Giận dũ là đem lỗi lầm của người khác để năm 2024

(ĐTTCO) - Tiếp nối sự thành công sau cuốn sách “Thuận cho người lợi cho mình”, tác giả Tạ Quốc Kế tái ngộ qua cuốn sách “Điềm tĩnh & nóng giận”, để tiếp tục truyền cảm hứng sống đẹp, sống có ích cho mọi người.

Giận dũ là đem lỗi lầm của người khác để năm 2024

Thông qua những câu chuyện cụ thể và thực tế, lời lẽ chân thành và đầy sức thuyết phục, độc giả sẽ có những phút giây đủ tĩnh lặng để nhìn nhận lại cảm xúc của bản thân, hiểu hơn về tác hại của nóng giận và học được cách làm sao để kiểm soát tâm trạng.

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường nổi giận vì nhiều nguyên do: công việc không suôn sẻ, bị người khác hiểu nhầm, thấy việc chướng tai gai mắt, không thể chấp nhận được dư luận xã hội. Thậm chí, chúng ta bực tức, cáu gắt, hờn dỗi, nhỏ nhen, uất ức vì thời tiết xấu, vì tiền lương thấp, vì nhà cửa bừa bộn, vì thái độ của người khác, vì những chuyện không may mà mình gặp phải.

Dường như cuộc đời chúng ta là một chuỗi tức giận không hồi kết. Hãy thử tự hỏi bản thân: sau khi tức giận thì phiền não sẽ tan biến ư?

Dân gian vốn có câu “cả giận mất khôn”, Đức Phật cũng đã dạy “một ngọn lửa sân đốt cháy rừng công đức”. Cơn nóng giận có thể hủy diệt sức khỏe, sự nghiệp, tình cảm và hạnh phúc của chúng ta. Cơn giận khiến đầu óc ta bốc hỏa, kích động và lỗ mãng để rồi phạm phải những sai lầm không thể bù đắp.

Nóng giận là trừng phạt bản thân bằng lỗi lầm của người khác, đánh cược hạnh phúc cả đời bằng một phút thiếu kiềm chế. Hầu hết những bất hạnh trong đời đều từ đó mà ra. Bởi thế, mỗi người chúng ta sống trong xã hội này đều cần rèn giũa cho mình một thái độ sống điềm tĩnh trước mọi điều. Tất cả những điều ấy đã được quy tụ trong hơn 200 trang sách.

Cuốn sách sẽ giúp độc giả: đọc để có những phút giây tĩnh lặng; đọc để chữa lành bản thân sau những lần nóng giận; đọc để nhìn nhận lại cảm xúc; đọc để hiểu về tác hại của nóng giận; đọc để học cách kiểm soát tâm trạng.

Cơn nóng giận được ví như con quỷ dữ, khi chúng ta cảm nhận rằng con quỷ ấy sắp trồi lên, hãy hít thở sâu, nhắm mắt lại và để cho lý trí được đấu tranh. Đừng để sợ nóng giận chiếm lấy bạn, và đôi khi bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn và mọi chuyện hóa ra không tồi tệ như bạn nghĩ. Như tác giả chia sẻ: “Đời người có lúc thuận, cũng có lúc khó khăn chán nản trước nghịch cảnh. Nếu bạn chỉ biết tức giận trước khó khăn thì bạn được định sẵn là kẻ thất bại”.

Cuộc sống của mỗi người đều khác nhau, chúng ta có những xuất phát điểm khác nhau. Có người chỉ cần búng tay một phát có tất cả, có người phải dành cả đời để nỗ lực. Nhưng sau tất cả, chung quy lại đều hướng về sự tốt đẹp hơn của bản thân và cuộc đời của mỗi người. Hãy sống như mỗi ngày là một niềm vui.

Hãy biết ơn vì những gì cuộc sống mang lại. Dù cho nó có khiến bạn gục ngã thì cũng phải đứng dậy bước tiếp, vì chính những khó khăn đó sẽ tôi luyện một bản thân mạnh mẽ hơn. Và nhiều khi sau này chính bạn phải cảm ơn sự trưởng thành đó.

Bình thường can khí thăng tán thoải mái, còn ở người thường xuyên nóng giận sẽ ức chế gây can khí uất kết, không thăng tán được, bởi vậy thường thấy uất ức, ngực sườn đầy tức.

Ngoài ra gan còn có mối liên hệ mật thiết với các tạng khác, do vậy khi nóng nảy, ức chế không được giải tỏa còn có thể làm tổn thương tạng tỳ, tạng tâm, gây ăn uống kém, chán ăn, đầy hơi, đầy bụng, đau bụng. Ở phụ nữ, hay tức giận có thể là nguyên nhân đau bụng kinh.

Nóng giận cũng làm nóng gan, gan nóng sẽ tác động ngược lại, khiến cho người dễ tức giận, đây chính là vòng luẩn quẩn càng ngày càng lớn dần. Nóng gan còn làm nóng phổi, gây ra bị mất ngủ nghiêm trọng.

  • 2/ Mỗi lần nóng giận, nhiều chất độc sẽ sản sinh ra

Bác sĩ Mỹ Gate đã làm một thí nghiệm rất nổi tiếng: hứng hơi thở người vào ống nghiệm ướp lạnh. Đối với người bình thường, hơi thở đó ngưng thụ và lượng cặn bã không đáng kể. Năm phút sau, ông làm cho chính những người này tức giận, nổi nóng. Kết quả là hơi thở thu được trong ống nghiệm ngưng tụ lại thành chất cặn bã màu nâu nhạt. Đem chất này tiêm vào con vật thì gây ra sự co giật. Điều này chứng tỏ khi nóng giận, cơ thể người sẽ tiết ra độc tố.

Mỗi khi nóng giận, ức chế, trong cơ thể bạn sẽ sản sinh một phản ứng sinh lý, tựa như một quốc gia đang chuẩn bị chuẩn bị chiến tranh, sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều nguồn tài nguyên cho chiến tranh. Điều này không chỉ làm tổn hại nguồn lực của đất nước, mà trong quá trình sản xuất tài nguyên cũng sẽ sản sinh nhiều chất thải độc hại.

Khi bạn tức giận, cơ thể cũng phản ứng tương tự, như kích thích tuyến thượng thận, làm tim đập nhanh, tăng đường huyết, liên tục “đốt” đường và chất béo để tạo nhiên liệu cho cơ thể, quá trình này sẽ sản sinh ra nhiều phản ứng gốc tự do.

Các phản ứng gốc tự do được ví như “đội quân hung hãn” tàn phá bất cứ nơi nào chúng đi qua: gây tổn thương hầu hết các cấu trúc của cơ thể người, làm chết các tế bào, là thủ phạm của lão hóa.