Bài tập xây dựng cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp năm 2024

Để tiến hành hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn. Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau có thể quy về 2 nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Doanh nghiệp có trách nhiệm xác định số vốn cần huy động, nguồn vốn huy động thời gian huy động và chi phí huy động.. sao cho vừa đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí huy động, đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp. Vì thế qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lý nắm được cơ cấu vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà cho vay, nhà cung cấp.

Từ khóa: cấu trúc nguồn vốn, nguồn tài trợ…

Việc phân tích cũng được tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Phương pháp phân tích là so sánh ngang và so sánh dọc

Tỷ trọng cấu trúc nguồn vốn được xác định như sau:

Tỷ trọng nguồn vốn i

\=

Giá trị nguồn vốn i

x 100%

Tổng nguồn vốn

Phân tích cấu trúc nguồn vốn là việc xác định cơ cấu, sự biến động của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn thông qua đó đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như đánh giá mức độ ổn định của nguồn tài trợ của doanh nghiệp.

Khi phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn có thể sử dụng bảng tính sau:

Bảng 1: Bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn

Chỉ tiêu

Đầu năm

Cuối năm

Cuối năm so với đầu năm

Số tiền

(%)

Số tiền

(%)

Số tiền

(%)

1

2

3

4

5

6

  1. Nợ phải trả

1. Nợ ngắn hạn

2. Nợ dài hạn

II. Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

1. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tính tự chủ về tài chính

Tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau và được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như: mức độ tài trợ tài sản bằng vốn chủ sở hữu, hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với vốn chủ sỡ hữu .. Tuy nhiên, để đánh giá khái quát tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp thì chỉ tiêu thông dụng nhất là “Hệ số tự tài trợ”, “Hệ số nợ”, “Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu”. Phương pháp áp dụng thường xuyên được sử dụng là so sánh dọc, so sánh các hệ số ở kỳ phân tích và kỳ gốc nhằm xác định tính tự chủ về mặt tài chính chủ động hay bị động trong quá trình huy động vốn.

- Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ

\=

Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu lấy mã số 400 và tổng nguồn vốn được lấy mã số 440 trên Báo cáo tình hình tài chính.

Ý nghĩa: Phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này cho biết, trong 1 đồng nguồn vốn của doanh nghiệp nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu đồng. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, tính tự chủ về mặt tài chính càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng thấp mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm.

- Hệ số nợ

Hệ số nợ

\=

Nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

Nợ phải trả lấy mã số 300” trên Báo cáo tình hình tài chính

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp thì có mấy đồng nợ phải trả. Hay nói cách khác hệ nợ phản ảnh trong một đồng vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ.

Khi phân tích chỉ tiêu này cần phải liên hệ với các chính sách huy động vốn và chính sách đầu tư trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trị số của chỉ tiêu này càng cao thì tính tự chủ của doanh nghiệp thấp, mức độ phụ thuộc của DN vào chủ nợ càng không có hiệu quả, không có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ. Đối với chủ nợ, hệ số này càng cao thể hiện khả năng thu hồi vốn của họ càng thấp. Vì vậy các chủ nợ thường thích các DN có hệ số nợ thấp.

Mối quan hệ của 2 chỉ tiêu:

Hệ số tự tài trợ + hệ số nợ =1

Trong 2 chỉ tiêu trên: Nếu hệ số tự tài trợ càng cao nó thể hiện khả năng tự chủ của DN cao và ngược lại nếu hệ số nợ cao thì nó thể hiện tính tự chủ của DN thấp, sự phụ thuộc vào bên ngoài càng lớn. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác cần tìm hiểu kỹ trong các chương tiếp theo.

- Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

\=

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, cứ 1 đồng tài sản tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tương ứng với mấy đồng tài trợ bằng nợ phải trả.

Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp càng nhiều và ngược lại.

2. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ

Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ. Tuy nhiên, căn cứ vào thời gian sử dụng của nguồn vốn và xét trên góc độ ổn định về nguồn tài trợ của tài sản, toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.

Thời gian

Nguồn vốn

Nguồn tài trợ

< 1 năm

Nợ ngắn hạn Nguồn vốn tạm thời

\> 1 năm

Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn thường xuyên

+ Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, ổn định và lâu dài trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn.

Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

+ Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong 1 thời gian ngắn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn.

Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn

Khi nghiên cứu tính ổn định của nguồn tài trợ, các chỉ tiêu được chú ý bao gồm: tỷ suất nguồn vốn thường xuyên, tỷ suất nguồn vốn tạm thời, tỷ suất nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên. Phương pháp áp dụng là so sánh dọc, so sánh chỉ tiêu phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc nhằm đưa ra biến động và đánh giá nguồn tài trợ ở mức độ ổn định hay không ổn định, ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn như thế nào.

- Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên

Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên

\=

Nguồn vốn thường xuyên

x 100%

Tổng nguồn vốn

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn thường xuyên chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm. Trị số này càng lớn thì tính ổn định của nguồn tài trợ càng cao doanh nghiệp không bị áp lực về mặt thanh toán ngắn hạn và ngược lại.

- Tỷ suất nguồn vốn tạm thời

Tỷ suất nguồn vốn tạm thời

\=

Nguồn vốn tạm thời

x 100%

Tổng nguồn vốn

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tài trợ chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm. Trị số này càng cao thì tính ổn định của nguồn tài trợ càng thấp, doanh nghiệp gặp áp lực trong thanh toán ngắn hạn.

- Tỷ suất vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên

Tỷ suất nguồn VCSH trên NVTX

\=

Vốn chủ sở hữu

x 100%

Nguồn vốn thường xuyên

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số nguồn vốn thường xuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định của nguồn tài trợ càng lớn và ngược lại.

Để tiến hành phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua đánh giá về tính tự chủ về mặt tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ, thiết lập bảng đánh giá sau:

Bảng 2: Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính và tính ổn định nguồn tài trợ

Stt

Chỉ tiêu

Đầu năm

Cuối năm

1

Nợ ngắn hạn

2

Nợ dài hạn

3

Nợ phải trả

4

Vốn chủ sở hữu

5

Nguồn vốn tạm thời

6

Nguồn vốn thường xuyên

7

Tổng nguồn vốn

8

Hệ số nợ

9

Hệ số tự tài trợ

10

Hệ số nợ phải trả/vốn CSH

11

Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên

12

Tỷ suất nguồn vốn tạm thời

13

Tỷ suất nguồn vốn CSH/ NVTX

3. Thực hành phần tích cấu trúc nguồn vốn qua tình huống

Tiếp tục sử dụng số liệu của Công ty Cp Xây lắp thương mại 2 (ACS) trong 2 năm 2018 và 2019, tiến hành phân tích cấu trúc nguồn vốn và đánh giá tính tự chủ về mặt tài chính, tính ổn định của nguồn tài trợ như sau:

Bảng 3: Phân tích cấu trúc nguồn vốn

Đvt: tỷ đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2018

Năm 2019

Chênh lệch

SỐ TIỀN

TỶ TRỌNG

SỐ TIỀN

TỶ TRỌNG

SỐ TIỀN

TỶ TRỌNG

A.Nợ phải trả

721,152

91.95

909,237

93.89

188,085

26.08

I.Nợ ngắn hạn

381,191

48.6

908,978

93.86

527,787

73.19

II.Nợ dài hạn

339,961

43.35

259

0.03

-339,702

-47.11

B.Vốn chủ sở hữu

63,158

8.05

59,166

6.11

-3,992

-0.55

Tổng cộng nguồn vốn

784,310

100

968,403

100

184,093

23.47

Nguồn https://finance.vietstock.vn/ACS/tai-chinh.htm

Đồng thời, cấu trúc nguồn vốn được so sánh qua 2 năm thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Cấu trúc nguồn vốn của ACS

Qua phân tích nhận thấy rằng, nếu như cấu trúc nguồn vốn năm 2018 có sự phân bố đồng đều giữa Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn thì cấu trúc nguồn vốn năm 2019 phụ thuộc phần lớn vào nợ ngắn hạn với giá trị chênh lệch so 2018 là 527,787 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng thêm là 73.19%, nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu là do khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng mạnh cụ thể khoản thanh toán theo tiến độ hợp đồng tại chung cư 686 Bình Quới với giá trị tại 31/12/2019 là 518,989 triệu đồng…( căn cứ vào Thuyết minh BCTC). Đồng thời có sự giảm sút về nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu, đối với nợ dài hạn so với 2018 giảm 339,702 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm đi là 47.11% nguyên nhân do các khoản vay dài hạn giảm năm 2019 còn 6,342 triệu đồng, phát sinh các khoản nợ đến hạn trả trong vòng 12 tháng là 6,102 triệu đồng. Khoản vốn chủ sở hữu qua 2 năm có sự thay đổi tuy nhiên không đáng kể.

Với cấu trúc vốn nghiêng về Nợ ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến tính chủ động trong tài chính và tính ổn định của nguồn tại trợ, cụ thể như sau:

Bảng 4: Phân tích tính tự chủ về tài chính và tính ổn định nguồn tài trợ

Đvt: tỷ đồng

Stt

Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

1

Nợ ngắn hạn

381,191

908,978

2

Nợ dài hạn

339,961

259

3

Nợ phải trả

721,152

909,237

4

Vốn chủ sở hữu

63,158

59,166

5

Nguồn vốn tạm thời

381,191

908,978

6

Nguồn vốn thường xuyên

403,119

59,425

7

Tổng nguồn vốn

784,310

968,403

8

Hệ số nợ

0.92

0.94

9

Hệ số tự tài trợ

0.08

0.06

10

Hệ số nợ phải trả/vốn CSH

11.42

15.37

11

Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên

51%

6%

12

Tỷ suất nguồn vốn tạm thời

49%

94%

13

Tỷ suất nguồn vốn CSH/ NVTX

16%

100%

Đối với tính tự chủ về mặt tài chính: Qua 2 năm, hệ số nợ lớn hơn hệ số tự tài trợ, hệ số nợ có xu hướng tăng, hệ số tự tài trợ có xu hướng giảm, hệ số nợ phải trả so với VCSH có xu hướng tăng, tại năm 2019, nếu 1 đồng VCSH dùng để tài trợ cho Tài sản thì tương ứng với 15.37 đồng là NPT, do đó thấy rằng công ty đang sử dụng chủ yếu là Nợ phải trả, do đó tính tự chủ về mặt tài chính còn thấp, phát sinh các khoản lãi vay, hoạt động kinh doanh có thể gặp gián đoạn.

Đối với tính ổn định nguồn tài trợ: Qua 2 năm, tỷ suất nguồn vốn thường xuyên nhỏ hơn tỷ suất nguồn vốn tạm thời, có sự giảm mạnh ở nguồn vốn thường xuyên, mặc dù VCSH chiếm chủ yếu trong NVTX, tuy nhiên không đáng kể, do đó nguồn tài trợ của công ty chủ yếu từ nguồn vốn tạm thời, tính ổn định không cao và tồn tại nhiều rủi ro.

Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Văn Công, (2017), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

3. Lê Đức Toàn (2011), Giáo trình Quản trị tài chính, Đại học Duy Tân

4. Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.

5. Trương Bá Thanh (2005), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.