Đặc khu kinh tế tiếng anh là gì

Hiện nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng mô hình phát triển kinh tế đó chính là mô hình đặc khu kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu khái niệm này cũng như bản chất của đặc khu kinh tế. Bài viết sau đây Trần Đức Phú BDS xin chia sẻ khái niệm đặc khu kinh tế là gì? Lợi ích của đặc khu kinh tế cũng như các đặc khu kinh tế tại Việt Nam để giúp bạn đọc có thể tham khảo.

Đặc khu kinh tế nghĩa là gì?

Đặc khu kinh tế là gì: ( Tên tiếng Anh là: Special Economic Zones – SEZ) là khu vực kinh tế có địa giới xác định, có diện tích thường rộng hơn khu chế xuất , khu công nghiệp thuộc lãnh thổ quốc gia. Trong đó, khu vực đặc khu kinh tế sẽ có luật kinh doanh và thương mại khác với các khu vực còn lại của đất nước và được áp dụng các ưu đãi đặc biệt về chế độ hải quan, thuế, hạn ngạch, ngoại hối, thị thực, quy định lao động…Nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các tập đoàn đa quốc gia có thể đầu tư làm việc trong đặc khu kinh tế này.

Hiện nay, có khoảng trên 4.500 đặc khu kinh tế ở hơn 140 quốc gia trên thế giới. Đặc khu kinh tế ở các nước khác nhau sẽ có cách gọi khác nhau, chẳng hạn như: đặc khu kinh tế, khu kinh tế đặc biệt, khu vực kinh tế tự do, khu kinh tế mở, khu vực công nghiệp tự do, khu thương mại tự do, khu vực khuyến khích xuất khẩu…. Ở Việt Nam hiện nay đang triển khai 3 đề án đặc khu kinh tế.

Đặc khu kinh tế mang lại những lợi ích gì?

Các đặc khu kinh tế sau khi được thành lập sẽ mang lại một số lợi ích sau:

– Giúp thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại;

– Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

– Thu hút trực tiếp vốn đầu tư quốc tế;

– Tiếp cận được kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến và công nghệ hiện đại;

– Chi phí xuất nhập khẩu được giảm bớt;

– Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Đặc khu kinh tế bao gồm các mục tiêu sau:

– Tạo ra việc làm cho người lao động

– Xúc tiến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

– Phát triển cơ sở hạ tầng…

Luật đặc khu kinh tế là gì?

– Thời hạn thuê đất: Các doanh nghiệp được phép thuê đất tại đặc khu với thời gian thuê tối đa 99 năm.

– Thuế thu nhập cá nhân: Miễn trong 5 năm đầu thuế TNCN, những năm tiếp theo giảm 50% thuế TNCN.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Trong 30 năm đầu doanh nghiệp sẽ được tính thuế thu nhập 10%.

– Tổ chức chính quyền: Sẽ không có hội đồng nhân dân ở đặc khu kinh tế mà chỉ có trưởng đặc khu do thủ tướng bổ nhiệm.

– Sở hữu nhà ở với người nước ngoài: Đối với những cá nhân có thời gian lao động trên 3 tháng sẽ được tự do mua bán nhà; Được sở hữu vĩnh viễn đối với nhà ở biệt thự và 99 năm đối với chung cư.

– Casino: Tại đặc khu kinh tế, người việt có thể vào chơi casino.

– Các đặc khu kinh tế thường áp dụng các biện pháp khuyến khích đặc biệt sau đây nhằm thu hút các nguồn lực vốn đầu tư trong nước và quốc tế:

– Hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, thuận lợi. Tạo môi trường và điều kiện sống lý tưởng cho những ai sinh sống và công tác trong khu kinh tế này.

– Xây dựng một môi trường kinh doanh lý tưởng như: miễn giảm thuế, giảm tải quy chế, thiết lập các chính sách linh hoạt về lao động nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư.

– Vị trí của các đặc khu thường có vị trí chiến lược gắn liền với cảng biển, cảng hàng không quốc tế…

– Ngoài ra còn có rất nhiều các chính sách hỗ trợ và ưu đãi đặc biệt khác.

Đặc khu kinh tế Việt Nam

Việt Nam có 03 đặc khu kinh tế bao gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Theo dự kiến sau khi 3 đặc khu này được thành lập sẽ tạo nên một sức hút cực lớn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Với 03 đề án đặc khu kinh tế này thì theo ước tính của Bộ Tài chính cần khoảng 70 tỷ USD (khoảng 1,57 triệu tỷ đồng). Đặc khu kinh tế Vân Đồn cần 270 nghìn tỉ (2018-2030), Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong 400 nghìn tỷ (2019-2025) và Đặc khu kinh tế Phú Quốc 900 nghìn tỷ (2016-2030).

Như thế nào gọi là đặc khu kinh tế?

Đặc khu kinh tế, hay khu kinh tế đặc biệt (SEZ) là một khu vực được luật kinh doanh và thương mại khác với phần còn lại của đất nước. Các SEZ nằm trong biên giới quốc gia và mục tiêu bao gồm tăng cán cân thương mại, việc làm, tăng đầu tư, tạo việc làm và quản trị hiệu quả.

Việt Nam có bao nhiêu khu kinh tế đặc biệt?

Việt Nam hiện có 18 khu kinh tế. Những đặc khu mới trong dự án này có cơ chế chính sách quản lý riêng nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và dự luật này cũng cho phép họ có thể thuê đất trong thời hạn lên tới 99 năm.

Trung Quốc thành lập các đặc khu kinh tế nhằm mục đích gì?

Việc hình thành ĐKKT nhằm bốn mục tiêu: Đó là cửa sổ mở ra bên ngoài để nước ngoài đến với Trung Quốc và Trung Quốc thông ra bên ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và tạo việc làm; ĐKKT là nơi thực nghiệm các chính sách, thể chế mới của Trung Quốc; nơi kích thích lôi kéo ...

Đặc khu kinh tế Việt Nam ở đâu?

Tại Việt Nam, hiện tại có 3 đặc khu kinh tế là Phú Quốc - Kiên Giang, Vân Đồn - Quảng Ninh, Bắc Vân Phong - Khánh Hoà.