Phong trào 3 đảm đang là gì

Đoàn viên, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hưởng ứng phong trào Ba sẵn sàng tại Lễ phát động ngày 30/4/1964.

Ảnh: Sưu tầm

Đoàn viên thanh niên tham gia công tác ở cả địa phương nơi cư trú và ở trường học, do vậy có rất nhiều việc để làm. Ở nhà trường, ngoài nhiệm vụ chính là học tập, chúng tôi còn tham gia các đợt lao động giúp dân cắt lúa chống úng, đào mương chống hạn cho lúa và hoa màu, còn ở địa phương, ngoài tham gia lao động sản xuất trong các Hợp tác xã nông nghiệp, đoàn viên thanh niên là lực lượng xung kích trong phòng chống thiên tai bão lũ và chiến tranh phá hoại của máy bay Mỹ. Đoàn viên thanh niên là lực lượng nòng cốt của dân quân du kích địa phương, ban ngày lao động sản xuất ở hợp tác xã, buổi tối lại tham gia tập luyện quân sự và đeo sọt đất trên vai để tập luyện hành quân đêm. Tôi được kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khi đang là học sinh lớp 9 (hệ 10 năm) trường cấp 3 Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (cả huyện mới có một trường cấp 3),. Ngày vào Đoàn, cảm xúc của tôi thật khó tả và không khỏi lo lắng làm sao học thật tốt, làm tốt nhiệm vụ của người Đoàn viên.

Trong lớp học của tôi có gần chục bạn được kết nạp vào Đoàn và nhập ngũ vào Nam đánh Mỹ, còn tôi, đang học năm cuối chương trình phổ thông (lớp 10), cũng nhập ngũ (tháng 4/1968) và cùng đơn vị hành quân vào chiến trường miền Đông Nam bộ. Trong thời gian chống chiến tranh phá hoại của máy bay Mỹ, tôi nhớ nhất đợt thanh niên toàn huyện tập trung đắp đoạn đê xung yếu gần cầu Gián Khẩu, trên Quốc lộ 1, một trong những trọng điểm bị máy bay Mỹ thường xuyên bắn phá. Bữa đó là đêm 30 Tết Mậu Thân 1968, thanh niên chúng tôi đã mang quang gánh, cuốc xẻng đi bộ từ địa điểm tập trung của xã đến nơi làm việc khoảng 20 km, khi đến nơi làm việc đã thấy hàng ngàn thanh niên từ các xã trong huyện cũng có mặt, mỗi xã được giao đào đắp một quãng đường đê. Trên công trường xây dựng còn có lãnh đạo của tỉnh, huyện và các xã cùng tham gia. Lực lượng thanh niên trong huyện đã hoàn thành tu bổ tuyến đê xung yếu trong thời gian Mỹ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc 3 ngày Tết.

Hồi đó, Thanh niên có phong trào“ 3 sẵn sàng”: Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm; Sẵn sàng gia nhập lực lượng vũ trang và Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ điều gì mà Tổ Quốc cần, Phụ nữ có phong trào“ 3 đảm đang”: Đảm đang sản xuất và công tác thay thế cho nam giới đi chiến đấu; Đảm đang công việc gia đình khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu và Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu. Phụ nữ tham gia lực lượng dân quân du kích trực tiếp chiến đấu với máy bay, tàu chiến của Mỹ đến bắn phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Năm 1965, hàng trăm nữ thanh niên quê tôi đã tình nguyện vào Trường Sơn tham gia lực lượng thanh niên xung phong mở đường 20 Quyết Thắng, trong các đơn vị thông tin liên lạc, hậu cần, quân y, quân nhu, quân giới ...của quân đội cũng có sự góp sức của nữ thanh niên.

Phong trào “Thanh niên 3 sẵn sàng, Phụ nữ 3 đảm đang” đã thắp sáng tinh thần cách mạng của đoàn viên thanh niên, sẳn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc, trong đó hàng triệu đoàn viên thanh niên đã lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu, là mốc son trong lịch sử Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 50 năm phong trào Ba đảm đang, Trang Web Hội LHPN quận Hà Đông xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí Hà Thị Khiết, Uỷ viên T.W Đảng- Trưởng ban Dân vận TW - Nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch UBQGVSTBPN Việt Nam trong dịp kỷ niệm 40 năm phong trào Ba đảm đang.


" Cách đây gần 40 năm, đế quốc Mỹ đã ồ ạt dùng không quân và hải quân leo thang bắn phá hòng huỷ diệt miền Bắc, quyết tâm đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá, nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngăn chặn sự ủng hộ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớnmiền Nam.Thấm nhuần chân lý” Không có gì quý hơn độc lập tự do”, hàng triệu phụ nữ đủ các tầng lớp, lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo đã hăng hái đứng lên đánh giặc cứu nước, bảo vệ và xây dựng miền Bắc XHCN, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Với khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, toàn miền Bắc đã dấy lên một phong trào tình nguyện vào miền Nam chống Mỹ cứu nước; đồng thời vừa tích cực lao động sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Khắp nơi, thanh niên nô nức lên đường tòng quân, xung phong đi chiến đấu. Phụ nữ các địa phương đã hăng hái làm đơn tình nguyện gửi Uỷ ban nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam... xin được làm thêmnhững công việc của nam giới để sẵn sàng thay thế anh em đi chiến đáu. Đứng trước khí thế cách mạng đó, Hội LHPNVNphát động phong trào phụ nữ Ba đảm nhiệm với 3 nội dung:

-  Đảm nhiệm sản xuất và công tác thay thế cho nam giới đi chiến đấu
-  Đảm nhiệm gia đình khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu
-  Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu

Phong trào do Hội LHPNVN nghiên cứu, chủ động đề xuất với TW Đảng và chính thức phát động vào tháng 3/1965 trên toàn miền Bắc. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp sửa lại là phong trào “ Ba đảm đang”.

Nhìn lại trang sử vàng của gần 40 năm về trước, chúng ta có quyền tự hào mà khẳng định rằng: Phong trào phụ nữ Ba đảm đang là một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam cũng như hoạt động của Hội LHPNVN. Với việc tham gia tích cực trong phong trào Ba đảm đang, phụ nữ Việt Nam đã thể hiện được vai trò, khả năng cách mạng to lớn, tinh thần yêu nước, lao động sáng tạo, ý chí tự cường vươn lên, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân của hàng chục triệu phụ nữthời đại Hồ Chí Minh.

Phong trào phụ nữ Ba đảm đang đã chứng minh một cách hùng hồn khả năng cách mạng vô cùng to lớn và phong phú của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam

Phong trào ba đảm đang là một phong trào cách mạng của quần chúng phụ nữ, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp phụ nữ hăng hái thi đua, trở thành sức mạnh hùng hậu của hàng chục triệu phụ nữ trên mọi lĩnh vực hoạt động, đoàn kết cùng nhân dân và phụ nữ miền Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng, bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Trên mặt trận lao động sản xuất, hàng triệu phụ nữ nông dân vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu với khẩu hiệu “ tay cày, tay súng”, chị em đã sôi nổi thi đua đảm đang thay nam giới làm chủ đồng ruộng, tích cực học tập và áp dụng thành thạo kỹ thuật mới , hăng hái học cầy, học bừa, sử dụng các loại công cụ cải tiến và cơ khí nhỏ. v.v... Phong trào kết nạp các anh hùng, chiến sĩ miền Nam như Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Văn Trỗi, Út Tịchlàm xã viên danh dự để phấn đấu làm thêm phần việc của hội viên danh dự đã phát triển rộng khắp ở nhiều địa phương trên miền Bắc. Thi đua với Thái Bình, tỉnh đầu tiên trên miền Bắc đạt 5 tấn thóc/ha, đến năm 1972, đã có 3.468 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc/ha, tăng gấp 5 lần năm 1965. Trong phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm, góp phần cải tạo và xây dựng nông thôn mới mà tiêu biểu là 11 nữ anh hùng lao động trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ lợi như Nguyễn Thị Song (Hà Bắc), Nguyễn Thị Chén (Hà Tây), Phạm Thị Vách (Hải Hưng)…

Trên các công trường, nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, hàng triệu phụ nữ đã không quản ngày đêm hăng hái thi đua lao động sản xuất. Với khẩu hiệu “ Tim có thể ngừng đập, máy không thể ngừng chạy”, hàng chục vạn nữ công nhân đã nêu cao tính tiền phong gương mẫu của giai cấp công nhân, kiên quyết gửi con đi sơ tán, anh dũng bám sát vị trí sản xuất và chiến đấu. Lao động quên mình để giữ vững và phát triển sản xuất ngay dưới làn bom đạn của kẻ thù. Trên các công trường, xí nghiệp,hầm mỏ, chị em tham gia sôi nổi các phong trào thi đua” Giỏi một nghề, biét nhiều việc”, “ Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”... Với tinh thần kiên cường bám máy sản xuất, dũng cảm chống địch đánh phá, bảo vệ nhà máy, khẩn trương tranh thủ sản xuất, nhiều nhà máy, xí nghiệp đông nữ đã liên tục hoàn thành kế hoạch từ 5 đến 12 năm. Nhiều đơn vị, cá nhân liên tục đạt ngày công, giờ công cao, phát huy sáng kiến, hoàn thành kế hoạch, được Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng như tổ sợi 1 máy con ca A ( Nhà máy dệt Nam Định). Anh hùng lao động Cù Thị Hậu, công nhân nhà máy dệt 8/3, chồng đi chiến đấu, 2 con còn nhỏ vẫn phấn đấu kiên trì suốt 8 năm chiến tranh đảm bảo ngày công bình quân cao nhất nhà máy, trong 9 năm dệt vượt mức kế hoạch hơn 8 vạn mét vải.

Trong ngành tiểu thủ công nghiệp, phụ nữ chiếm 52% thợ thủ công chuyên nghiệp. Chị em đã đã tích cực học tập, nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Mặc dù cơ sở phải phân tán, sơ tán chị em vẫn lao động bảo đảm ngày công và chất lượng sản phẩm, thực hiện vượt mức kế hoạch nhiều năm, đưa hợp tác xã trở thành những đơn vị lao động tiên tiến như HTX dệt Thành Công ( Hà Nội), Đoàn Kết ( Hà Tây), Đại Đồng ( Ninh Bình)...

Trong ngành xây dựng cơ bản, chị em đã vượt mọi gian khổ hy sinh, góp phần xây dựng những công trình công nghiệp và dân dụng. Nhiều tổ nữ đã phát huy tinh thần trách nhiệm, nắm vững quy trình kỹ thuật và bảo đảm tốt chất lượng công trình. Chị em ở các nông trường vừa phục vụ chiến đấu và chiến đấu, vừa lao động sản xuất bảo đảm kế hoạch Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, phục vụ cho đời sống và xuất khẩu. Nữ công nhân viên chức ngành bưu điện đã bám trụ phục vụ chiến đấu ở nơi trọng điểm, bình tĩnh, gan dạ, giữ vững vị trí, bảo đảm thông tin liên lạc chính xác, kịp thời. Chị em ngành lâm nghiệp, địa chất dũng cảm vượt núi, băng rừng thăm dò nghiên cứu, trồng cây gây rừng, góp phần làm giầu cho đất nước.

Chiếm tỷ lệ gần 60% trong ngành y tế, chị em đã góp phần xây dựng rộng khắp màng lưới y tế phục vụ phòng bệnh, chữa bệnh, xây dựng trạm xá, nhà hộ sinh. Dũng cảm xông vào lửa đạn để cứu chữa nạn nhân, thực hiện khẩu hiệu “Thầy thuốc như mẹ hiền’, tận tuỵ phục vụ người bệnh, có nhiều sáng kiến, công trình nghiên cứu thiết thực phục vụ chiến đấu và đời sống. Nhiều bệnh viện, 70% số lao động là nữ đã lập thành tích xuất sắc, được chính phủ tặng thưởng Huân chương.

Trong lĩnh vực giáo dục, phụ nữ chiếm 52% số cán bộ nhân viên đã tích cực xây dựng trưòng sở, đào hầm hào tránh máy bay địch, dạy thêm lớp, dạy thêm giờ, đảm bảo cho gần 5 triệu học sinh được tiếp tục học tập an toàn. Với tấm lòng yêu thương học sinh như mẹ hiền, nhiều cô giáo đã hết lòng chăm sóc học sinh, dạy dỗ kèm cặp, rèn luyện các em trở thành con ngoan, trògiỏi. Nhiều chị em đã kiên trì phấn đấu, khắc phục khó khăn, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, trở thành giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền.

Trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, nhiều chị em đã khắc phục mọi khó khăn, đi phục vụ ở những nơi gian khổ ác liệt, đem lời ca, tiếng hát, điệu múa, bài thơ, những vở kịch, vai diễn... đến phục vụ các chiến sĩ và đồng bào nơi tuyến lửa, cổ vũ nhân dân ở hậu phương, góp phần giới thiệu với bạn bè trên thế giới về truyền thống văn hóa lâu đời và những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc ta.

Trong ngành thương nghiệp, lương thực, thực phẩm, phụ nữ chiếm tỷ lệ gần 60% đã góp phần đẩy mạnh công tác lưu thông phân phối, giữ vững giá cả, đảm bảo những nhu cầu cơ bản của sản xuất và đời sống nhân dân. Nhiều chị em đã bám trụ phục vụ ở những nơi trọng điểm đánh phá ác liệt của giặc, xông pha trong bão lụt để bảo vệ tài sản nhà nước, tiếp tế cho nhân dân. Nhiều đơn vị, cửa hàng toàn nữ đã trở thành tổ đội lao động XHCN nhiều năm liền.

Chẳng những là lực lượng lao động đông đảo, sáng tạo trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, phụ nữ còn là lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu hết sức gan dạ, dũng cảm.

Thực hiện khẩu hiệu” Tay búa, tay súng”, “ Tay cày, tay súng’, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào các lực lượng dân quân và tự vệ chiến đấu ở khắp mọi nơi, từ miền xuôi đến miền núi. Nhiều chị em đã trực tiếp cầm súng chiến đấu, với tinh thần gan dạ, thông minh, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, chiến thuật quân sự đã phối hợp với các đơn vị bộ đội, dân quân, góp phần bắn rơi 4.181 máy bay Mỹ. Có 20 đơn vị nữ dân quân tự vệ đã độc lập tác chiến bắn rơi 28 máy bay Mỹ. Ba đơn vị nữ được tặng danh hiệu đơn vị anh hùng là trung đội nữ dân quân xã Hoa lộc, huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá, tiểu đội nữ dân quân xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, đại đội nữ pháo binh xã Ngư Thuỷ huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Nhiều nữ thanh niên đã tình nguyện tham gia bộ đội chủ lực, phục vụ trong các ngành khoa học hiện đại ở các binh chủng, tham gia các công tác thông tin, hậu cần, quân y, quân nhu, quân giới v.vv...

Trong công tác phục vụ chiến đấu, phát huy tinh thần gan dạ, khả năng phong phú và tình cảm nồng hậu vốn có của mình, phụ nữ đã chứng tỏ là lực lượng cách mạng hùng hậu của cuộc chién tranh nhân dân. Từ công tác phòng không nhân dân, bảo vệ trật tự trị an, cho đến việc đào đắp công sự, tiếp phẩm, tải đạn, cứu thương, bắt giặc lái , biệt kích, phá gỡ bom mìn, giải quyết hậu quả sau các trận địch đánh phá v.vv... không có việc gì không có phụ nữ tham gia.

Trên mặt trận giao thông vận tải, thực hiện lời thề “ Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, chị em trong các đơn vị giao thông vận tải, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến sẫn sàng xả thân bảo vệ mạch máu từ trái tim của Tổ quốc vào tiền tuyến lớn miền Nam. ở khắp nơi, đông đảo phụ nữ đã tham gia công tác giao thông nhân dân, bảo vệ, sửa chữa cầu đường, san lấp hố bom, vận chuyển, cất giấu hàng hoá, nêu cao khẩu hiệu “ Xe chưa qua, nhà không tiếc”, tự tay dỡ nhà mình để mở đường cho xe, pháo đi.

ở lại hậu phương, được sự giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể, chị em đã tận tình chăm sóc cha mẹ già, giữ trọn đạo thuỷ chung, vừa sản xuất vừa hoạt động xã hội, vừa lo công việc gia đình, góp phần bảo đảm cho hàng triệu con em được ăn no, mặc ấm, được học hành.

Trong phong trào toàn dân ủng hộ bộ đội và chăm sóc gia đình bộ đội, nổi bật là hoạt động vô cùng phong phú, sinh động của Hội mẹ chiến sĩ. Hàng vạn bà mẹ có tấm lòng yêu nước thương con, vừa tích cực động viên con cháu mình lên đường giết giặc, vừa ân cần nuôi nấng, giúp đỡ và bảo vệ cán bộ, chiến sĩ khác như con cháu mình.

Được tôi luyện và trưởng thành trong phong trào “ Ba đảm đang”, đội ngũ cán bộ nữ đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, phát huy được vai trò tác dụng trên mọi cương vị khác nhau, đáp ứng yêu cầu tăng cường cán bộ của Đảng và Nhà nước. Tỷ lệ đại biểu nữ trong quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp không ngừng tăng ( trong quốc hội khoá II năm 1960, tỷ lệ phụ nữ là 11,6%; khoá IVnăm 1971, tỷ lệ nữ là 29,76 %). Năm 1972 đã có trên 50 chị làm chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban hành chính cấp huyện và xã, gần 2.000 chị làm trưởng phó phòng ở các cơ quan TW, tăng gấp 15 lần năm 1965, 130 chị làm giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp, tăng hơn 2 lần so với năm 1965.

Thực tiễn hoạt động của phong trào Ba đảm đang đã chứng minh vai trò, vị trí của người phụ nữ đã được nâng lên môt tầm cao mới. Chị em chẳng những đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ người công dân trên các lĩnh vực sản xuất, công tác, phục vụ chiến đấu và chiến đấu mà còn tích cực học tập, phấn đấu nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất và nghị lực để gánh vác mọi nhiệm vụ mới nặng nề hơn thay thế nam giới đi chiến đấu. Do đó, trách nhiệm và vai trò của phụ nữ với gia đình và xã hội được nâng lên gấp bội. Hoàn cảnh lịch sử đó cũng là thời cơ thuận lợi phát huy tiềm năng, trí tuệ của hàng triệu phụ nữ.Trong phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, lập nhiều thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực, xứng đáng với lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang chống Mỹ cứu nước”, góp phần cùng với toàn quân, toàn dân đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đấu tranh thống nhất nước nhà đến thắng lợi hoàn toàn.

Phong trào phụ nữ Ba đảm đang còn là bằng chứng sinh động của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân của những người phụ nữ thế hệ Hồ Chí Minh.

Lịch sử mãi mãi khắc ghi những chiến công vẻ vang, những hành động anh hùng quả cảm, những tấm gương chiến đấu hy sinh anh dũng của những người phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Đó là là bà mẹ anh hùng Nguyễn Thị Suốt vượt bao mưa bom bão đạn chèo đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ để vào Nam chiến đấu. Anh hùng Trần Thị Lý, người nữ dân quân trẻ tuổi Quảng Bình vượt gian khổ hoàn thành công tác giao thông liên lạc trên tuyến lửa, trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ngoan cường và dũng cảm. Anh hùng Nguyễn Thị Hạnh, người cán bộ Công an cơ sở thành phố Vinh, người mẹ 6 con đã nêu cao tấm gương “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, Vũ Thị Thanh Nhâm, người xã đội phó trẻ tuổicủa tỉnh Nam Hà,anh hùng gan dạ, mưu trí, phá bom nổ chậm, cứu nguy cho đồng đội và nhân dân . Anh hùng La thị Tám., 23 lần bị bom vùi vẫn không rời vị trí, bình tĩnh quan sát máy bay địch đếm từng quả bom rơi, đánh dấu từng quả bom chưa nổ để tạo điều kiện thuận lợi cho công binh phá bom nổ chậm.Đặc biệt là tiểu đội nữ anh hùng 10 cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh, gần 200 ngày đêm trụ lại dưới bom đạn để sửa đường thông xe, bị thương vẫn không rời vị trí, đã anh dũng hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ, nêu cao tấm gương dũng cảm tuyệt vời, mãi mãi sáng ngời với non sông đất nước. Có những nữ dân quân dũng cảm như Bùi Thị Vân, phân đội súng trường xã Lai Vu, huyện Kim Thành, Hải Dương “ rắn quấn bên chân vẫn diệt thù”. Cô Chu Thị Ngọ, cô nuôi dạy trẻ ở Nhật Tân, Hà Nội dũng cảm lấy thân mình che chở cho các cháu. Cô đã bị tên lửa Mỹ giết hại trong lúc trên tay còn bế hai cháu an toàn. Trong mười hai ngày đêm cuối năm 1972, quân và dân Hà Nội đã làm nên kỳ tích“ Điện Biên Phủ trên không”. Trong chiến công đó có phần đóng góp của chị em phụ nữ Thủ đô mà nòng cốt là các nữ tự vệ, dân quân, các đội cứu thương, tiếp tế, cứu sập hầm v.v... đã tích cực góp phần phục vụ chiến đấu, tham gia chiến đấu khắc phục hậu quả chiến tranh. Tiêu biểu cho tinh thần đó có 21 chị được tặng huy hiệu Bác Hồ, 6 chị được kết nạp Đảng ngay tại trận địa.

Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp trong lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã chứng minh khả năng cách mạng to lớn, tài trí thông minh, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, quyết chiến đấu và dám hy sinh vì lý tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Tiêu biểu là những cá nhân và tập thể ưu tú được tặng thưởng các danh hiệu thi đua cao quý:42 nữ anh hùng, 9 đơn vị nữ anh hùng, 1.718 chị em được tặng thưởng huy hiệu Bác Hồ, trên 5.000 nữ chiến sĩ thi đua và trên 3 triệu hội viên đạt danh hiệu phụ nữ “ ba đảm đang”.

Những đóng góp, hy sinh to lớn và những thành tích, chiến công lẫy lừng của chị em phụ nữ miền Bắc trong phong trào ba đảm đang là những trang sử vàng chói lọi trong lịch sử của phụ nữ Việt Nam. Những thành tích ấy không tách rời cuộc chiến đấu vô cùng oanh liệt của nhân dân và phụ nữ miền Nam anh hùng.

Vượt qua bao thử thách khốc liệt, phụ nữ miền Nam vẫn bám chặt mảnh đất quê hương, kiên trì chiến đấu, lập nên những chiến công lẫy lừng trên các mặt trận đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, binh vận cũng như trong mọi hoạt động sản xuất, công tác, xây dựng vùng giải phóng. Chị em đã góp phần xuất sắc cùng với quân dân miền Nam làm thất bại mọi âm mưu chiến lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pa-ri và cuối cùng đã làm nên chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.

Dưới sự lãnh đạo của mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, được sự tổ chức hướng dẫn của Hội LHPN giải phóng miền Nam Việt Nam, phụ nữ miền Nam luôn luôn là là lực lượng hùng hậu kiên định, vừa có tài trí thông minh sáng tạo tuyệt vời, vừa thể hiện lòng trung kiên vô hạn đối với cách mạng, xứng đáng với 8 chữ vàng” Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. “Đội quân tóc dài”- niềm tự hào của dân tộc, nỗi khiếp sợ của kẻ thù đã liên tiếp tiến công địch bằng 3 mũi giáp công, đã bịt họng súng, đẩy lùi xe tăng, không cho máy bay địch cất cánh, làm tan rã và tiêu diệt sinh lực địch. Các nữ anh hùng , dũng sĩ diệt Mỹ, đánh giặc bằng đủ các loại vũ khí từ thô sơ đến hiện đại, đã lập nhiều chiến công chói lọi, tiêu biểu là các nữ anh hùng Nguyễn Thị Út, Tạ Thị Kiều, Kan Lịch, Lê Thị Thanh, Nguyễn Thị Lài, các nữ liệt sĩ Tô Thị Huỳnh, Lê Thị Hồng Gấm, Trần Thị Tâm, tiểu đội 11 cô gái Sông Hương đãdũng cảm chiến đấu, đánh lui một tiểu đoàn địch trong chiến dịch Mậu thân 1968; nữ biệt động Nguyễn Thị Trung Kiên mưu trí, gan dạ dẫn đường cho xe tăng tiến vào giải phóng Sài Gòn,v.vv... ở sâu trong lòng địch, các má, các chị đổ bao xương máu vẫn bám đất, bám dân “ một tấc không đi, một ly không rời”, nuôi quân giết giặc, đào hầm bảo vệ cán bộ, nuôi dưỡng thương binh. Trong nhà tù, dù bị tra tấn, đầy đoạ bằng mọi thủ đoạn man rợ nhất, các má, các chị vẫn nêu cao tấm gương bất khuất, một lòng một dạ kiên trung với cách mạng. ở đô thị, các tầng lớp phụ nữ, không phân biệt tôn giáo, chính kiến, vì độc lập và hoà bình, vì nhân phẩm và quyền sống của phụ nữ, đã anh dũng đấu tranh bất chấp sự khủng bố dã man của địch. Trong vùng giải phóng, các tầng lớp phụ nữ ra sức đẩy mạnh sản xuất, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, tham gia xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chính quyền nhân dân. Nhiều nữ cán bộ, đại biểu xuất sắc của nhân dân và phụ nữ miền Nam anh hùng đã tham gia lãnh đạo chính quyền cách mạng mà tiêu biểu là Phó tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hội LHPN giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Định, bộ trưởng Bộ ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình...

Để có cuộc sống độc lập, tự do, hoà bình và hạnh phúc như ngày hôm nay, chúng ta vô cùng tự hào và biết ơn về những cống hiến lớn lao của những Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hiến dâng những người con thân yêu của mình cho Tổ quốc. Chúng ta có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, tự hào về những chiến công, những kỳ tích của phụ nữ miền Bắc trong phong trào Ba đảm đang. Phát huy truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hôm nay, phụ nữ Việt Nam đang vững bước đi lên, tích cực học tập, lao động sáng tạo, góp phần cùng với toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” vì sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Thế nào là phụ nữ 3 đảm đang?

Trong không khí sôi sục của những ngày “Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ”, ngày 22/3/1965, TW Hội LHPN Việt Nam phát động phong trào phụ nữ “Ba đảm nhiệm” với nội dung: Đảm nhiệm sản xuất, công tác, thay thế cho nam giới đi chiến đấu; Đảm nhiệm gia đình, khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu; Đảm nhiệm phục vụ chiến ...

Bà gì đảm đang?

Nội dung “Ba đảm đang”: 1) Đảm đang sản xuất và công tác; thay thế cho chồng, con đi chiến đấu; 2) Đảm đang việc gia đình cho chồng, con, anh em tòng quân và phục vụ lâu dài trong quân đội; 3) Đảm đang phục vụ chiến đấu, tham gia dân quân tự vệ, tập luyện quân sự để sẵn sàng chiến đấu; phục vụ bộ đội, công an, dân quân ...

Bà đảm nhiệm là gì?

Phong trào "Ba đảm đang" được phát động năm 1965, nhằm mục đích động viên phụ nữ phát huy mọi năng lực phục vụ cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng CNXH, đồng thời qua đó đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Phong trào 3 sẵn sàng là gì?

Ba Sẵn sàng là phong trào thi đua do ban chấp hành thành đoàn Hà Nội phát động trong những năm 60 của thế kỉ 20 nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước của học sinh sinh viên Hà Nội. Phong trào nhanh chóng lan rộng ra khắp miền bắc Việt Nam và trở thành phong trào thi đua yêu nước của thế hệ trẻ thời bấy giờ.