Giai đoạn tiền hôn nhân là gì năm 2024

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là việc làm văn minh thể hiện sự nghiêm túc với tương lai của 2 bạn và cả em bé sau này. Không chỉ với nữ giới mà cả với nam giới, việc này sẽ góp phần sinh ra những em bé khỏe mạnh.

Bác sĩ khám sức khỏe tiền hôn nhân cho một cặp đôi. Ảnh: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Tiền hôn nhân là giai đoạn từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn, bao gồm cả trẻ vị thành niên khi đã bắt đầu có khả năng sinh sản, cho đến những người lớn tuổi hơn (30-40 tuổi) mà chưa từng kết hôn.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, bạn nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu 3-6 tháng trước khi kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị.

BSCKII. Phạm Thúy Nga - Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: Khoảng thời gian này đủ để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị khi các cặp đôi không may phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe. Trong trường hợp 1 trong 2 người mắc bệnh truyền nhiễm thì 6 tháng cũng là thời gian hết "giai đoạn cửa sổ" để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.

Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, ngoài khám sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản, cặp đôi còn được tầm soát các bệnh lý di truyền, các bệnh truyền nhiễm và các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của vợ chồng cũng như con cái sau này. Các cặp vợ chồng chưa muốn có con sẽ được tư vấn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình...

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp những bạn trẻ chuẩn bị kết hôn có thể bước vào đời sống vợ chồng một cách tự tin với lối sống tình dục an toàn, sẵn sàng chào đón một em bé khỏe mạnh.

Nếu bạn là người vốn chưa có kinh nghiệm trong đời sống tình dục, khám sức khỏe tiền hôn nhân và nhận được sự tư vấn của bác sĩ sẽ giúp bạn trẻ chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống tình dục vợ chồng, tránh được những rắc rối trong đời sống tình dục.

Những bệnh tật mới xuất hiện liên quan đến đường sinh sản hoặc xuất hiện những hậu quả của các bệnh tật có từ trước ảnh hưởng đến sự sinh sản, thai nghén.

Nếu bạn và chồng muốn có con, khám tiền hôn nhân là sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở và đẻ ra những đứa con khỏe mạnh. Khám tiền hôn nhân giúp phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.

Mẹ tương lai nếu mong muốn có con sớm nhất cũng cần hiểu rõ và tiêm vắc xin cũng như bổ sung khoáng chất, chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý để chuẩn bị điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn.

Ngoài ra, điều này cũng một phần giúp phụ nữ kiểm soát sự mang thai, thời điểm có con và số lượng con cái một cách tốt nhất.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ bao gồm:

Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.

Khám lâm sàng theo các chuyên khoa

Khám cận lâm sàng: Bao gồm chụp X quang tim, phổi; xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, soi tươi dịch âm đạo và dịch niệu đạo.

Các trường hợp nghi ngờ, hướng dẫn bệnh nhân tiếp tục khám chuyên khoa sâu để xác định bệnh và hướng dẫn điều trị.

Quy trình cụ thể khám tiền hôn nhân cho nam và nữ:

Đối với nữ giới:

- BS thăm hỏi bệnh và khám lâm sàng

- Siêu âm phụ khoa

- Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến: viêm gan B, HIV, giang mai, lậu, Chlamydia, HPV

- Xét nghiệm nội tiết

- Các xét nghiệm cơ bản: huyết học, đông máu cơ bản, sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu

- Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cho thai kỳ: Rubella virus, Cytomegalo virus, Toxoplasma

Với những người chưa có kinh nghiệm về tình dục, khi khám sức khỏe tiền hôn nhân và nhận được sự tư vấn của bác sĩ sẽ giúp chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống vợ chồng, tránh được những rắc rối trong đời sống tình dục, những bệnh tật liên quan cơ quan sinh sản hoặc thai nghén.

Tiền hôn nhân là giai đoạn từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn, bao gồm cả trẻ vị thành niên khi đã bắt đầu có khả năng sinh sản, cho đến những người lớn tuổi hơn (thậm chí 30 - 40 tuổi) mà chưa từng kết hôn. Đây là những đối tượng cần được quan tâm đến những vấn đề thuộc nội dung chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.\

Thực tế hiện nay, các cặp đôi thường chỉ bắt đầu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên, nên đi khám sớm hơn để sàng lọc các vấn đề sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, tốt nhất nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu là 3 - 6 tháng trước khi kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.

Vì sao cần khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Với những người chưa có kinh nghiệm về tình dục, khi khám sức khỏe tiền hôn nhân và nhận được sự tư vấn của bác sĩ sẽ giúp chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống vợ chồng, tránh được những rắc rối trong đời sống tình dục, những bệnh tật liên quan cơ quan sinh sản hoặc thai nghén.

Hơn nữa, khám tiền hôn nhân là sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở và đẻ ra những đứa con khỏe mạnh; Giúp phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến tình dục, mang thai, sinh đẻ.

Người phụ nữ chuẩn bị mang thai và làm mẹ cũng cần hiểu rõ và tiêm vaccine, cách bổ sung khoáng chất, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như chuẩn bị điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn; Chủ động kiểm soát thời điểm có con và số lượng con cái một cách tốt nhất.

Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân không chỉ đơn thuần là thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của mình mà còn là thể hiện trách nhiệm đối với người chồng/vợ của mình. Đây là hình thức sàng lọc bước một trong việc nâng cao chất lượng dân số.

Lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân

"Tiền hôn nhân" là thời gian từ lúc một người bắt đầu trưởng thành đến khi lập gia đình. Nghĩa là, không chỉ người lớn mới bước vào thời kỳ tiền hôn nhân mà có thể cả lứa tuổi vị thành niên, những người chưa trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội nhưng đã phát triển về bộ máy sinh sản, cũng được xem như đã bước vào thời kỳ tiền hôn nhân. Cụ thể hơn, đối tượng này bao gồm từ trẻ ở tuổi vị thành niên (khi có khả năng sinh sản) cho đến người lớn ở độ tuổi 30 - 40 - 50... (chưa kết hôn).

Trước khi kết hôn, các cặp đôi khám sức khỏe có thể phát hiện và điều trị kịp thời nhiều căn bệnh nguy hiểm, giúp cuộc sống vợ chồng tránh được những hệ lụy không đáng có và giúp cho con cái khỏe mạnh hơn. Cụ thể, khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ giúp các cặp vợ chồng đánh giá tình trạng sức khỏe một cách tổng quát, kịp thời phát hiện và điều trị những bất thường ở cơ quan sinh sản đồng thời dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai, chuẩn bị cho người phụ nữ có điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn, tránh tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn và thực hiện sinh đẻ có kế hoạch một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, hiện nay tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở một số địa phương còn cao thì việc được tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân càng có ý nghĩa quan trọng giúp trẻ sinh ra được khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý di truyền hay dị tật, từ đó giảm gánh nặng cho xã hội.

Những bệnh lý nào được tầm soát?

Để có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, bền vững, các cặp đôi nên thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân tại chuyên khoa phụ sản ở các bệnh viện hay trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản các tỉnh, thành phố, không nên sợ bạn bè, người thân dị nghị hay sợ phát hiện bệnh thì cuộc hôn nhân sẽ tan vỡ...

Khám sức khỏe tiền hôn nhân nên thực hiện trước khi kết hôn từ 3-6 tháng. Ảnh minh họa

Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, cặp đôi sẽ được khám sức khỏe tổng thể để phát hiện bệnh có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và bạn đời để có kế hoạch điều trị sớm như viêm gan B, HIV, các bệnh di truyền, bệnh tim, tình trạng huyết thống... và có sự cân nhắc, lựa chọn các biện pháp phòng tránh để bảo đảm an toàn sức khỏe cho cả hai. Bên cạnh đó là khám sức khỏe sinh sản, phát hiện những bất thường về cấu tạo cơ quan sinh dục để chuẩn bị thời gian, tâm lý thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật, tránh cho người bạn đời khỏi bị sốc hoặc những bối rối không cần thiết sau khi cưới.

Đồng thời kiểm tra xem một trong hai người có bị viêm nhiễm hay mắc bệnh lây qua đường sinh dục không, để kịp thời chữa trị và phòng tránh cho người kia... nhằm chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của đứa con khỏe mạnh hoặc có thể kịp thời chữa trị khi bị vô sinh hay hiếm muộn.

Ngoài ra, có một số bệnh lý ảnh hưởng đến hôn nhân và sinh sản không nên kết hôn bao gồm bệnh AIDS hoặc bệnh hoa liễu, bệnh tâm thần phân liệt, bệnh ác tính nặng ở gan, tim, thận... mà y học hiện nay chưa điều trị được, người mắc bệnh down, bệnh ở nam thừa một nhiễm sắc thể giới tính, bệnh ở nữ thừa hoặc thiếu một nhiễm sắc thể giới tính, người mắc bệnh di truyền (bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh ưa chảy máu, bệnh mù màu, bệnh lệch khớp sọ...

Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, cặp đôi cũng được khuyên nên hoãn kết hôn khi một trong hai người đang điều trị bệnh lý lây truyền, bệnh lây truyền qua đường tình dục... để tránh lây bệnh cho vợ/ chồng của mình.

Khi nào thì thực hiện tốt nhất?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân của các cặp vợ chồng trẻ được xem là hình thức sàng lọc bước một trong việc nâng cao chất lượng dân số. Chính vì vậy, trước khi kết hôn khoảng 6 tháng, cặp đôi nên khám sức khỏe tiền hôn nhân để có thời gian điều trị bệnh (nếu có) một cách dứt điểm và nếu có ý định sinh con ngay sau khi kết hôn thì người phụ nữ cũng phải tiêm ngừa một số bệnh trước 6 tháng để đảm bảo sức khỏe sinh con khỏe mạnh cũng như việc chăm sóc con sau này.

Nghị quyết số 21-NQ/TW nhấn mạnh, đến năm 2030, 90% nam, nữ thanh niên được tiến hành tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm bảo đảm hôn nhân bền vững và sinh con khỏe mạnh.

Một số kiểm tra sức khỏe tổng quát thường được áp dụng:

Kiểm tra sức khỏe chung: tim mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm ổ bụng...

Các xét nghiệm cần làm: Kiểm tra đường huyết, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, chụp Xquang lồng ngực, điện tâm đồ, kiểm tra chức năng gan, thận...

Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích...

Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: người thân trong gia đình mắc những bệnh gì? yếu tố di truyền bệnh tim mạch, tăng huyết áp...

Bệnh truyền nhiễm: bệnh sởi, thủy đậu, Rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao...

Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm gan siêu vi B, HIV, sùi mào gà, nấm...

Khám sức khỏe sinh sản: Soi tử cung, kiểm tra vòi trứng... Siêu âm tuyến vú; Soi tươi dịch âm đạo; Kiểm tra hormon sinh dục: estrogen, LH, FSH, progesterone (ở nữ). Cho nam giới: Xét nghiệm tinh dịch đồ; Xét nghiệm dịch niệu đạo; Nội tiết tố sinh dục.

Chủ đề