Hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân cao huyết ap

Thuốc có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp cao. Người bệnh cần dùng thuốc đều đặn, hằng ngày. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng thuốc trị tăng huyết áp.

1. Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng bệnh tim mạch. Giảm huyết áp làm giảm nguy cơ tim mạch. Kiểm soát huyết áp có thể ngăn ngừa các biến chứng ở bệnh nhân suy tim, tiểu đường, bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.

Hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân cao huyết ap

Cao huyết áp không được điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây đau tim và đột quỵ.

Huyết áp được thể hiện bằng hai con số: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp lý tưởng sẽ là 120/80 (tương ứng)

  • Nếu huyết áp trên 120/80 nhưng dưới 140/90 được coi là tiền tăng huyết áp.
  • Nếu huyết áp từ 140/90 trở lên được coi là tăng huyết áp.

Mục tiêu của điều trị huyết áp cao là kiểm soát huyết áp một cách tối ưu và giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến tim mạch và thận. Vì vậy, nhiều bệnh nhân cần sử dụng thuốc và việc lựa chọn nhóm thuốc phù hợp là rất quan trọng để đạt hiệu quả điều trị với ít tác dụng phụ hơn.

Thuốc có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp, giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ, nhưng bệnh nhân cần phải uống theo đúng chỉ định.

Một số loại thuốc thường được kê đơn bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển (thuốc ức chế ACE), thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB), thuốc chẹn canxi...

Kiểm soát huyết áp không phải lúc nào cũng đạt được chỉ với một loại thuốc duy nhất, nhiều bệnh nhân cần phải điều trị kết hợp với hai hoặc nhiều loại thuốc.

Mỗi loại thuốc đều có thể có những tác dụng phụ, cần theo dõi những tác dụng phụ này và báo cáo cho bác sĩ. Các tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp cao sẽ giảm dần theo thời gian.

Một số tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc huyết áp cao bao gồm:

  • Phát ban da
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Ho khan
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Cảm thấy mệt mỏi như không còn năng lượng
  • Đau đầu

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp các tác dụng phụ, cần thông báo với bác sĩ điều trị. Trong một số trường hợp, thay đổi liều lượng hoặc thời gian trong ngày dùng thuốc có thể giúp hạn chế các tác dụng phụ này.

Bệnh nhân cao huyết áp đều được khuyến nghị điều chỉnh lối sống khi điều trị ban đầu, bao gồm giảm cân, chế độ ăn lành mạnh, ít natri, hạn chế uống rượu và tăng cường hoạt động thể chất.

3. Giữ an toàn khi sử dụng thuốc huyết áp

Dưới đây là những hướng dẫn giúp người bệnh sử dụng thuốc an toàn, đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc:

  • Uống thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Uống thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày để việc uống thuốc trở thành thói quen.
  • Nhớ tên và liều lượng của các loại thuốc đang dùng. Không tự ý ngừng dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không được sự giám sát của bác sĩ.
  • Cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, vitamin, khoáng chất và các sản phẩm thực phẩm chức năng hay chất bổ sung khác đang sử dụng. Một số thực phẩm chức năng và thảo dược có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả của thuốc huyết áp. Để tránh những loại tương tác này, tốt nhất chỉ nên dùng thực phẩm chức năng và thảo dược nếu thực sự cần thiết và sau khi thảo luận với bác sĩ.
  • Khi cần dùng thuốc không kê đơn (OTC), như aspirin, thuốc dị ứng hoặc thuốc cảm cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc OTC không an toàn cho những người bị huyết áp cao.
  • Tránh uống rượu khi đang dùng thuốc.
  • Không bao giờ dùng thuốc theo mách bảo của người khác hoặc dùng chung thuốc với người khác.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu đang mang thai, có ý định mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Giống như tất cả các loại thuốc, một số người có thể bị dị ứng với thuốc tăng huyết áp. Nếu phát ban, khó thở hoặc khó nuốt sau khi dùng thuốc, cần đi khám ngay lập tức.

Cuối cùng, điều trị huyết áp cao cần thời gian và sự kiên nhẫn. Điều quan trọng là cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ và tuân thủ theo liệu trình điều trị bác sĩ đã chỉ định.

Các thuốc chủ vận alpha-2 (ví dụ: methyldopa, clonidin, guanabenz, guanfacine) kích thích thụ thể alpha-2-adrenergic ở thân não, làm giảm hoạt động thần kinh giao cảm, hạ huyết áp (BP). Bởi vì những thuốc này tác động vào thần kinh trung ương, chúng có khả năng gây buồn ngủ, lơ mơ, trầm cảm nhiều hơn các thuốc hạ áp khác, và không còn được sử dụng rộng rãi. Clonidine có thể được dùng theo đường qua da một lần/tuần như một miếng dán; do đó hữu ích cho những bệnh nhân không tuân thủ điều trị (như những người bị sa sút trí tuệ).

Thuốc ức chế thụ thể alpha-1 sau synap (ví dụ, prazosin, terazosin, doxazosin) không còn được sử dụng để điều trị tăng huyết áp vì các nghiên cứu cho thấy các thuốc này không giảm tỷ lệ tử vong. Ngoài ra, doxazosin dùng đơn độc hoặc với thuốc hạ huyết áp khác không phải thuốc lợi tiểu làm tăng nguy cơ suy tim. Tuy nhiên, chúng có thể được sử dụng ở những bệnh nhân bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt và ở những bệnh nhân cần thuốc hạ áp thứ tư hoặc những người đã dùng liều tối đa thuốc chẹn beta giao cảm nhưng trương lực hệ giao cảm vẫn cao (nhịp tim nhanh và huyết áp tăng vọt).

Thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng tác dụng hạ áp của thuốc ức chế ACE nhiều hơn các thuốc hạ áp khác. Spironolactone và eplerenone cũng làm tăng tác dụng của thuốc ức chế ACE.

Hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân cao huyết ap

Thuốc chẹn beta giao cảm (Xem bảng ) làm chậm nhịp tim và giảm co bóp cơ tim, do đó làm giảm huyết áp. Tất cả các thuốc chẹn beta giao cảm đều có tác dụng hạ áp tương tự nhau. Ở bệnh nhân đái tháo đường Đái tháo đường (DM) Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều... đọc thêm , bệnh động mạch ngoại vi Bệnh động mạch ngoại biên Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là tình trạng xơ vữa động mạch ở các chi (hầu như luôn là chi dưới) gây thiếu máu cục bộ. PAD nhẹ có thể không có triệu chứng hoặc gây cơn đau cách hồi; PAD nặng... đọc thêm

Hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân cao huyết ap
mạn tính, hoặc COPD Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đặc trưng bởi sự giới hạn về luồng khí thở gây ra do đáp ứng viêm do hít phải các chất khí độc hại, thường là khói thuốc lá. Thiếu alpha-1 antitrypsin và... đọc thêm
Hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân cao huyết ap
, các thuốc chẹn beta giao cảm chọn lọc trên tim thường được ưu tiên, dù sự chọn lọc này chỉ là tương đối và tính chọn lọc thường giảm khi tăng liều thuốc. Thậm chí những thuốc chẹn beta giao cảm chọn lọc trên tim cũng là chống chỉ định ở những bệnh nhân bị hen Hen Hen suyễn là một bệnh viêm đường hô hấp gây ra bởi một loạt kích thích dẫn đến co thắt phế quản hồi phục hoàn toàn hoặc một phần. Triệu chứng và dấu hiệu bao gồm khó thở, tức ngực, ho, thở khò... đọc thêm hay ở bệnh nhân COPD có co thắt phế quản nặng.

Hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân cao huyết ap

Các thuốc chẹn beta có hoạt tính giao cảm nội tại (ví dụ, acebutolol, pindolol) không có tác dụng phụ làm tăng lipid máu và ít khi gây ra nhịp tim chậm nghiêm trọng.

Hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân cao huyết ap

Nifedipine tác dụng kéo dài, verapamil hoặc diltiazem được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, nhưng nifedipine và diltiazem tác dụng ngắn có thể liên quan với tăng tỷ lệ nhồi máu cơ tim và không được khuyến cáo điều trị tăng huyết áp.

Aliskiren, một chất ức chế renin trực tiếp, được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp. Liều dùng là từ 150 đến 300 mg, uống, một lần/ngày, với liều khởi đầu là 150 mg.

Thuốc giãn mạch trực tiếp, bao gồm minoxidil và hydralazine (xem bảng , tác dụng trực tiếp trên các mạch máu, độc lập với hệ thần kinh tự động. Minoxidil có hiệu quả hơn hydralazine nhưng có nhiều tác dụng phụ, bao gồm tăng giữ muối nước và tăng mọc lông, ít được chấp nhận bởi phụ nữ. Minoxidil nên được dùng cho tăng huyết áp nặng, kháng trị.

Hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân cao huyết ap

  • Lợi tiểu quai
  • Lợi tiểu giữ kali
  • Thuốc lợi tiểu loại thiazide

Thuốc lợi tiểu làm giảm nhẹ thể tích huyết tương và sức cản mạch, có thể thông qua việc đưa Natri từ trong tế bào ra ngoài tế bào.

Thuốc lợi tiểu quai chỉ được chỉ định để điều trị tăng huyết áp ở những bệnh nhân đã mất \> 50% chức năng thận; những thuốc lợi tiểu này được ít nhất hai lần một ngày (trừ torsemide có thể được dùng một lần mỗi ngày).

Tất cả thuốc lợi tiểu trừ thuốc lợi tiểu giữ kali ở ống lượn xa có thể gây mất kali đáng kể, vì vậy cần định lượng kali huyết thanh hàng tháng cho đến khi ổn định. Trừ khi kali huyết thanh bình thường, sự đóng các kênh kali trên thành động mạch và sự co thắt mạch máu gây khó khăn cho việc đạt được huyết áp mục tiêu. Bệnh nhân có kali máu < 3,5 mEq/L (< 3,5 mmol/L) cần được cho bổ sung kali. Việc bổ sung kali có thể được tiếp tục lâu dài với liều thấp hơn, hoặc có thể thêm một thuốc lợi tiểu giữ kali (ví dụ: spironolactone 25 đến 100 mg/ngày, triamterene 50 đến 150 mg, amiloride 5 đến 10 mg). Bổ sung kali hoặc dùng thuốc lợi tiểu giữ kali cũng được khuyến cáo cho bất kỳ bệnh nhân nào đang dùng digitalis, có bệnh tim mạch đã biết, có điện tâm đồ bất thường, có ngoại tâm thu hoặc rối loạn nhịp tim Tổng quan về rối loạn nhịp tim Các tế bào cơ tim có các tính chất điện học đặc biệt giúp các xung động được hình thành và dẫn truyền trong cơ tim tạo ra các nhát bóp đồng bộ. Rối loạn hình thành xung động hoặc rối loạn dẫn... đọc thêm

Hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân cao huyết ap
, hoặc xuất hiện ngoại tâm thu hoặc rối loạn nhịp khi dùng lợi tiểu.

Hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân cao huyết ap

  • 1. Agarwal R, Sinha AD, Tu W: Chlorthalidone for hypertension in Advanced CKD. Reply. N Engl J Med 386(14):1384, 2022.

Tài nguyên bằng tiếng Anh sau đây có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

Huyết áp cao là bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Đối với trường hợp huyết áp tâm thu ở mức từ ≥160 mmHg, huyết áp tâm trương ≥100 mmHg thì người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Thuốc huyết áp bao lâu uống 1 lần?

Thuốc huyết áp uống cách nhau bao lâu? Khoảng cách giữa các lần uống thuốc tùy thuộc vào loại thuốc đang sử dụng. Nếu là loại thuốc dùng một lần mỗi ngày thì cần uống chính xác vào một thời điểm cố định. Tức là khoảng cách mỗi lần uống thuốc là 24 giờ.

Uống thuốc huyết áp khi nào là tốt nhất?

Việc uống thuốc huyết áp vào buổi tối không chỉ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn mà còn giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch lên đến 66% và giảm cả nguy cơ mắc các biến cố tim mạch như đau tim hoặc đột quỵ đến 49%.

Thuốc hạ huyết áp cơ tác dụng trong bao lâu?

Nếu trong trường hợp cấp cứu, các loại thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch có thể giúp chúng ổn định lại sau vài giờ hoặc vài phút. Các viên thuốc hạ áp cũng thường có tác dụng sau vài giờ. Thời gian có tác dụng có thể kéo dài hơn, lâu hơn nếu như bệnh nhân kém đáp ứng với thuốc.