Huyện duy tiên ở đâu

Duy Tiên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Nam, phía bắc giáp huyện Phú Xuyên của thành phố Hà Nội, phía đông đối diện với thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động của tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng và huyện Lý Nhân, phía nam giáp huyện Bình Lục và thành phố Phủ Lý, phía tây giáp Hà Nội và huyện Kim Bảng. Diện tích chủ yếu của huyện là đồng bằng.

Huyện duy tiên ở đâu
Uỷ ban nhân dân huyện Duy Tiên

2. Lịch sử hình thành huyện Duy Tiên

Huyện Duy Tiên ban đầu vốn là huyện Duy Tân, thành lập và đặt tên năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đời Lê Thánh Tông. Đến đời Lê Trung hưng, đầu niên hiệu Hoằng Định (1601-1619) do kiêng tên huý Kính Tông Lê Duy Tân, đổi là huyện Duy Tiên.
Sau năm 1954, huyện Duy Tiên có 27 xã. Ngày 10-1-1984, thành lập thị trấn Đồng Văn trên cơ sở 15 ha diện tích tự nhiên của xã Duy Minh và 130 ha diện tích tự nhiên của xã Hoàng Đông.

Huyện duy tiên ở đâu
Chùa Long Đọi Sơn

Ngày 1-4-1986, thành lập thị trấn Hòa Mạc – thị trấn huyện lị của huyện Duy Tiên – trên cơ sở 46,68 ha diện tích tự nhiên của xã Yên Bắc và 122,31 ha diện tích tự nhiên của xã Trác Văn.
Đến nay,, huyện Duy Tiên có 2 thị trấn và 16 xã.

3. Danh lam thắng cảnh huyện Duy Tiên

Huyện Duy Tiên nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Nam, là quê hương giàu truyền thống cách mạng. Duy Tiên nổi tiếng với thắng cảnh và di tích nổi tiếng có giá trị kiến trúc trăm năm, du lịch Hà Nam, các bạn sẽ được tham quan các điểm đến như:

Huyện duy tiên ở đâu
Làng dệt Nha Xá cùng với Hà Đông là hai làng dệt nổi tiếng ở miền Bắc nước ta
  • Đình Ngọc Động (làng Ngọc Động, xã Hoàng Đông): Thờ Phạm Phúc tướng công thời Hùng Vương, làng có nghề mây giang đan tryền thống
  • Đền Huê Sen – Nằm dọc đê sông Hồng thuộc địa phận thôn Dỹ Phố – Mộc bắc – Duy tiên – Hà nam
  • Chùa Linh Quy Tự – Là một ngôi chùa cổ được xây dựng hàng trăm năm nay. Thuộc địa phận Thôn Dỹ Phố
  • Chùa Long Đọi Sơn nằm trên Núi Đọi tại xã Đọi Sơn gắn liền với vị vua Lê Đại Hành và lễ Tịch Điền mới được phục hồi từ 2009
  • Đền Lảnh Giang thuộc xã Mộc Nam thờ Tam vị danh thần đời Hùng Vương thứ 18 có công giúp vua Hùng Duệ Vương chống lại Thục Phán
  • Đình Lũng Xuyên, nơi chí sĩ Nguyễn Hữu Tiến đã vẽ lên lá cờ Việt Nam
  • Đền Thôn Câu Tử, xây dựng cách đây rất nhiều năm[cần dẫn nguồn], nay đã được sửa sang, nằm cạnh sông Châu Giang
  • Đình Trung Gián Đông nằm trên Thôn Trung Gián Đông tại xã Châu Giang.
  • Đình Động Linh (xã Duy Minh): Là đình chính thờ Phạm Phúc tướng công thời Hùng Vương, Đình Động Linh mới tìm lại được sắc phong năm 2010 sau nhiều năm bị thất lạc.

Ngoài ra, huyện còn có nghệ dệt thủ công Nha Xá nức tiếng cả một vùng quê Bắc Bộ.

4. Đặc sản tỉnh huyện Duy Tiên

Duy Tiên là một làng quê dân dã, đến đây,du khách sẽ được thưởng thức những món ăn ngon, hấp dẫn.
Trong đó đặc biệt nhất là rượu làng Bèo: “Rượu làng Bèo” cái tên rất quen thuộc của người dân thôn Thượng (làng Bèo), xã Tiên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Rượu được nấu từ gạo nếp và men thuốc bắc, nghề nấu rượu của làng có từ bao giờ thì cũng không ai biết, dù đã trải qua bao thăng trầm nhưng Rượu làng Bèo vẫn giữ được hương vị thơm ngon, đặc trưng, nổi tiếng xa gần ai cũng hay.

Huyện duy tiên ở đâu
Gà Móng là đặc sản huyện Duy Tiên nằm trong sách đỏ Việt Nam

Gà Móng Sách đỏ là giống gà cổ thuần chủng, chân to, có thân hình giống gà Hồ (Bắc Giang), chất lượng thịt ngon như gà Đông Cảo (Hưng Yên). Bởi thế, nếu du lịch về Duy Tiên, đừng quên nhâm nhi ly rượi nhắm với thịt gà Móng.

5. Phương tiện giao thông huyện Duy Tiên

Duy Tiên có tuyến trục giao thông là quốc lộ 1A, đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Bên cạnh đó còn có tuyến Quốc lộ 38 từ Đồng Văn đi Hòa Mạc – cầu Yên Lệnh – Hưng Yên và quốc lộ 38B nối từ Hải Dương qua Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định tới Ninh Bình. Về đường thuỷ, Duy Tiên có sông Nhuệ, sông Châu Giang.

Huyện duy tiên ở đâu
Xe khách Hà Nội- Hà Nam

Trên địa bàn huyện Duy Tiên đã và đang hình thành nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề. Đặc biệt, tại xã Hoàng Đông có trường đại học dân lập (Đại học Hà Hoa Tiên).
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nam, du khách đến Duy Tiên có thể đi tàu, xe khách, xe buýt, taxi hay xe ôm, tùy vào quãng đường và đích đến.

6. Đơn vị hành chính huyện Duy Tiên

Trung tâm hành chính huyện Duy Tiên là thị trấn Hòa Mạc, ngoài ra còn có thị trấn Đồng Văn tương đối phát triển, nơi đây tập trung các cơ quan hành chính cấp huyện, cùng các công ty, các dịch vụ lớn. Ngoài ra, tỉnh còn có cách thị trấn khá phát triển. Nơi đây có cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều dịch vụ từ khách sạn, nhà hàng, khu ẩm thực, các khu chợ đáp ứng mọi nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng của du khách.

7. Cảm nghĩ về huyện Duy Tiên

Huyện Duy Tiên được thiên nhiên ban tặng cho phong cảnh hữu tình, mộng mơ làm say lòng du khách. Nơi đây đậm chất làng quê Bắc Bộ, là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Việt Nam. Với sự phát triển vượt bậc về kinh tế hiện nay, hy vọng trong tương lai huyện Duy Tiên là một trong những điểm sáng phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh Hà Nam .

Tags: phuong tien giao thong, diem du lich ha nam, dac san ha nam, khach san ha nam

Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía nam của thủ đô; phía bắc giáp với tỉnh Hà Tây, phía đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía tây giáp Hòa Bình.  Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thị xã: thị xã Phủ Lý (tỉnh lỵ của tỉnh), huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục.

Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua với chiều dài gần 50km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38. Hơn 4000 km đường bộ bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, thị xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa, hơn 200km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới. Từ thị xã Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học-kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.

Tài nguyên đất đai với địa hình đa dạng là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Hà Nam có diện tích tự nhiên 851 km2 nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng và giáp với vùng núi của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc. Phía tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng. Đất đai ở vùng này rất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Vùng đồng bằng phía đông của tỉnh được tạo nên bởi phù sa của các sông lớn như sông Đáy, sông Châu, sông Hồng. Đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, hoa màu, rau, đậu, thực phẩm. Những dải đất bồi ven sông đặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, lạc, đỗ tương và cây ăn quả. Ngoài ra đây cũng là vùng thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi gia cầm dưới nước.

Đá vôi, nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Hà Nam, có trữ lượng lớn tới hơn 7 tỷ m3. Đây là nguyên liệu quan trọng cho phát triển các nghành công nghiệp sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng. Phần lớn các tài nguyên khoáng sản phân bố gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và chế biến. Sản phẩm xi măng Bút Sơn của Hà Nam hiện đã có mặt trong hầu hết các công trình xây dựng lớn của đất nước. Với tiềm năng khoáng sản , trong tương lai, Hà Nam có thể trở thành một trong những trung tâm công nghiệp vật liệu xây dựng lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Từ khi tái lập tỉnh (1997), kinh tế xã hội của Hà Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh tăng bình quân 11,1%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của cả nước và một số tỉnh trong vùng. Tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,1%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 14,3%/năm và các ngành dịch vụ tăng 7,3%/năm. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giống mới, trồng cây xuất khẩu, sản xuất lúa giống và nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi như sản xuất trên vùng đất trũng, kinh tế trang trại, kinh tế vườn đồi… đang tạo cho kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 18,6% năm 1996 lên 34,6% năm 2003, dịch vụ tăng từ 31,6% năm 1996 lên 31,8% năm 2003, nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 49,6% năm 1996 giảm còn 33,7% năm 2003. Quá trình đổi mới theo hướng đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh làm cho hoạt động kinh tế trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trở nên sôi động, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế tư nhân, cá thể và các loại hình kinh tế khác trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Cơ cấu các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh cũng có những thay đổi đáng kể. Tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong cơ cấu tổng sản phẩm tăng từ 17,56% (giai đoạn 1991-1996) tới 30,29% năm 2003.

Hà Nam đã quy hoạch 5 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 800ha tại các vị trí thuận lợi giao thông, hiện đang xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ ở 3 khu công nghiệp, cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư khá hấp dẫn sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

 Vị trí địa lý, sự đa dạng về đất đai, địa hình và thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật-công nghệ,hạ tầng kinh tế – xã hội đã phát triển của Hà Nam là những yếu tố tích cực để phát triển một nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp tiên tiến và đa dạng, cả về chăn nuôi và trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản. Tiềm năng về phát triển kinh tế của tỉnh còn rất lớn, với sự đầu tư mạnh mẽ, khai thác và sử dụng một cách hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế – xã hội trong tương lai