lưu ý, giá trị của tài sản ròng phải lớn hơn 0 (>0), nếu vì bất kỳ lý do gì dẫn đến việc nhà thầu kê khai bị lỗi hoặc nhầm lẫn làm cho giá trị tài sản ròng nhỏ hơn 0 (<0) thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu ngay lập tức sẽ bị loại (kể cả khi file đính kèm là đúng).
  • Doanh thu bình quân. Tương tự như kết quả hoạt động tài chính, nhà thầu cũng kê khai chính xác về số liệu doanh thu bình quân hàng năm, hệ thống cũng sẽ đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu là “Không đạt” nếu việc nhập số liệu có sai sót.

Tổ chuyên gia đánh giá

Hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ được đánh giá bởi Tổ chuyên gia. Tổ chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá thông qua webform nhập liệu trên hệ thống và những hồ sơ mà nhà thầu đính kèm lên hệ thống khi nộp hồ sơ dự thầu. Tại đây, nhà thầu cần lưu ý một số nội dung sau:

  • Bảo đảm dự thầu. Được đánh giá tiếp trên file scan mà nhà thầu đính kèm khi nộp hồ sơ dự thầu. Mặc dù hệ thống đã đánh giá nhưng Tổ chuyên gia cũng phải đánh giá ở bản scan.
  • Thỏa thuận liên danh. Lưu ý phải phân chia công việc cho phù hợp, đảm bảo các công việc phải có trong mẫu số 11 - Bảng tổng hợp giá dự thầu trên webform nộp hồ sơ dự thầu.
  • Nguồn lực tài chính. Được đánh giá theo mẫu số 08 trên webform nộp hồ sơ dự thầu. Nếu trường hợp nhà thầu quên hoặc không kê khai tại mẫu số 08 thì nội dung cam kết tín dụng sẽ được Tổ chuyên gia đánh giá dựa trên bản scan đã nộp của nhà thầu để đánh giá.
  • Hợp đồng tương tự, Nhân sự, Thiết bị. Được Tổ chuyên gia đánh giá bằng những thông tin đã kê khai trên webform và những hồ sơ đính kèm khi nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên, nếu có sai khác thì nhà thầu sẽ được yêu cầu làm rõ để gửi hồ sơ cho bên mời thầu đánh giá lại.
  • Hồ sơ đề xuất kỹ thuật. Đánh giá theo các bước “Đạt” hoặc “Không đạt”.

<div style="box-sizing: border-box; font-family: -apple-system, BlinkMacSystemFont, " segoe="" ui",="" roboto,="" "helvetica="" neue",="" arial,="" "noto="" sans",="" sans-serif,="" "apple="" color="" emoji",="" "segoe="" ui="" symbol",="" emoji";="" font-size:="" 16px;="" text-align:="" justify;"="">Như vậy, để không bị loại hồ sơ dự thầu một cách không đáng có thì nhà thầu nên nắm một số nội dung ở trên nhé. Cần kiểm tra lại hồ sơ trước khi ấn “Nộp” để đảm bảo có cơ hội trúng thầu cao hơn.