Hình ảnh về văn hóa chào hỏi khi gặp nhau năm 2024

Việc cúi đầu không chỉ là thói quen mà còn được coi là một nghi thức dành riêng của người Hàn Quốc, khi gặp người đối diện việc cúi chào được hình thành khá tự nhiên, nhưng với những người nước ngoài thì khác, khi sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc họ sẽ thường cảm thấy khá bối rối, không biết cách cúi chào và cúi chào vào lúc nào?

Thật ra đây chính là một nghi thức khá đơn giản, giúp cho bạn thể hiện được lòng thành kính của mình với những người khác nhất là người lớn hơn và có địa vị cao hơn. Tuy nhiên những người bạn thân thì rất hiếm thấy họ cúi chào nhau mà thay vào đó là những cái vẫy tay.

Tư thế chào hỏi của người Hàn Quốc như thế nào?

Trong khi cúi chào thì tư thế là yếu tố luôn được người Hàn Quốc quan tâm nhiều nhất. Khi bạn cúi đầu chúng ta cần phải cúi thấp người từ phần eo và thắt lưng còn lại thì phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau.

Hãy nhớ là khi có người khác cúi đầu chào bạn thì bạn phải cúi đầu chào lại, đó chính là phép lịch sự trừ khi bạn là bậc trưởng bối hay ở vị trí cao thì mới có thể không cần. Ngoài ra trong văn hóa chào hỏi thì việc cúi đầu cũng được người Hàn Quốc thực hiện khi trao đổi danh thiếp với nhau trong công việc hay trong đời sống hàng ngày. Họ sẽ vừa cúi đầu và vừa trao danh thiếp luôn.

Để thể hiện thái độ lịch sự và tôn trọng nhất, người Hàn Quốc sẽ cúi đầu một góc 90 độ khi chào hỏi.

Thông thường, phần lớn người dân xứ sở kim chi sẽ nghiêng mình theo góc 45 hoặc 15 độ.

Khi cúi chào, người nhỏ tuổi hoặc người có cấp bậc khiêm tốn hơn phải cúi đầu trước và thấp hơn người ở vai vế cao hơn.

.jpg)

Người Hàn Quốc cũng có nhiều kiểu cúi đầu trong trong những trường hợp khác nhau, cả khi tỏ lòng cảm ơn hay xin lỗi. Người xin lỗi thường nghiêng mình 45 độ với đầu cúi thấp, đứng yên trong 3 giây. Trong trường hợp tệ hơn và cần thể hiện lòng chân thành, người xin lỗi cần cúi đầu thấp nhất có thể.

Quy tắc này cũng áp dụng khi cúi đầu để cảm ơn. Đôi khi một người có thể quỳ gập gối và cúi đầu chạm trán xuống sàn. Khung cảnh này thường xuất hiện trong đám cưới, khi chú rể quỳ và cúi đầu cảm ơn cha mẹ vợ. Vào dịp Tết Âm lịch Seollal và Tết Trung thu Chuseok, con cái và cháu chắt trong nhà cũng quỳ lạy bậc cao niên và tổ tiên.

Người Hàn Quốc hiếm khi im lặng trong lúc cúi đầu để chào hỏi hàng ngày, mà thường nói annyeonghaseyo hoặc annyeonghashimnika để chào, và gamsahamnida khi cảm ơn. Họ để tay áp sát người, không chắp tay trước ngực, mặt cúi xuống và cấm kỵ vừa cúi đầu vừa ngước mắt nhìn người đối diện.

Thực tế người Hàn Quốc vẫn bắt tay khi gặp gỡ đồng nghiệp hay đối tác. Tuy nhiên, họ cúi đầu khi bắt tay. Người trẻ tuổi hoặc bậc dưới phải cúi đầu trước và đợi tiền bối chìa tay ra, họ dùng hai tay để đáp lại. Phụ nữ thường không chủ động bắt tay nam giới.

Khi bạn thấy một người bạn lâu ngày không gặp, hoặc một người bạn mới, chắc hẳn bạn sẽ lập tức đưa tay ra chuẩn bị bắt tay, rồi khựng lại ... phải rồi, chúng ta đang cách ly xã hội.

Trước khi virus Trung Cộng hoành hành, có lẽ bắt tay là một phép xã giao thông thường, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, không ai muốn tiếp xúc cự ly gần. Vậy chúng ta có cách chào hỏi nào khác không?

Rất may là chúng ta có thể tìm đến những phương thức chào hỏi của cổ nhân thời Trung Hoa cổ xưa. Kỳ thực, từ trước đến nay, bắt tay không phải là truyền thống của phương Đông. Chúng ta đều biết Trung Quốc có lịch sử lâu đời, được xem là "lễ nghi chi bang", còn có câu "Trung Quốc hữu lễ nghi chi đại, cố xưng Hạ" (chú thích của người dịch: Trung Quốc có lễ nghi to lớn, nên gọi Hạ - chữ Hạ trong Hoa Hạ).

Trong thực tế, từ khi có "Chu lễ" của Chu Công, cổ nhân Trung Quốc đã cố một hệ thống quy phạm những phương thức chào hỏi khi gặp nhau, có nghi lễ ngang hàng, hoặc nghi lễ của vãn bối với trưởng bối, còn có hoàn lễ của trưởng bối dành cho vãn bối. Những lễ nghi này đều không có tiếp xúc, phóng khoáng mà đẹp mắt, đơn giản mà hàm súc.

Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu cổ nhân có những lễ nghi chào hỏi như thế nào nhé.

1 Chắp tay - 拱手禮

Với tư thế này, hai tay sẽ chắp vào nhau, đặt trước ngực. Trong "Lễ ký" có viết: Trên đường đi khi gặp những bậc tôn giả hoặc thầy giáo, phải nhanh chóng đi về phía họ, hướng chính diện về phía họ và chắp tay hành lễ.

Tư thế hành lễ này tại một số khu vực ở châu Á ngày nay vẫn rất thịnh hành. Nhiều người dùng nó để biểu đạt sự cảm tạ, chúc mừng, xin lỗi, hoặc khẩn cầu người khác giúp đỡ, v.v.

Khi chắp tay, cần chú ý người nam sẽ dùng bàn tay trái ôm lấy nắm tay phải, người nữ sẽ dùng bàn tay phải ôm lấy nắm tay trái. Nếu bạn làm ngược lại, có thể người đối diện sẽ cười bạn đấy.

2 Cúi chào - 鞠躬禮

Khi cúi chào, cổ nhân thường khom người về phía trước, để biểu thị sự khiêm tốn và cung kính.

Với lễ nghi cúi chào này, thân trên cúi về phía trước, hai tay đặt áp vào hai bên đùi. Đây cũng là một lễ nghi thường gặp ở phương Tây, trước đây rất thịnh hành ở các cung điện hoàng gia của phương Tây. Ngày nay, tại nhiều quốc gia châu Á, lễ nghi này vẫn được sử dụng rộng rãi.

Tư thế cúi chào này có thể khác biệt tại từng quốc gia. Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, lễ nghi này rất phổ biến, hơn nữa đối phương cũng phải đáp lễ bằng cách cúi chào giống như vậy. Chịu sự ảnh hưởng của văn hóa nho gia, người dân ở đây khá coi trọng những quy phạm lễ nghi, nếu như gặp thượng cấp (ví dụ giám đốc, thầy giáo, hoặc người cao tuổi) thì phải cúi chào.

3 Ôm quyền - 抱拳禮

Lễ nghi ôm quyền thường gặp ở người tập võ. Như trong bức ảnh trên đây, bàn tay trái duỗi thẳng, tay phải dùng lực nắm chặt lại. Người xưa tập võ, toàn thân mặc giáp, tay cầm binh khí, không tiện khom người cúi chào. Động tác ôm quyền này, thực sự là uy nghi mạnh mẽ.

Về nguồn gốc của lễ nghi chào hỏi này, có vài cách giải thích. Trong đó có một cách giải thích là, tay trái là văn, tay phải là võ, ý nghĩa là văn võ song toàn. Do đó lễ nghi ôm quyền thường dùng tả chưởng hữu quyền (tay trái thẳng, tay phải nắm), biểu thị hữu hảo, ẩn giấu tài năng. Ngược lại, tả quyền hữu chưởng (tay trái nắm, tay phải thẳng) lại mang tính công kích.

4 Vạn phúc - 萬福

Vạn phúc là một phương thức chào hỏi rất độc đáo và đẹp mắt, phù hợp với nữ nhi, bắt đầu thịnh hành từ thời Đại Tống. Nữ nhi thời xưa thường nói "Vạn phúc" vấn an, đồng thời hai tay đặt chồng lên nhau ở trước bụng, đầu gối hơi khom lại để hành lễ.

5 Tác ấp (Vòng tay thi lễ) - 作揖

Vòng tay thi lễ là cách gọi chung của lễ nghi cổ xưa được thực hiện khi người ta gặp nhau. Nó đã trở thành tập tục từ khoảng 3.000 năm trước đây, vào thời Tây Chu.

Thời sơ khai, lễ nghi này được phân thành thổ ấp, thì ấp, thiên ấp. Thổ ấp là hai tai ôm ở phía trước, khi hành lễ hai tay hơi đưa về phía dưới. Hiện tại thường sử dụng khi trưởng bối gặp vãn bối, thượng cấp gặp hạ cấp. Thì ấp là hai tay ôm đẩy về phía trước, hiện tại thường sử dụng giữa hai người ngang hàng. Thiên ấp là hai tay ôm ở phía trước, hơi đẩy lên phía trên, hiện tại thường sử dụng khi vãn bối gặp trưởng bối.

Khi hành lễ, người nam tay trái để phía ngoài, người nữ tay phải để phía ngoài, cúi đầu khom người về phía trước thể hiện sự khiêm nhường.

Cổ nhân rất coi trọng thi lễ chào hỏi, cho rằng đây là hành vi thể hiện tâm thành kính, do đó mới có câu "ấp nhượng nhi thiên hạ trị".

6 Hợp thập - 合十

Hợp thập là nghi lễ chào hỏi thường sử dụng trong Phật gia. Hòa thượng thường hợp thập để chào người đối diện. Tất nhiên không chỉ dùng để chào hỏi, mà còn dùng để cầu nguyện, khi gặp bậc tôn giả hoặc Phật thì cũng sử dụng nghi lễ này.

Trong truyền thống của Yoga hoặc một số khu vực ở Nam Á cũng thường dùng nghi lễ này. Cách thực hiện là hai tay chắp nhẹ vào nhau, đặt nghiêm chỉnh trước ngực, ngón tay nhẹ nhàng đặt cùng nhau, tạo ra khoảng không ở giữa hai bàn tay. Cẳng tay thả lỏng, khuỷu tay hướng ra hai bên gần như thành một đường thẳng.

* * *

Trên đây là một vài phương thức lễ nghi chào hỏi, không chỉ an toàn, lịch sự, mà cũng phù hợp với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Quan trọng hơn, những lễ nghi này có thể thể hiện nội tâm tôn kính và khiêm nhường, khá phù hợp trong giai đoạn ôn dịch hoành hành. Mọi người khi thực hiện vẫn có thể đảm bảo cự ly xã giao, đồng thời cũng nhắc nhở bản thân không quên sự chân thành và kính trọng lẫn nhau!

Chủ đề