Hướng dẫn kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ

Hướng dẫn cách kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ chi tiết: Cách xác định đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp Tờ khai thuế ... theo Thông tư 156, Thông tư 219, Thông tư 119 và Thông tư 93/2017/TT-BTC:

  1. Cách xác định đối tượng kê khai thuế GTGT theo pp khấu trừ:

- Theo điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:

  1. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ;
  2. Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
  3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

Những DN được đăng ký tự nguyện áp dụng pp khấu trừ gồm:

  1. Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT

dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

  1. Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

c)

Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

  1. Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ. đ) Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã.

(Theo điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC)

\=> Những đối tượng trên nếu muốn kê khai thuế GTGT khấu trừ thì nộp Mẫu Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT đến cơ quan thuế. - Thời hạn chậm nhất là trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế kỳ đầu tiên.

- Nếu cơ sở kinh doanh

đăng ký áp dụng phương pháp trực tiếp thì gửi Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 03/GTGT, 04/GTGT đến cơ quan thuế.

(Theo Công văn 4253/TCT-CS ngày 20/9/2017 của Tổng cục thuế)

Chú ý: - Nếu DN đang áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT nhưng có doanh thu hàng năm trên 01 (một) tỷ đồng trở lên thì chuyển sang phương pháp khấu trừ cho kỳ kế toán tiếp theo được quy định tại Khoản 1, Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

--------------

II. Cách tính số thuế GTGT theo pp khấu trừ phải nộp:

-

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra: Số thuế GTGT phải nộp \= Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

  1. Số thuế giá trị gia tăng đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định = Giá thanh toán trừ (-) Giá tính thuế quy định tại khoản 12 Điều 7 Thông tư 219.

- Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.

Ví dụ: DN bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000 đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hóa đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 12.100.000 đồng/tấn x 10% = 1.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000 đồng/tấn.

Chủ đề