Giới thiếu quyển sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Giới thiếu quyển sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Ai trong số chúng ta chắc hẳn đều có một tuổi thơ để nhớ về, dù là dữ dội hay dịu êm. Đọc truyện ngắn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần một phần ký ức trong tâm hồn như được trỗi dậy, cảm giác thích thú như được cầm trên tay chiếc kẹo ngọt mát của tuổi thơ. Hãy cùng Đánh giá tốt điểm qua cuốn sách này nhé.

Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm 1972 tại Bình Thuận, là một trong số những nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại, là thành viên Hội nhà văn Việt Nam. Ông từng tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Tp. HCM, ngay sau khi ra trường Nguyễn Ngọc thuần đã đầu quân cho Báo Tuổi trẻ. Tuy nhiên, cơ duyên đã đưa đẩy ông họa sĩ trẻ đến gần với văn chương, từ đó tác giả  bước lên đỉnh cao của thành công với hàng loạt các giải thưởng.

Giới thiếu quyển sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Một số tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến như: Giăng giăng tơ nhện từng đạt giải Văn học tuổi hai mươi lần II, Một thiên nằm mộng, Nhện ảo,… Và đặc biệt là cuốn sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã giúp tác giả mang về giải nhất cuộc thi Văn học thiếu nhi lần III. Sự xuất hiện của Nguyễn Ngọc Thuần như trong làng văn học như thổi một làn gió mới cho nền văn học Việt Nam.

Truyện ngắn “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là tác phẩm dành cho lứa tuổi thiếu nhi và cũng là những dòng ký ức của những con người trưởng thành để cảm nhận được cái thời đã qua. Những dòng hồi ức lúc nhờ, từng hành động và cách cư xử mà chỉ có trẻ con mới có thể nghĩ và làm ra được.

Giới thiếu quyển sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Sách mang lại nguồn cảm hứng cho độc giả không chỉ bởi vì các tình huống hài hước mà còn là từng khoảnh khắc xúc động đến chạnh lọng. Nhà văn đã xây dựng lối nhân vật vô cùng đơn giản và mộc mạc, chân chất con người miền quê. Qua tác phẩm giúp ta học được nhiều điều hơn trong cuộc sống về tình lòng yêu thương, cách đối nhân xử thế và giúp đỡ người xung quanh.

XEM NGAY:  [Review] Anh có thích nước Mỹ không của tác giả Tân Di Ổ

Cuốn sách “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là câu chuyện xoay quanh cậu bé 10 tuổi tên Trí Dũng. Mặc dù, Dũng chỉ là cậu bé nhưng lại luôn thích triết lý và luôn mượn lời của bố mẹ như Bố tôi thường nói… hay Mẹ tôi thường nói… Để cậu đưa ra những điều vô cùng hay ho mà mình đã lưu lại và học thuộc.

Cái thế giới của Dũng cũng nhỏ bé và chật hẹp như chính số tuổi của cậu. Thế giới ấy chỉ có bố, mẹ, những người hàng xóm, cô giáo, tụi bạn cùng lớp và cả một khu vườn đầy hoa lúc nào cũng tỏa hương thơm ngát dưới ánh trăng đêm. Cậu đã bằng lòng và hòa mình vào thế giới ấy để khám phá những điều diệu kỳ.

Cả cuốn sách được viết vỏn vẹn trong 174 trang với 19 mẩu chuyện, từng câu chuyện lại có một cái tên riêng. Khi đọc Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, độc giả cảm nhận được sự dễ thương, tự nhiên và gần gũi. Văn xuôi của Nguyễn Ngọc Thuần đúng là trong veo và hồn nhiên như trẻ thơ, cách kể chuyện quyến rũ như kể về truyện cổ tích vậy.

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ có thể coi là những trang nhật ký vô tư hồn nhiên của một chú nhóc. Mỗi trang nhật ký cậu ghi lại từng mảnh ký ức ngây thơ về gia đình, hàng xóm và các triết lý mà cậu tự đúc kết. Mặc dù viết về tuổi thơ của cậu bé 10 tuổi nhưng tác phẩm lại ẩn chứa nhiều bài học ý nghĩa về cuộc đời.

1. Học cách yêu thương từ những điều chưa hoàn hảo

Trí Dũng ban đầu cảm thấy xấu hổ vì chiếc răng khểnh đáng ghét của mình. Thế rồi, cậu đã học cách vượt qua nỗi tự ti và biến khiếm khuyết thành bí mật tuyệt vời cho riêng mình. Thay vì ghét bỏ, từ chối những điều khác biệt, Dũng đã tự tin hơn và mỉm cười khoe răng.

XEM NGAY:  999 bức thư gửi cho chính mình - Lá thư dành cho các bạn trẻ

Không những vậy, cậu còn biết yêu thương cả những khiếm khuyết của người khác nữa, chú đồng cảm, bao dung và thấu hiểu cho họ. Cậu tình nguyện cho ông Tư bàn tay của chính sau khi nghe câu chuyện của ông bị mất tay do trận pháo kích.

Giới thiếu quyển sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Cuộc trò chuyện của ông Tư và cậu nhóc được nhà văn miêu tả dễ thương vô cùng. Khi ông Tư hỏi: Làm sao ông lấy được? Cậu bé đã vô tư hồn nhiên đáp lại rằng: Dễ lắm, thi thoảng con chạy sang đây, ông chỉ cần kêu lên: Bàn tay ơi lấy cho tui cái bánh thì bàn tay sẽ chạy lại lấy cho ông ngay. Chính điều này đã có thể thấy lòng yêu thương, sự thơm thảo của cậu bé đã xoa dịu nỗi đau và sự mất mát của người khác.

2. Giúp đỡ và chia sẻ

Dũng mới có 10 tuổi nhưng đã biết giúp đỡ cô Hồng bên hàng xóm vơi đi nỗi đau do bệnh tật thông qua những tình cảm ngây ngô. Chính những hành động và suy nghĩ đáng yêu của nhóc đã làm cô Hồng vơi đi sự mệt mỏi.

Điều họ cần là những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Lúc ốm đau họ cần những đôi bàn tay, những tô cháo hay những quả ổi hái để đầu giường. Họ cần mỗi tối lại ghé ngồi với họ trong im lặng. Và đôi lúc chỉ cần dắt họ lên đồi cuốc vườn và thi thoảng hỏi họ có thích ăn bắp rang hay không? Đây chính là những triết lý của một cậu bé mới lớn.

Xem thêm: Suối nguồn – Cuốn sách dành cho những trái tim chính trực

2. Trân trọng những gì mình có

Cuộc sống vội vã bởi vì chúng ta đã bỏ quên hiện tại mà chạy theo những thứ xa vời. Trí Dũng đã dạy chúng ta những bài học đơn giản mà người lớn vô tình bỏ quên. Hãy học cách trân trọng những phút giây hiện tại, biết yêu thương sự hiện diện của bạn thân trên cuộc đời này. Dũng tự hào với cơ thể đầy đủ chân tay của mình và cảm thấy quý giá cơ thể hơn, sau mỗi lần đếm đủ mười ngón đầu tay.

XEM NGAY:  Top 8 sách triết học hay giúp bạn thay đổi thế giới quan

Bạn đọc như được hòa mình vào thế giới tinh khôi và trong trẻo của cậu nhóc. Chìm vào trong từng trang sách, ta tự tưởng tượng ra tiếng cười giòn tan của chú bé, cảm nhận được hương thơm của khu vườn hay khẽ rùng mình vì lạnh khi bầu trời đêm buông xuống.

Tìm hiểu thêm: Sách cho tuổi trẻ: Đừng cúi đầu mà khóc hãy ngẩng đầu mà đi

Thật sự cần một lời khen dành tặng cho nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần khi viết được những trang sách đầy dung dị như thế. Dẫu là triết lý, nhà văn của chúng ta vẫn có thể khéo léo đan xen nó vào từng con chữ một cách rất tự nhiên. Lối viết rất nhẹ nhàng và lâng lâng như một cơn gió, đọc Vừa nhắm mắt vừa mở của sổ thấy như cả một bầu trời ký ức tuổi thơ ùa về.

Tác giả đã không miêu tả quá nhiều, mỗi nhân vật chỉ hiện lên qua vài nét gợi. Mở ra cho độc giả một cái nhìn đa chiều, họ tự cảm nhận về nhân vật theo cách riêng của mình. Có người từng nói, nếu như cho tôi xin một vé đi tuổi thơ cho chúng ta chiếc vé thì Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ chính là một con tàu cho ta du hành ngược về tuổi thơ.

Từng mẩu chuyện nhỏ của “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” chính là một truyện dành tặng cho bạn đọc nhỏ tuổi, lại vừa là một truyện dành cho người lớn. Bởi chúng mang nhiều tầng nghĩa và có lẽ tác phẩm chính là kết quả của cái nhìn độc đáo của một thi sĩ viết văn xuôi với phong thái đắm đuối nhị nguyên mới lạ. Những ai mong muốn được trở về tuổi thơ thì cuốn sách này sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Có thể bạn quan tâm: Người Xa Lạ – Tác phẩm tiêu biểu về triết học nhân sinh

Giới thiếu quyển sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Trong những ngày dịch bệnh không ngừng hoành hành và khiến người ta e ngại việc ra đường. Mình chọn một góc bé nhỏ mà mình có để trốn mình trong những câu chuyện trong trang sách.

Hơi thở làng mạc vẫn miên man thổi qua từng trang sách và cái bình yên mà nó mang lại khiến người ta không thể phủ nhận được. Mình đang "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" bởi ngoài ô cửa kia, chẳng có gì hiểm nguy để người ta phải dè chừng mà mở to đôi mắt thăm dò cả.

Gần đây, mình dần quen với việc làm bạn với những tác phẩm dành cho thiếu nhi. Nhưng không đóng khuôn suy nghĩ của mình, mình nghĩ "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" cũng dành cho cả người lớn nữa, những người đang muốn tìm một chút bình yên với những câu chuyện vừa ngây ngô, vừa thú vị.

Những câu chuyện xung quanh cái nhìn của một đứa trẻ lên mười, những suy nghĩ ngây thơ đôi khi khiến bạn chạnh lòng, bởi chúng ta chẳng thể tìm được những suy nghĩ như thế nơi mình nữa. Mặc dù biết rằng lứa tuổi không quyết định suy nghĩ của bạn, nhưng có thể nó đã dần dần (một cách lặng lẽ) kéo bạn khỏi những suy nghĩ giản đơn và non nớt như một đứa trẻ.

"Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là một cuốn truyện dài trong đó có 19 chương. Những câu chuyện xoay quanh những suy nghĩ ngây thơ, nghịch ngợm của cậu bé Dũng và bạn của cậu, cùng với đó là sự hiểu chuyện một cách đáng yêu của một cậu bé lên mười, dưới sự chỉ bảo trìu mến của ba mẹ cậu.

Không hẳn là đùa, nhưng mình đã chìm vào thế giới mà cậu bé kể. Tắm những trận mưa (mà không có con bò), nô nức khi có đoàn Sơn Đông mãi võ trở về làng biểu diễn,... những cảm xúc mình không tìm thấy được ở Sài Gòn trong những ngày giãn cách thế này.

Thỉnh thoảng, trong câu chuyện của cậu có cả những nỗi buồn, buồn khi bé Thương tội nghiệp con cô Hồng chưa kịp ra đời đã vội vã từ biệt thế gian, buồn khi cậu hành xử không đẹp với cậu bé ăn xin mà không có cơ hội để nói lời xin lỗi, buồn khi ma xơ Hiền ra đi để lại cây đàn lặng lẽ phủ bụi thời gian… “Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thức nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Và đừng bao giờ quay lưng lại với những con người như vậy. Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu giường. Họ cần mỗi tối ghé lại ngồi với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn, và thỉnh thoảng hỏi họ có thích ăn bắp rang không…” – cậu bé đã chia sẻ với tôi phương thức xoa dịu nỗi buồn như vậy đấy. Cái “ông cụ non” đó mới 10 tuổi, nên khi có câu triết lý nào, cậu đều viện dẫn lời của bố hoặc mẹ, kiểu như “Bố tôi nói…”, “Theo bố nói…”, “Mẹ tôi nói…”, mà câu nào bố mẹ nói đều thấm hết trơn, thấm tình, thấm nhân văn và gây xúc động.

Trong câu chuyện còn vô vàn những ấm áp li ti mà tôi sẽ để dành cho bạn, để khi gặp cậu bé, tâm hồn bạn sẽ được tưới tắm và nở hoa. Mà gặp cậu thì đơn giản lắm, cậu núp trong cuốn sách xinh xắn này thôi, chỉ cần mở ra và đọc, bạn sẽ thấy tình yêu thương quấn quýt khắp nơi, hóa ra cuộc sống này kỳ diệu và đáng yêu đến thế.

Không có dễ thương nào bằng sự dễ thương của tụi trẻ con, thật ngây thơ và trong sáng. Không có niềm vui nào hân hoan như niềm vui trẻ con, thật rực rỡ và phập phồng. Chạm vào “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là chạm vào tâm hồn của một đứa trẻ, với vườn, với hoa, với cả những thương yêu.

Một cuốn sách hay là một người bạn tốt – như tôi đã từng nói với bạn một ngày nào đó thôi.

Câu chuyện kể về cậu bé chia sẻ về tình yêu thương chảy tràn nơi vùng quê nhỏ bé. Tôi hình dung ra bố cậu – người đàn ông giàu tình cảm gắn cuộc đời mình bên ruộng đồng quê hương, với tình yêu con tự nhiên như hơi thở; rồi tôi thấy người mẹ dịu dàng ngồi chải tóc bên bậu cửa, khuôn mặt thanh thản và bình yên. Tôi còn thấy chú Hùng – người láng giềng vui vẻ sáng nào cũng ghé qua để “hỏi thăm” và “làm trò” với cậu bạn bé nhỏ, tiếng cười rộn ràng vang vọng xóm thôn. Cậu còn kể về ông Tư, năm xưa vì cứu một cậu bé khỏi đạn bom mà mất cả đôi bàn tay và bàn chân, để rồi thỉnh thoảng khi ông nhớ đôi bàn tay của mình, cậu sẽ chạy sang và nói to “Tui là bàn tay đây! Bàn tay xin tuân lệnh hoàng thượng” và giúp ông dăm ba chuyện lặt vặt. À, trong câu chuyện còn có thằng Tí nữa – thằng bạn thân “con chấy cắn đôi” của cậu, thằng bé mà cậu lấy tên để đặt cho vì sao đẹp nhất, một người mà cậu ngỡ như “mất đi một khoảng trời rộng trong trái tim – một khoảng trời để hít thở từng ngày và được nuôi sống” khi lỡ may gặp nạn. Ở đó còn có bà ma xơ Hiền với cây đàn và tiếng hát, có cậu bé và ông lão ăn xin, có những người sơn đông mãi võ thoạt đến thoạt đi… Họ, dù thân quen hay xa lạ, đều bước vào cuộc sống của cậu bé và ngân lên những “âm thanh” riêng của họ trong tâm hồn cậu.

Mỗi đứa trẻ ra đời là một món quà đẹp mà đấng toàn năng ban tặng cho những người làm cha làm mẹ. Trẻ con – những sinh vật luôn nhắng nhít và đầy năng lượng – có thể khiến người lớn bật cười sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, có thể khiến ta tin vào sự an lành và thiện lương của cuộc sống dù ngoài kia có lộn nhộn và điên loạn đến thế nào…

Một buổi trưa hè, tôi gặp một cậu bé con như thế, cậu bé 10 tuổi với chiếc răng khểnh và cười suốt ngày. Bước ra từ trong cuốn sách bé xinh này, cậu kể cho tôi nghe bao chuyện về gia đình, về những người hàng xóm, về những cái tên, và cả những người lạ mặt… Lạ lùng thay, qua bao câu chuyện của bé con, tôi học được thêm nhiều điều về cuộc sống.

Cậu kể cho tôi nghe về cái tên mình, một thanh âm âu yếm mà cha mẹ đã ban tặng khi chúng ta còn bé tí ti. Hóa ra, một cái tên mang nhiều ý nghĩa đến thế, bởi “nó là cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi trong suốt cuộc đời”, bởi “khi nhớ một cái tên là ta nhớ về một con người có cái tên đó”, nó chứa đựng “một tình thương lớn”.

Quá hay và mượt. Một cảm xúc rất đã khi bước vào thế giới Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần 

Đó là cả một bầu trời thanh thản với lối văn trong trẻo và đầy chất thơ như cổ tích giữa một nhịp sống ồn ào như thời nay.

Ai cũng vậy, tuổi thơ luôn đóng một vai trò có giá trị vô cùng lớn trong mỗi người chúng ta.

Đọc Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, một phần ký ức nào đó được trỗi dậy trong tâm hồn. Đọc cuốn sách mà thấy lòng mình rưng rưng và nhớ da diết. Những nhân vật trong truyện mang lại một sự gần gũi rất thật với người đọc.

Tự đâu, mình cảm thấy thương chú Hùng và cô Hồng vì bị mất con. Thương ông Tư bị mất một phần thân thể vì cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Tất cả những cảm xúc đó, đều do tác giả mang lại cho người đọc, thổi hồn vào sách, và biến những câu chữ rất ư là bình dị này lại trở nên vô cùng thân thương hơn bao giờ hết.

Mình nghĩ chắc chắn đây không chỉ đơn thuần là một cuốn sách của trẻ con. Mà tác phẩm còn chứa đựng rất nhiều bài học mà mỗi người tự xưng là người lớn như chúng ta, cần phải học hỏi và nghiền ngẫm rất nhiều.

Đó là những bài học về sự tự tin, những bài học về sự quan tâm và chia sẻ. Hay những bài học về yêu thương mà dường như những “người lớn” như mình và các anh em đều đã bỏ quên đâu đó giữa cuộc sống bộn bề này.

Mình giật mình khi đứa bé ấy tự hào với sự đầy đủ của cơ thể mình. Nhận ra sự quý giá khi cơ thể mình được đầy đủ sau mỗi lần đếm đủ 10 đầu ngón tay.

Có bao giờ người lớn chúng ta suy nghĩ được như thế không nhỉ? Đôi khi chúng ta lại cảm thấy bị tự ti chỉ vì cái mũi hơi to, hay vì người mình hơi mập, vâng vâng và mây mây.

Mình còn thấy được sự chia sẻ, cảm thông và yêu thương từ câu chuyện mất con của chú Hùng và cô Hồng. Mình học từ cái cách mà cậu bé Dũng quan tâm đến ông Tư hay từ những đôi guốc cao của cô Hà. Từ con dế của thằng nhóc ăn xin và cả khúc nhạc của bà ma-xơ Hiền nữa.

Khi bà mất, những bài hát như nằm sâu bên trong. Không người đánh thức, chúng sẽ nằm mê mệt và quên thức dậy để ngợi ca sự du dương trầm bổng.

Bởi khi một người nào đó đang buồn, thì đó là lúc họ cần một sự chia sẻ. Họ cần những bàn tay nắm lấy tay họ để chia sẻ những lúc cô đơn nhất.

Những bài học giản dị, đơn sơ nhưng vô cùng sâu sắc khiến cho người lớn chúng ta trở nên bé lại. Để từ đó cảm nhận những điều ngọt ngào, hồn nhiên và bình yên nhất của sân ga tuổi thơ.

Ở nơi đó, có đoàn tàu đưa chúng ta đến với sự trưởng thành không có vé khứ hồi. Chỉ có thể ngậm ngùi nhớ lại một thời được chìm đắm giữa dòng sông êm đềm. Dòng sông của một thời trẻ thơ ngây dại…

Ai cũng vậy, tuổi thơ luôn đóng một vai trò có giá trị vô cùng lớn trong mỗi người chúng ta.

Đọc Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, một phần ký ức nào đó được trỗi dậy trong tâm hồn. Đọc cuốn sách mà thấy lòng mình rưng rưng và nhớ da diết. Những nhân vật trong truyện mang lại một sự gần gũi rất thật với người đọc.

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là cuốn dành cho thiếu nhi và cũng là những dòng kí ức của những người trưởng thành để cảm nhận được tuổi thơ đã qua của mình.

Cuốn sách mang đến cho thiếu nhi biết cách yêu thương, giúp đỡ mọi người và hơn hết là sự vui đùa, hồn nhiên cũng không kém phần nghịch ngợm của trẻ con. Đối với người lớn lại mở ra một cánh cửa trở lại tuổi thơ, trở về những năm tháng vui đùa, không suy nghĩ, lo toan không  chỉ vậy cuốn sách còn mang lại những bài học ý nghĩa đến chính bản thân chúng ta phải suy nghĩ.

Cuốn sách là câu chuyện đời thường xoay quanh cậu bé Trí Dũng, chỉ mới là một câu bé nhưng lại luôn thích những triết lý và vẫn luôn mượn lời của bố, mẹ: “Bố tôi thường nói…”,”Mẹ tôi thường nói…” để đưa ra những điều vô cùng hay ho và mình đã lưu lại và học thuộc.”Tôi vẫn nhớ lời bố nói, khi nhìn theo bóng một người mà ta không thể quên được, ta sẽ thấy nỗi nhớ của mình.””Tôi vẫn thường nhớ mẹ thường hay nói khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Và đừng bao giờ quay lưng lại với một con người như vậy. Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi để đầu giường. Họ cần mỗi buổi tối ghé lại với họ trong im lặng.””Bố tôi vẫn nói, khi một người yêu thương của ta ra đi, cũng giống như chúng ta cắt lìa một khoảng trời trong trái tim mình.

Đó là một khoảng trời rất rộng mà ta hít thở từng ngày.””Mẹ tôi vẫn hay nói, nỗi sợ lớn nhất của một người thầy thuốc là khi để mất một đứa trẻ. Người già có thể chết, nhưng trẻ em cần được sống và lớn lên.””Nhiều lần tôi đã hỏi bố, tại sao người ta không nhớ một bàn tay ai đó mà phải là khuôn mặt trước tiên. Bố bảo vì trên đó có đôi mắt. Chúng ta không thể nhìn ai đó mà không nhìn vào đôi mắt họ. Một đôi mắt sẽ cho ta biết họ yêu mến điều gì, và quan trọng hơn, họ hi sinh cho điều gì.”

“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” chứa đựng thật nhiều tình yêu thương, về quê hương, Dũng yêu nơi mình sống, yêu khu vườn mà Dũng vẫn thường nhắm mắt lại và cảm nhận những hoa, những thân thuộc nơi đó. Những triết lí đời thường được tác giả kín đáo gài vào nhành truyện, khiến chúng có những vẻ đẹp rất riêng. Ai đọc cũng hẳn nhận ra từ nay việc cảm nhận cuộc sống, cảm nhận yêu thương, không chỉ đơn thuần là ngắm nhìn bằng đôi mắt nữa, mà hãy để nó tuyệt vời hơn bởi những cảm nhận từ nhiều giác quan, từ mũi để ngửi những nhành hoa, từ tai để nghe tiếng động, với đôi mắt nhắm nhưng với tâm hồn rộng mở.

Là tự sự của một cậu bé mười tuổi, sống ở nông thôn , và không hề có bất kỳ internet nào. Điều hấp dẫn rất riêng của truyện là những câu thoại ngây ngô trong sáng, lại rất dí dỏm và ấm áp và nó thật sự rất thú vị .

Điều thú vị đầu tiên cậu bé đã chỉ cho tôi – “một đứa trẻ ra đời là một sự may mắn, ngày tôi ra đời là ngày tôi may mắn có thêm bạn mới..Chẳng hạn, tôi làm sao có thể quen thằng Tí và chọn nó làm bạn thân nếu tôi không ra đời?”. Cả cái việc được bà mụ vỗ vỗ vào mông để phát ra tiếng khóc đầu tiên cũng là một điều thú vị. “Nhưng tôi muốn nói với bạn một điều, chúng ta phải bí mật. Chuyện đó phải riêng tư. Khi bạn giữ bí mật về mình hay ai đó, bạn sẽ không bao giờ quên. Những chuyện nói ra rồi bạn sẽ quên mất. Tôi dám chắc như vậy. Và còn một điều nữa, bạn phải tăng số lần bà mụ đánh lên, bởi vì như bố tôi nói, chúng ta không có bao giờ có cơ hội được bà mụ đánh lần thứ hai. Chúng ta chỉ được khóc một lần khi chào đời, một cái khóc dễ thương nhất.” Cũng như cái tên bố mẹ đặt cho, “cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi trong suốt cuộc đời đứa trẻ”. Đó là một bí mật mà bố mẹ dành riêng cho mình với tất cả tình cảm ưu ái.

Cứ như thế từ đầu đến cuối truyện, cậu bé sẽ chỉ cho chúng ta nhiều điều bí mật thú vị, từ những bài học và những suy nghĩ “ông cụ non” trong cái đầu mười tuổi của cậu.

Cái nôi nuôi dưỡng cậu bé là làng quê bình dị, là bố mẹ giàu lòng nhân ái, tinh tế trong cảm nhận và sẻ chia, là những người láng giềng nồng hậu, nghĩa khí . Cậu cũng có rất nhiều bạn. Hơn hết, cậu có cả khu vườn nhà rất rộng, nơi mà bố đã dạy cậu điều tuyệt vời nhất, bố dẫn cậu ra vườn bảo cậu nhắm mắt, rồi hướng dẫn cậu chạm vào từng bông hoa và đoán tên, lúc đầu cậu toàn đoán sai, bố nói không sao cả, dần dần con sẽ đoán đúng, mà thật vậy, từng ngày rồi từng ngày, cậu đã đoán đúng tên từng bông hoa trong vườn, rồi bố lại bày cậu tập đoán khoảng cách đến bông hoa, cậu thích chí mỗi khi đoán đúng, cậu đoán chính xác khoảng cách đến nỗi chú Hùng hàng xóm phải thốt lên “Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần”, cũng nhờ “con mắt thần” này mà cậu đã cứu được bạn Tí khỏi chết đuối. 

Và còn rất nhiều điều khác nên là tôi muốn tiết lộ thêm nữa nhưng nó dài quá rồi nên tôi xin kết thúc tại đây.Với tôi,“Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” thật sự là một bức tranh đồng quê dung dị, trong trẻo, sống động, đầy chất thơ, lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tác giả Nguyễn Ngọc Thuần đã mang lại cho tuổi thơ một món quà quý báu, và cho cả những người đã bước qua tuổi thơ một khoảng vườn suy ngẫm: hãy nhắm mắt và mở lòng -mở cánh cửa của chính mình- hãy nhìn cuộc sống bằng tất cả các giác quan để cảm nhận, để thấu hiểu, để yêu thương, để quan tâm và để nhớ.

Cả tập truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là tự sự của một cậu bé mười tuổi, sống ở nông thôn, và không hề có bất kỳ dấu chân nào của người khổng lồ internet ghé ngang. Điều hấp dẫn rất riêng của truyện là những câu thoại ngô nghê trong sáng, lại rất dí dỏm và ấm áp.

Điều thú vị đầu tiên cậu bé đã chỉ cho tôi – “một đứa trẻ ra đời là một sự may mắn, ngày tôi ra đời là ngày tôi may mắn có thêm bạn mới..Chẳng hạn, tôi làm sao có thể quen thằng Tí và chọn nó làm bạn thân nếu tôi không ra đời?”. Cả cái việc được bà mụ vỗ vỗ vào mông để phát ra tiếng khóc đầu tiên cũng là một điều thú vị. “Nhưng tôi muốn nói với bạn một điều, chúng ta phải bí mật. Chuyện đó phải riêng tư. Khi bạn giữ bí mật về mình hay ai đó, bạn sẽ không bao giờ quên. Những chuyện nói ra rồi bạn sẽ quên mất. Tôi dám chắc như vậy. Và còn một điều nữa, bạn phải tăng số lần bà mụ đánh lên, bởi vì như bố tôi nói, chúng ta không có bao giờ có cơ hội được bà mụ đánh lần thứ hai. Chúng ta chỉ được khóc một lần khi chào đời, một cái khóc dễ thương nhất.” Cũng như cái tên bố mẹ đặt cho, “cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi trong suốt cuộc đời đứa trẻ”. Đó là một bí mật mà bố mẹ dành riêng cho mình với tất cả tình cảm ưu ái.

Cứ như thế từ đầu đến cuối truyện, cậu bé sẽ chỉ cho chúng ta nhiều điều bí mật thú vị, từ những bài học và những suy nghĩ “ông cụ non” trong cái đầu mười tuổi của cậu.Cái nôi nuôi dưỡng cậu bé là làng quê bình dị, là bố mẹ giàu lòng nhân ái, tinh tế trong cảm nhận và sẻ chia, là những người láng giềng nồng hậu, nghĩa khí . Cậu cũng có rất nhiều bạn. Hơn hết, cậu có cả khu vườn nhà rất rộng, nơi mà bố đã dạy cậu điều tuyệt vời nhất, bố dẫn cậu ra vườn bảo cậu nhắm mắt, rồi hướng dẫn cậu chạm vào từng bông hoa và đoán tên, lúc đầu cậu toàn đoán sai, bố nói không sao cả, dần dần con sẽ đoán đúng, mà thật vậy, từng ngày rồi từng ngày, cậu đã đoán đúng tên từng bông hoa trong vườn, rồi bố lại bày cậu tập đoán khoảng cách đến bông hoa, cậu thích chí mỗi khi đoán đúng, cậu đoán chính xác khoảng cách đến nỗi chú Hùng hàng xóm phải thốt lên “Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần”, cũng nhờ “con mắt thần” này mà cậu đã cứu được bạn Tí khỏi chết đuối. Và Tí đã thành bạn thân nhất của cậu. “Con mắt thần” đã thành điều bí mật của hai bố con. Còn khu vườn trở thành điều bí mật của cậu. “Tôi đi nhẹ ra vườn. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là một món quà lớn, tôi nhắm mắt chạm tay rồi gọi tên từng món quà. Tôi chạm phải bố. Tôi la lên: “A! Món quà của tui đây rồi. Ôi! Cái món quà này bự quá!”.Bố lại nghĩ ra trò chơi khác, bày cho cậu đoán hoa bằng cảm nhận từ mũi, cho đến khi cậu nhận diện được tất cả mùi hương của các loại hoa trong vườn, lần này “con mắt thần” nằm ngay mũi cậu. Cứ thế, từ khu vườn nhà, cậu học cách cảm nhận cuộc sống quanh mình, một khu vườn rộng lớn hơn, bí mật hơn, hương sắc cũng đa dạng hơn, có vui, có buồn, có hạnh phúc, có khổ đau, có tự hào nhưng cũng có lỗi lầm và ân hận, có sinh ly tử biệt, có chia sẻ và yêu thương…Cậu cũng học được cách vượt qua tự ti, biến khiếm khuyết của bản thân thành điều bí mật khác biệt của riêng mình, để từ cảm giác xấu hổ vì cái răng khểnh đáng ghét, cậu đã có thể ngày ngày tự tin mỉm cười khoe răng.Còn với những khiếm khuyết của người khác, cậu lại biến nó thành sự đồng cảm. Cậu tình nguyện cho ông Tư cả bàn tay của mình sau khi nghe ông kể tại sao ông bị mất cả tay chân trong một trận pháo kích, ông Tư hỏi nhưng “làm sao ông lấy được”, cậu hồn nhiên nói “Dễ lắm. Thỉnh thoảng con chạy sang đây. Ông chỉ việc kêu lên: bàn tay ơi lấy cho tui cái bánh. Thế là bàn tay sẽ chạy lấy cho ông ngay”. Ông cười khà khà: “Ôi hay quá! Thật là hấp dẫn, vậy mà ông không nghĩ ra được. Để ông làm thử nhé! Ông hắng giọng rồi sôi nổi nói- Bàn tay ơi!” “Ơi! Có tui đây!- Tôi nói to- Tui là bàn tay! Bàn tay xin tuân lệnh hoàng thượng!”.Cậu cũng biểu lộ sự cảm thông và chia sẻ khi đến ngồi bên cô Hồng và nói: “Chừng nào cô khỏi bệnh, cô đan cho con chiếc nón len nhé. Con thích chiếc nón có nhiều tua và cái mũi dài dài.” Cô gật đầu, cậu nói tiếp: “Cô có thích ăn bắp rang không?” Cô lắc đầu nhưng mỉm cười với cậu, nụ cười đầu tiên từ lúc cô đánh mất em bé. Tối đó cậu nói với mẹ: “Mẹ ơi, hồi chiều cô Hồng cười với con, cô còn hứa đan cho con một cái nón len, mẹ có tin cô Hồng sẽ hết buồn khi ngồi đan nón không?” Mẹ trả lời “Mẹ tin”, bởi mẹ biết cậu vẫn nhớ lời mẹ nói “khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác sẽ vui hơn…Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu giường. Họ cần mỗi buổi tối ghé lại ngồi với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn, và thỉnh thoảng hỏi họ có thích ăn bắp rang không…”Vẫn là trẻ con nên cậu vẫn thường háo thắng, đôi lúc lại hay ganh tị, thỉnh thoảng phạm lỗi nhưng ngại ngùng lúng túng nhận lỗi. Như khi quan tâm để ý đến hai ông cháu lão mù ăn xin lang thang trú chân ở sạp chợ, cậu muốn tặng cho bạn một con dế bắt ở vườn nhà mà không dám, khi đã tặng rồi lại nổi giận với bạn vì một lý do không đâu và xúc phạm bạn….để lúc nhận ra lỗi của mình muốn đến xin lỗi thì hai ông cháu lão ăn xin đã đi xa. Lúc đó cậu đã hiểu hơn lời của bố “Khi nhìn theo bóng một người mà ta không thể quên được, chúng ta sẽ thấy “nỗi nhớ” của mình”. Cậu sẽ nhớ mãi người bạn chưa từng biết tên ấy, cùng nỗi ân hận về một lời xin lỗi chưa kịp nói.Mở đầu sách là sự sống của bản thân, kết thúc sách lại là cái chết hụt của cậu bạn rất thân, chắc hẳn tác giả đã muốn nhân vật chính của mình nếm trải đủ mọi cung bậc cảm xúc của một cậu chàng mười tuổi rất hồn nhiên, giàu tình cảm lại hay suy tưởng và triết lý.

Với tôi, “vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” thật sự là một bức tranh đồng quê dung dị, trong trẻo, sống động, đầy chất thơ, lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tác giả Nguyễn Ngọc Thuần đã mang lại cho tuổi thơ một món quà quý báu, và cho cả những người đã bước qua tuổi thơ một khoảng vườn suy ngẫm: hãy nhắm mắt và mở lòng -mở cánh cửa của chính mình- hãy nhìn cuộc sống bằng tất cả các giác quan để cảm nhận, để thấu hiểu, để yêu thương, để quan tâm và để nhớ.

"Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", tiêu đề này liệu có làm bạn liên tưởng tới điều gì? Đã ai trong chúng ta từng thử mở cửa sổ với đôi mắt nhắm lại? Vậy mà có một cậu bé với niềm thích thú tìm tòi thế giới đã thực mở cửa số mà không nhìn ra khung cảnh bên ngoài. Cậu đã ngắm chúng bằng một đôi mắt khác, một đôi "mắt thần”, một đôi mắt có thể khiến cho cả khu vườn lớn lên và thơm hơn bình thường rất nhiều. Đôi mắt khiến cho hàng triệu độc giả cảm mến, đôi mắt làm nên hình tượng của cuốn sách và cả tác giả của nó, một cái tên không còn xa lạ với những người yêu thích văn học Việt Nam và say mê với những điều giản dị nhỏ bé, Nguyễn Ngọc Thuần.Nguyễn Ngọc Thuần (1972) từng tốt nghiệp đại học Mỹ thuật Việt Nam, nhưng khi có cơ duyên tiếp cận với văn chương, cây bút đã từng bước khẳng định tên tuổi bản thân ở thể loại văn xuôi đương đại, được nhiều nhà phê bình lớn coi trọng và gặt hái những thành công vang dội cả trong và ngoài nước. Năm 2002, ông lần đầu thử sức với văn học thiếu nhi khi cho xuất bản cuốn "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" - một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của ông. Nó đưa ông đến gần hơn với những trái tim yêu sách khắp thế giới khi được dịch ra nhiều thứ tiếng và giúp ông vinh dự nhận được giải thưởng quốc tế đầu tiên trong sự nghiệp - giải thưởng Peter Pan dành cho tác phẩm thiếu nhi hay nhất. Trên hành trình khám phá tập sách rất đỗi dễ thương này, cậu bé 10 tuổi của chúng ta, cậu bé có một cái tên gợi sự “hùng dũng”, “thông minh” và “có hiếu”, sẽ đưa người đọc đến với những câu chuyện thuở bé thơ của một đứa trẻ, mang đến cho mỗi người những suy nghĩ và tâm trạng khác nhau. Cậu kể về tất cả mọi thứ cậu có thể nghĩ đến, từ những chuyến đi chơi cùng đám bạn cùng làng, đến những lần ngồi hàn huyên với chú Hùng - người hàng xóm thân thiết của cậu, cả những lần vì ham chơi mà đã suýt gây ra tai họa của cậu. Cũng có cả những nỗi buồn, nỗi nhớ, sự chia lìa, cùng nhiều niềm hối tiếc trong cuộc sống của cậu được khắc họa trong cuốn sách. Chúng ta còn được biết về muôn vàn những điều bí mật, những bí mật của riêng cậu bé, chia sẻ cùng những người cậu nhóc yêu, và cả những bí mật của vài người lạ mặt khác mà không ai hay biết. Đối với cậu những bí mật chúng đáng quý như tình yêu thương vậy, những bí mật chính là một phần quan trọng của một con người.Xuyên suốt cuốn sách, cậu bé cho ta thấy được một góc nhìn trẻ thơ về cái đẹp. Cậu kể về âm thanh đẹp nhất của một con người, vẻ đẹp ngọt ngào của sự hi sinh dũng cảm quên thân mình, vẻ đẹp của khuôn miệng cười có chiếc răng khểnh. Cậu còn muốn chúng ta biết rằng vẻ đẹp của một khu vườn sẽ chẳng thể trọn vẹn nếu thiếu đi những “người dẫn lối”, và vẻ đẹp của một người không đến từ đôi giày họ mang hay những bộ quần áo họ mặc. Và còn nhiều những điều xinh đẹp khác bên trong tập sách, cũng như hình ảnh đẹp đẽ của cậu bé có trái tim tràn ngập tình yêu thương và sự lương thiện đối với thế giới.Tình yêu dành cho con người và cuộc sống ấy đơn thuần thể hiện ở những hành động và suy nghĩ rất đỗi đẹp đẽ của cậu, khiến cho cuộc sống của mọi người thêm ý nghĩa và nhiều màu sắc. Cậu tự nguyện trở thành bàn tay biết “tuân lệnh hoàng thượng” của ông Tư, cậu là chú chim xanh gắn kết chú Hùng hay mắc cỡ lại gần với cô Hồng có mái tóc dài như ngọn suối. Cậu cũng dành tình yêu cho những ngày mưa, cho những đêm có những ngôi sao sáng nhất - ngôi sao của người bạn thân cậu, và cho cả khu vườn mà cậu mỗi ngày vẫn “nhìn” ngắm mãi không biết chán. Tất nhiên cũng không thể bỏ qua tình cảm cậu dành cho bố mẹ mình, cũng như bố mẹ đều là những tấm gương đẹp nhất để cậu có thể noi theo. Chẳng tự nhiên mà cậu hay bắt đầu một câu chuyện bằng câu “Bố tôi vẫn nói…”, và cho rằng "mẹ" là cái tên đẹp nhất của cuộc sống. Thứ tình cảm vô bờ bến ấy đã nuôi dưỡng cậu trở thành một đứa trẻ thật đặc biệt ấy là thứ tình cảm đáng ao ước và ngưỡng mộ nhất, đó cũng chính là dấu ấn đặc sắc nhất trong tuyệt phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần.Bên cạnh đó, những nỗi buồn, những sự nuối tiếc hay niềm nhớ nhung quá khứ cũng được khắc họa đậm nét mà không quá bi thương trong tác phẩm này. Có câu chuyện hết sức đáng tiếc của người cha người mẹ mất đi đứa con bé bỏng của mình, là sự u sầu cứ vương lại trong tâm ông lang vườn, là nỗi buồn của đứa bé cháu ông ăn xin hay mớm cỏ cho một con dế đã khô. Còn là niềm mong nhớ tiếng đàn trong trẻo của bà ma-xơ Hiền cậu hay nghe mỗi khi ghé thăm nhà thờ, nhớ những buổi sáng người láng giềng thân thiết xuất hiện và đánh thức cậu dậy mà giờ đã thưa thớt hẳn. Và có cả những nuối tiếc khi chưa kịp nói lời xin lỗi đến vết xước cậu dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn để lại trong tim của một người bạn của cậu. Tuy vậy, những nỗi buồn và lỗi lầm đều sẽ nguôi ngoai và qua đi, bởi cậu bé đã đóng vai một tia lửa của niềm vui, mang đến một chút sẻ chia và an ủi cho những con người bất hạnh ấy, cũng như đã có cho mình những bài học để đời.Nhà văn sử dụng lời kể của một đứa trẻ ngây ngô, lương thiện để vẽ nên một thế giới tuổi thơ đầy sắc màu này, cho những đứa trẻ có một nơi chốn thú vị, nhân văn và đẹp đẽ nhất. Đồng thời cuốn sách cũng như một ngọn đuốc soi vào sâu bên trong tâm hồn của mỗi người lớn, để họ nhận ra những gì mình đã đánh rơi, bỏ lỡ mất khi còn là một đứa trẻ con, cũng như để họ thấy rằng trẻ con cũng có khi sâu sắc và hiểu chuyện hơn cả những người lớn khác. Các từ ngữ giản dị và chân thực tột cùng đều được ông sử dụng để lột tả những tính cách đáng yêu của một cậu bé, đồng thời như là một lời nhắc nhở tới chúng ta về ý nghĩa to lớn ẩn chứa trong những điều bé nhỏ của cuộc sống. Những ý nghĩa về những gì đã nhìn thấy khi nhắm đôi mắt mình lại. Và ông còn đặt tâm huyết của mình vào tác phẩm qua những bức hình minh họa trong cuốn sách khi chúng đều do chính Nguyễn Ngọc Thuần vẽ nên, với một phong cách đặc biệt, không thể trộn lẫn của riêng ông.Cuốn sách nhẹ nhàng, trong sáng, nhiều tiếng cười và chất chứa ý nghĩa cuộc sống này sẽ là lựa chọn phù hợp cho một buổi chiều thư thả với tách trà nóng bên cửa sổ. Một cuốn sách khiến chúng ta cảm nhận được tất cả những điều bình thường trong cuộc sống dưới con mắt của trẻ thơ. Một cuốn sách viết cho trẻ em mà ai cũng nên đọc thử một lần.