Giết người 2023

Giết người rồi tự sát, trách nhiệm còn lại thuộc về ai? (Ảnh minh họa)

1. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp hung thủ đã chết

- Người có hành vi giết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

- Theo quy định tại khoản 7 Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, trong trường hợp vụ việc chỉ có một người duy nhất là hung thủ và có kết luận là người này đã chết mà không cần tái thẩm đối với người khác thì Viện kiểm sát không khởi tố vụ án hình sự.

Ngoài ra, nếu có căn cứ xác định trong vụ án còn có những đồng phạm khác hỗ trợ hung thủ thực hiện hành vi phạm tội thì những người này phải chịu trách nhiệm hình sự theo phán quyết của Tòa án.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hung thủ đã chết

Theo khoản 1 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Vì hung thủ đã giết người nên người thừa kế của hung thủ có nghĩa vụ bồi thường về tính mạng, tài sản và tinh thần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân.

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mức bồi thường như sau:

- Theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

- Theo Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự 2015;

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

+ Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.

Nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Hiện hành, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng. Như vậy mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho người nhà nạn nhân tối đa là 149.000.000 đồng.

Nhật Anh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

© 1999 - 2022 Báo Lao Động
Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Giấy phép số 34/GP-CBC do Cục Báo Chí - Bộ TTTT cấp ngày 18.08.2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Hiển
Địa chỉ liên hệ:
Số 06, Phạm Văn Bạch, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội

Thông tin liên hệ:
Tòa soạn: (+84 24) 38252441 - 35330305
Báo điện tử: (+84 24) 38303032 - 38303034
Email:  -
Quảng cáo: (+84 24) 39232694 (Báo in) (+84 24) 35335237 (online)
Đường dây nóng: 096 8383388 * Bạn đọc: (+84 24) 35335235

Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), việc nghỉ Tết Dương lịch 2023 thực hiện theo đúng quy định tại Luật Lao động 2019. Do ngày 1/1/2023 vào Chủ nhật, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày 2/1/2023. Tuỳ theo lịch làm việc của mỗi đơn vị, người lao động sẽ được nghỉ từ 2 đến 3 ngày.

Tết Dương lịch nghỉ ngắn ngày là dịp để người dân tranh thủ đi du lịch, tham quan.

Cụ thể, năm 2023, ngày 1/1 rơi vào ngày Chủ nhật trong tuần, do đó, người lao động sẽ được sắp xếp nghỉ bù theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019: Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, dịp Tết Dương lịch 2023, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày 2/1/2023.

Như vậy, nếu làm việc theo chế độ nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật thì lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 sẽ kéo dài 31/12/2022 đến hết ngày 2/1/2023, tức nghỉ 3 ngày.

Trường hợp làm việc theo chế độ nghỉ 1 ngày/tuần là ngày Chủ nhật thì lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 của người lao động là từ 1/1/2023 đến hết ngày 2/1/2023, tức kéo dài 2 ngày.

Còn theo Điểm a, Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian nghỉ Tết Dương lịch được quy định: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch). Như vậy, dịp Tết Dương lịch năm 2023, người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương trong ngày 1/1. Còn ngày nghỉ thứ 7 và ngày nghỉ bù 2/1/2023 nghỉ theo chế độ thông thường.

Dựa theo lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2023, người lao động có thể bố trí thời gian về quê hoặc tham gia các chương trình du lịch, dã ngoại theo khung thời gian trên.

Chủ đề