Giám đốc giao nhận vận chuyển tiếng anh là gì

Dịch vụ giao nhận (tiếng Anh: Freight Forwarding) là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên.

Giám đốc giao nhận vận chuyển tiếng anh là gì

Hình minh họa. Nguồn: EGF

Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding)

Định nghĩa

Dịch vụ giao nhận trong tiếng Anh là Freight Forwarding.

Dịch vụ giao nhận là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.

(Theo Qui tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận)

Giao nhận hàng hóa là sự phối hợp và vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác thông qua một hoặc nhiều hãng vận chuyển qua đường hàng không, hàng hải, đường sắt hoặc đường cao tốc.

Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.

Phạm vi của dịch vụ giao nhận

- Phạm vi các dịch vụ giao nhận là nội dung cơ bản của dịch vụ giao nhận kho vận. Trừ phi bản thân người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) muốn tự mình làm gia làm bất kì khâu thủ tục, chứng từ nào đó.

- Còn thông thường, người giao nhận có thể thay mặt người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các cung đoạn cho đến tay người nhận cuối cùng.

- Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lí và thuê dịch vụ của những người thứ ba khác.

Một số dịch vụ giao nhận hàng hóa

Những dịch vụ mà người giao nhận thường tiến hành là:

- Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở

- Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng.

- Tổ chức xếp dỡ hàng hóa

- Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa

- Kí kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước.

- Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng.

- Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch

- Mua bảo hiểm cho hàng hóa

- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng

- Thanh toán, thu đổi ngoại tệ

- Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người xuyên chở và giao cho người nhận

- Thu xếp chuyển tải hàng hóa

- Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận

- Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp

- Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa

- Lưu kho, bảo quản hàng hóa

- Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của hàng hóa

- Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi...

- Thông báo tổn thất với người chuyên chở

- Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông; What Is Freight Forwarding? Farrow)

Giám đốc cung ứng tiếng anh là Supply Chain Director (SCD). Đây là vị trí nhân sự gắn liền với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất. Nhiệm vụ của các giám đốc cung ứng là hoạch định và vận hành 3 quá trình: nguyên liệu, tiền đầu tư và quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Công việc các nhà quản lý chuỗi cung ứng là hoạch định và quản lý nguồn nguyên liệu, nguồn hàng hóa, các quá trình sản xuất, thu mua sản phẩm tới việc cung ứng tới các đối tác, cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

Nhìn chung, công việc của các giám đốc chuỗi cung ứng chính là quản lý cung và cầu trong hệ thống doanh nghiệp. Các sản phẩm trước khi được đưa tới người tiêu dùng sẽ phải trải qua công tác can thiệp từ chuỗi cung ứng.

Vai trò của các giám đốc điều hành chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng do các hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng quyết định lớn tới sự thành bại của doanh nghiệp. Quản lý chuỗi cung ứng cũng là công việc đầy biến động đòi hỏi các nhân sự cần thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao các kỹ năng mềm cơ bản như kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phấn tích chiến lược,...

1.2- Giám đốc chuỗi cung ứng có nhiệm vụ gì?

- Giám đốc cung ứng thực hiện thiết kế, điều chỉnh hệ thống sản xuất từ vật liệu đến lô hàng sản phẩm.

- Thực hiện điều chỉnh, phân công nhiệm vụ và hiệu suất làm việc cho các nhân viên để đảm bảo năng suất làm việc.

- Tối ưu hóa các hoạt động tồn kho của chuỗi cung ứng và tài liệu về năng suất lao động.

Những việc làm hấp dẫn

- Lựa chọn, đánh giá và xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp.

Giám đốc giao nhận vận chuyển tiếng anh là gì

\>>> Bạn có thể xem thêm: KPI cho vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng

2- Tìm việc làm giám đốc chuỗi cung ứng ở đâu?

2.1- Lĩnh vực sản xuất

Các ứng viên có thể tham gia điều hành dưới vai trò giám đốc cung ứng trong các cơ sở sản xuất thực phẩm, đồ uống, các công ty điện tử, công ty dược phẩm và các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng.

2.2- Công nghệ thông tin

Việc làm công nghệ thông tin chính là lĩnh vực các giám đốc cung ứng có thể tìm thấy cơ hội việc làm thông qua việc thực hiện giao dịch với các nhà phát triển phần mềm, nhà cung cấp và các bên khác.

2.3- Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành nghề đòi hỏi nhân sự ngành cung ứng lớn nhất và phát triển nhất. Ngành nghề này có mạng lưới cung ứng rộng lớn đòi hỏi các nhân lực cấp cao có đầy đủ điều kiện và tố chất lãnh đạo.

2.4- Làm việc tại các hệ thống bán lẻ

Các giám đốc cung ứng có thể lựa chọn làm việc tại các chuỗi cửa hàng từ cửa hàng tạp hóa tới bách hóa, các chuỗi hệ thống ngành hàng FMCG. Các giám đốc thực hiện báo giá với hàng hóa khi khách hàng mong muốn mua hàng với số lượng lớn.

2.5- Hệ thống Logistics

Hiện nay, nhiều công ty sử dụng dịch vụ logistics của bên thứ 3 để hỗ trợ hoạt động dịch vụ khách hàng. Qua đó thực hiện công tác vận chuyển hàng hóa và chuỗi cung ứng của họ.

3- Làm thế nào để trở thành giám đốc chuỗi cung ứng?

3.1- Thực hiện quản lý chuỗi cung ứng

Để cạnh tranh cho vị trí chuỗi cung ứng với các ứng viên khác, ứng viên cần phải có trình độ phù hợp với công việc. Kinh nghiệm trong quản lý chuỗi cung ứng chính là kỹ năng hiệu quả nhất giúp bạn sắp xếp hợp lý các hoạt động hậu cần và chuỗi cung ứng.

Các bằng cấp lĩnh vực này hình thành nên những chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng. Họ biết cách duy trì các hoạt động sản xuất nội bộ, cải thiện và duy trì tính cạnh tranh trên thị trường.

Tham gia các khóa đào tạo quản lý chuỗi cung ứng giúp các ứng viên có thể dễ dàng sử dụng các công cụ cũng như ứng dụng các mô hình hiệu suất hiệu quả. Hãy học phương pháp hoạch định nguồn nhân lực (CRP), lập kế hoạch tài nguyên vật liệu (MRP) và lập kế hoạch sản xuất tổng thể (MPS).

3.2- Làm việc trong ngành nghề quản lý chuỗi cung ứng

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng với các lĩnh vực như điều phối viên nhập khẩu, xuất khẩu, thương mại,... Các ứng viên cấp cao thường có nhiệm vụ xử lý tài liệu và quản lý hàng hóa. Họ sẽ làm việc với hải quan, các trung tâm phân phối, nhà cung ứng và các công ty xuất nhập khẩu. Đây là những kỹ năng quan trọng trong công tác tuyển dụng quản lý chuỗi cung ứng.

3.3- Phát triển kỹ năng cần thiết

Các chuyên gia quản lý cung ứng cần biết cách phát triển, theo dõi lịch biểu và thành thạo hệ thống quản lý kho, cơ sở dữ liệu cần thiết cho công tác quản lý. Họ cần ứng dụng quảng cáo để tăng cường khả năng lợi nhuận, cắt giảm các chi phí và hợp lý hóa quy trình toàn doanh nghiệp.

Giám đốc giao nhận vận chuyển tiếng anh là gì

3.4- Cách quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

Cách quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả nhất, các giám đốc cung ứng có thể tập trung vào chu trình chuỗi cung ứng toàn diện hoặc chuyên về một lĩnh vực như kho bãi. Người sử dụng lao động thường lựa chọn các ứng viên có kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng thống kê dữ liệu, xác định các cơ hội phát triển mới.

Do đó, bạn hãy tham khảo thêm những cách quản lý từ những nhân sự đi trước để có được những bài học quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả nhất.

Hy vọng với những thông tin trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vị trí giám đốc chuỗi cung ứng. Hãy xây dựng cho mình lộ trình thăng tiến cụ thể nhất để đạt được những thành công nhất định trong tương lai.

Giám đốc giao nhận vận chuyển tiếng anh là gì

----

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Giám đốc giao nhận vận chuyển tiếng anh là gì

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 12 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.

Ngành Logistics mức lương bao nhiêu?

Ở Việt Nam, mức lương khởi điểm của một nhân viên Logistics vào khoảng 6.000.000 - 7.000.000 VND/tháng; mức lương trung bình của vị trí Quản lý Logistics là 3,000 - 4,000 USD/tháng và Giám đốc Chuỗi cung ứng là 5,000 - 7,000 USD/tháng.

Logistics bao gồm những công việc gì?

Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ) đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Nó sẽ bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu.

Chief Logistics Officer là gì?

Giám đốc vận hành (COO) là vị trí có vai trò quan trọng trong việc điều phối và vận hành toàn bộ doanh nghiệp. Khối lượng công việc mà một COO phải thực hiện khá lớn, tuy nhiên đi kèm với đó là mức lương hậu hĩnh cùng với chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

Kỹ sư Logistics là gì?

Là một chuyên ngành kỹ thuật, ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề trong sản xuất và điều hành doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đầu ra.