Hạnh phúc trong gia đình là gì

Mỗi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ và trách nhiệm riêng. Với các con phải có nghĩa vụ đi học, ngoan ngoãn, hiểu thảo với ông bà, bố mẹ. Vợ và chồng cùng nhau làm việc, chăm sóc, nuôi dạy con cái, báo hiếu cha mẹ.

Nếu mỗi thành viên trong gia đình đều làm tốt trách nhiệm của mình thì những người còn lại mới có thể yên tâm để phát triển những việc khác. Hãy nghĩ đơn giản như việc con cái ngoan ngoãn, học giỏi thì cha mẹ mới toàn tâm toàn ý phát triển sự nghiệp để mang lại cho con một cuộc sống đầy đủ hơn.

Ngoài ra, mỗi thành viên trong gia đình đều phải biết cách tự chăm sóc bản thân. Khi làm được điều đó, bạn sẽ biết cách trân trọng những giá trị của mình, tự tin, yêu đời hơn và lan tỏa niềm hạnh phúc đến những người xung quanh.

Hãy dành thời gian nhiều hơn để quan tâm đến sức khỏe, tinh thần của mình bằng cách tích cực tham gia các hoạt động xã hội, làm đẹp, tập thể dục... Chỉ khi nào bạn yêu thương, trân trọng chính mình thì bạn mới nhận được sự trân trọng của người khác.

4. Tôn trọng lẫn nhau

Trong gia đình thì ai cũng cần được tôn trọng, cả trẻ nhỏ cũng vậy. Sự thiếu tôn trọng trong suy nghĩ sẽ gây ra những lời nói, hành động làm tổn thương người khác. Mà lời nói là thứ có tính sát thương rất lớn. Vết thương về thể xác có thể được chữa khỏi nhưng những gì đã nói ra có lẽ cả đời vẫn chưa quên được.

Nhiều gia đình có tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên vai trò của người đàn ông trong gia đình được đánh giá cao còn phụ nữ thì không có tiếng nói. Điều này rất dễ dẫn đến sự thiếu tôn trọng của người chồng đối với người vợ. Dù trình độ dân trí ngày càng được cải thiện, tuy nhiên tư tưởng này chưa được xóa bỏ hoàn toàn, nó vẫn còn len lỏi trong suy nghĩ của nhiều người.

Hay trong mối quan hệ của cha mẹ với con cái, nhiều bậc cha mẹ luôn bắt ép con phải làm theo những gì mình đã sắp xếp không cần biết con có thích hay không. Với suy nghĩ “con không biết gì” cha mẹ có quyền quyết định cả tương lai của con từ trường học, việc làm đến cả chuyện hôn nhân dẫn đến việc con cái lúc nào cũng cảm thấy bất mãn.

Trong một gia đình mà không có sự tôn trọng của các thành viên dành cho nhau thì gia đình có hạnh phúc trọn vẹn được không?

thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp một số thắc mắc của bạn về những vấn đề xoay quanh gia đình hạnh phúc

1. Thế nào là Gia đình hạnh phúc

Hạnh phúc nói chung và Gia đình hạnh phúc nói riêng là những khái niệm mơ hồ và trừu tượng. Quan niệm hạnh phúc của mỗi cá nhân và lớn hơn là mỗi gia đình đều khác nhau. Nhiều người có thể cho rằng chỉ cần nhiều tiền bạc là đã hạnh phúc, nhiều người lại nghĩ có sức khỏe là sẽ hạnh phúc.
Tuy nhiên dù có nhìn nhận ở góc độ nào thì một gia đình hạnh phúc đều mang bản chất không đổi. Mỗi gia đình hạnh phúc đều sẽ mang lại cho những thành viên trong gia đình đó những cảm xúc tích cực.

Gia đình là gì? “Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo dục.” Một gia đình hạnh phúc là một gia đình đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất và tinh thần, làm cho mỗi thành viên trong gia đình đó cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và thoải mái tự do phát triển năng lực cá nhân. Đời sống tinh thần lành mạnh đi đôi với đời sống vật chất và điều kiện kinh tế được đảm bảo. Đó được xem như bản chất cấu nên một gia đình hạnh phúc trong xã hội ngày nay.

Hạnh phúc trong gia đình là gì

2. Gia đình hạnh phúc cần những yếu tố gì?Xây dựng gia đình hạnh phúc là mong muốn của bất cứ một cá nhân nào trong xã hội này. Vậy nền tảng cho một gia đình hạnh phúc là gì? Hạnh phúc gia đình là gì và làm thế nào để xây dựng nên?

  • Chia sẻ: đây không chỉ đơn thuần là chia sẻ vật chất theo nghĩa đen bằng cách hành động mà bạn hay thấy như việc bố mẹ lo cho con cái học hành hay vợ chồng giúp đỡ nhau bằng tài chính trong các công việc kinh doanh. Chia sẻ ở đây là chia sẻ về mọi mặt. Một gia đình là tổng hòa của 2 cá nhân trở lên, để gia đình được vững bền thì cần sự cho đi và nhận lại của nhiều phía, mọi thành viên đều phải tự vun đắp thì nền tảng gia đình mới bền lâu để trải qua những thời gian khó khăn và vất vả được.
  • Tôn trọng lẫn nhau: Trước khi là một gia đình thì ai cũng có cuộc sống cá nhân của bản thân, có sở thích, ước mơ và mong muốn riêng của mỗi người. Là một gia đình chắc chắn sẽ không tránh khỏi những quan điểm trái chiều trong quá trình sống. Tuy nhiên thì không kể bậc trên, người lớn như ông bà bố mẹ hay những người ít tuổi như con cháu, ai cũng cần có sự tôn trọng dành cho các thành viên trong gia đình. Tôn trọng suy nghĩ, mong muốn của mỗi người sẽ giúp hạn chế những tranh cãi và xung đột trong mỗi gia đình
  • Dành thời gian cho nhau: Mỗi cá nhân sẽ có khoảng thời gian riêng để đi học, đi làm, sinh hoạt cá nhân,…Tuy nhiên thì để có một gia đình hạnh phúc bạn cũng cần phải dành thời gian cho gia đình dù ít dù nhiều. Nhiều người cho rằng bữa cơm buổi tối cùng gia đình là thời gian quan trọng nhất trong ngày, là thời điểm mọi thành viên cùng ngồi xuống và chia sẻ với nhau về một ngày dài hoạt động, thời gian sinh hoạt chung này sẽ giúp mọi thành viên hiểu nhau hơn và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Hạnh phúc trong gia đình là gì

  • Tình yêu thương: Nền tảng hạnh phúc gia đình là gì? Suy cho cùng đó chính là tình yêu thương. Đại đa số các gia đình bây giờ đều tồn tại tình yêu thương, vì quan hệ máu mủ, đạo nghĩa vợ chồng,….Tình yêu thương là nền tảng cơ bản nhất để cho mọi thành viên trong gia đình biết mình vẫn có chỗ dựa vững chắc sau mọi khó khăn, việc mình làm và muốn làm sẽ được ủng hộ, những khó khăn mình trải qua sẽ có người san sẻ,….Một điều quan trọng nữa là bạn cũng đừng ngại ngần trong việc bày tỏ tình yêu thương đến các thành viên khác trong gia đình.
  • Làm tròn nghĩa vụ, bổn phận: Ai trong gia đình cũng có nghĩa vụ và bổn phận riêng không kể lớn nhỏ. Đến những người bé nhất trong nhà như con cháu cũng phải có nghĩa vụ đến trường đi học và làm tròn bổn phận hiếu kính với ông bà cha mẹ. Cũng tương tự như vợ chồng phải có bổn phận cùng nhau xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với gia đình sẽ là  bước đệm để mỗi công dân thực hiện nghĩa vụ với xã hội và đất nước.
    Những yếu tố này chỉ là những tiêu chí được đưa ra để bạn đánh giá về một gia đình sẽ được xem như là hạnh phúc khi nào. Có thể với mỗi người gia đình hạnh phúc sẽ cần phải có thêm cả những dư dả về vật chất, hoặc những hi sinh khác ….Tuy nhiên thì 5 yếu tố trên là những yếu tố cơ bản nhất để cấu thành một gia đình hạnh phúc trong xã hội hiện nay.


Từ những điều kiện để có gia đình hạnh phúc trên thì bạn cũng có thể hiểu được trách nhiệm của bản thân to lớn thế nào trong việc xây dựng một gia đình hạnh phúc. Để có một gia đình hạnh phúc thì tất cả mọi cá nhân trong gia đình đó đều phải nhận thức rõ được vai trò của bản thân và cùng nhau xây dựng, vun đắp hạnh phúc gia đình. Khi biết được

Ngày hạnh phúc gia đình là gì?

Theo đó, Quyết định lấy ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp ...

Thế nào là hạnh phúc hôn nhân gia đình?

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc có nghĩa một mối quan hệ mà cả hai đối tác cam kết với nhau, để trở thành những người tốt hơn và giúp đỡ nhau trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ. Bạn hãy nhớ rằng: “Không có cuộc hôn nhân hạnh phúc, chỉ có những người tạo ra cuộc hôn nhân hạnh phúc”.

Cơ sở của một gia đình hạnh phúc là gì?

Gia đình hạnh phúc có khi ở ngay bên cạnh chúng ta, trong những điều nhỏ nhặt bình dị nhất mà bạn lại cứ tìm kiếm ở nơi xa xôi. Gia đình hạnh phúc có đôi khi vợ chồng hòa thuận, hiếu thảo với cha mẹ, cùng ngồi bên nhau trong những bữa cơm gia đình ấm áp, cùng chia sẻ những lo toan trong cuộc sống bộn bề.

Biểu hiện của hạnh phúc gia đình là gì?

Những biểu hiện trên có thể mang tính trừu tượng cao, trên thực tế, hạnh phúc gia đình được thể hiện rõ nhất qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên trong gia đình, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong cuộc sống đời thường ...