Gia đình hiện đại là gì năm 2024

Gia đình hiện nay thường là ít người, mà mỗi người lại có những công việc riêng. Những thay đổi của xã hội kéo theo sự thay đổi của gia đình. Một điều dễ nhận thấy, đó là giờ đây mọi người trong gia đình bận rộn hơn, chủ động hơn, việc ai người ấy làm. Họ làm việc cả ngày, có khi chỉ đến bữa tối mới có thời gian tụ họp, nhiều khi còn không đầy đủ các thành viên.

Chính những điều ấy đã khiến cho quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Các thành viên trong gia đình ít có điều kiện gần gũi nhau, khiến cho họ ít hiểu nhau hơn. Ý nghĩ gia đình chỉ là như một nơi để “chui ra, chui vào” đã gây ra những khó khăn cho việc duy trì những thuần phong mỹ tục, nề nếp kỷ cương trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, yêu cầu một xã hội có kỷ cương, một gia đình có nề nếp lại là đòi hỏi tất yếu của một gia đình thời hiện đại. Không thể phủ nhận được rằng, dù khoa học có phát triển thế nào đi chăng nữa, xã hội có phát triển và tiến theo một hình thái nào thì sự ràng buộc lẫn nhau của các thành viên trong gia đình vẫn không hề mất đi.

Có nhiều sự khác biệt lớn giữa gia đình truyền thống và gia đình hiện đại. Đầu tiên, gia đình hiện đại thường chỉ có 3 – 4 thành viên và có nhiều lắm là 3 thế hệ. Trong khi đó, gia đình truyền thống có tới 7- 8 người với nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Hơn nữa, công việc làm ăn ngày xưa cũng đơn giản. Lúc đó, sản xuất chính của xã hội là nông nghiệp nên công việc chủ yếu là thủ công, không cần suy nghĩ đầu óc. Thủ công nghiệp là ngành có truyền thống cha truyền con nối. Con cái đều học từ cha mẹ. Mọi người trong gia đình truyền thống hầu như đều có suy nghĩ chung đó là làm sao để đủ ăn đủ mặc… Trong khi đó, giờ đây công việc làm ăn và nhu cầu sinh hoạt đều khác: vẫn sản xuất nông nghiệp nhưng con cái có thể đi làm ăn xa, công việc có thể thuê người hay nhờ vào máy móc. Cùng lúc đó, sức con người được giải phóng. Sản xuất công nghiệp tăng cao khiến cho con người ít lao động hơn mặc dù vẫn có thể có những sản phẩm phong phú và tinh vi.

Giờ đây, người con có thể không cần phải theo nghề của cha mẹ, mà thay vào đó có thể ra ngoài tự mình kiếm sống, cạnh tranh trong môi trường khắc nghiệt, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế thị trường. Họ cũng được học nhiều hơn, sâu hơn, tài liệu nghiên cứu đa dạng hơn. Họ không chỉ học từ một thầy mà nhiều thầy, có thể học từ các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, đài, Internet…

Ngày trước, sự ràng buộc lẫn nhau của gia đình truyền thống là lễ giáo “tam tòng tứ đức” hay “tam cương, ngũ thường”... nhưng nay có phần không còn phù hợp. Ngày nay, mối quan hệ trong gia đình hầu như không hề chịu theo ràng buộc hay khuôn mẫu nào nữa. Tóm lại, những mối quan hệ xã hội đều phát triển thêm một nấc mới, cởi mở hơn, nhưng cũng lỏng lẻo hơn…

Nhiều người hỏi liệu gia phong có cần thiết trong gia đình hiện đại? Câu trả lời chắc chắn là có vì gia phong chính là nề nếp, là nền tảng tạo nên gia đình hạnh phúc và bền vững… Do vậy, gia phong là thứ cần phải được giữ gìn và phát huy. Tuy vậy, gia phong cũng cần có sự điều chỉnh, chọn lọc để trở thành nền tảng đạo đức và kỷ cương xã hội.

Nhiều thống kê đã phác họa một bức tranh ảm đạm của gia đình hiện đại, trong đó có ly hôn, thanh thiếu niên sống thiếu kiểm soát, ngoại tình, gia đình tan vỡ, và đôi khi là những lạm dụng về tinh thần lẫn thể chất. Làm thế nào xác định sự thành công của một gia đình? Đó là, một gia đình thành công thúc đẩy cảm giác gia đình và bản sắc cá nhân tích cực, đem lại sự hài lòng và đáp ứng được mối tương tác giữa các thành viên gia đình với nhau, có khả năng đối phó với stress theo cách linh hoạt, tạo sự gắn kết trong gia đình.

Gia đình hiện đại là gì năm 2024

Gia đình thành công luôn có những vai trò rõ ràng. Các thành viên biết rằng có một cấu trúc rõ ràng, công bằng, linh hoạt, giúp mỗi người hiểu được vai trò của họ trong gia đình. Vì có liên quan đến những vai trò, nên gia đình thành công cũng có nhận thức rõ ràng cách thực hiện những quyết định. Phụ huynh không độc đoán, có sự rõ ràng trong việc kiểm soát, biết chấp nhận năng lực và ý kiến đóng góp của con cái một cách cởi mở.

Không bị cô lập về mặt xã hội và duy trì sự liên kết một cách chặt chẽ với một xã hội rộng lớn hơn, đó là một trong số đặc điểm của những gia đình thành công. Một minh chứng cho điều này là họ có khả năng sử dụng sự giúp đỡ từ các nguồn lực bên ngoài gia đình. Hơn thế, họ nhận thức được tầm quan trọng của bạn bè, láng giềng… và biết nhiều cách để duy trì kết nối xã hội, hiểu được tầm quan trọng của việc yêu cầu hỗ trợ bên ngoài gia đình.

Gia đình thành công có khả năng thể hiện sự linh hoạt trước những tình huống căng thẳng trong cuộc sống. Ngược lại, những gia đình có quy tắc cứng nhắc không thể chuyển đổi thành công các cột mốc quan trọng, khủng khoảng trong đời sống gia đình. Trong khi đó, gia đình thành công biết được vai trò của họ, có thể xoay chuyển tình thế, để cải thiện tình hình ngày càng tốt hơn.

Thời gian ở cùng nhau không chỉ là số lượng mà còn là chất lượng, đó là một trong những đặc điểm của gia đình thành công. Họ đánh giá cao cảm giác khi mọi người được ở bên nhau, sống theo cách gắn bó, kết nối thông qua thời gian chất lượng dành cho nhau, đề cao tính tự chủ, tôn trọng nhu cầu cá nhân của mỗi thành viên, đồng thời biết làm việc để tạo điều kiện thuận tiện cho sự phát triển của cá nhân.

Những gia đình thành công hiểu rằng quan hệ hôn nhân là nền tảng, chất keo để gắn kết mọi người trong gia đình. Nếu mối quan hệ này không tốt, sự thành công của gia đình bắt đầu gặp nguy hiểm. Với những gia đình bình thường, sự ra đời của con cái là một sự ngắt quãng tự nhiên, bình thường trong quan hệ vợ chồng, nhưng gia đình thành công biết vượt qua chu kỳ này của gia đình, để duy trì quan hệ hôn nhân có chất lượng cao.

Giao tiếp hiệu quả là một trong số phẩm chất hàng đầu của những gia đình thành công. Việc giao tiếp ấy thường rõ ràng, cởi mở, chân thành, các thành viên gia đình thường giao tiếp với nhau để thể hiện sự quan tâm, hỏi han cuộc sống và giải quyết sự xung đột theo cách lành mạnh. Giao tiếp trong những gia đình lành mạnh còn có mối tương quan chặt chẽ đến lòng tự trọng cao của các thành viên. Mỗi người hiểu rằng họ có thể không có câu trả lời đúng, nhưng có cách thức đúng để giải quyết vấn đề.

Tại sao gia đình là quan trọng nhất?

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.nullGia đình là cội nguồn sức mạnh, thành trì quan trọng nhất của mỗi ...phutan.camau.gov.vn › wps › portal › giadinhlacoinguonsucmanhthanhtri...null

Khái niệm gia đình truyền thống là gì?

Gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống, có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông ba- cha mẹ- con cái mà người ta quen gọi là “tam, tứ, ngũ đại đồng đường”.21 thg 11, 2022nullGia đình Việt Nam: Giá trị truyền thống và hiện đạigiadinh.bvhttdl.gov.vn › Tin tứcnull

gia đình Việt Nam hiện đại có bao nhiêu thế hệ cùng sống chung?

chiếm đại đa số thì ngày nay, mô hình gia đình đa dạng hơn nhiều: Gia đình truyền thống (gia đình 3 thế hệ trở lên cùng chung sống); gia đình hạt nhân (bố mẹ và con); gia đình không có con; gia đình ly hôn (bố và mẹ mỗi người nuôi một hay vài con); gia đình đa huyết thống (gia đình có con riêng của chồng, của vợ và con ...25 thg 6, 2022nullGia đình hiện đại - những thách thức mới trong ứng xử - hanoimoi.comhanoimoi.vn › Văn hóanull

Gia đình là gì ngắn gọn?

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp người sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái” (Hoàng Phê, 1997: 381).nullLý luận và khái niệm về gia đình, giá trị và giá trị đạo đức truyền thốnggiadinh.bvhttdl.gov.vn › ly-luan-va-khai-niem-ve-gia-dinh-gia-tri-va-gia-t...null