Fmc là gì

AMS (Automated Manifest System) là một hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển bằng tất cả các phương thức xuất nhập cũng như trong nội địa Hoa kỳ, do Cơ Quan Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ thiết lập sau sự kiện 09/11. Đối với các nhà vận chuyển hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, hệ thống này bắt buộc phảI khai báo hàng hóa sau khi được đưa lên phương tiện vận chuyển tải cảng xếp hàng cuối cùng trước kho vào Hoa Kỳ trong vòng 24 tiếng. Hệ thống này có hiệu lực từ đầu năm 2003 và đã trở thành một công việc không thể bỏ qua khi vận chuyển hàng vào Hoa Kỳ. AMS được các nhà vận chuyển khai báo qua các website của riêng mình hoặc trung gian được phép kết nối với mạng của Hải quân Hoa Kỳ. Để khai báo, nhà vận chuyển cần phảI được cấp tên sử dụng và mật mã riêng.

FMA (Federal Maritime Committee) – Ủy ban Hàng hải liên bang là cơ quan quản lý hoạt động hàng hải của Hoa Kỳ. Việc đăng ký tại cơ quan này bao gồm rất nhiều lĩnh vực từ việc đăng ký trách nhiệm của người vận tải, đăng ký vận đơn, đăng ký cước vận chuyển,…

Để tự tìm hiểu thêm về các vấn đề trên, có thể tham khảo tạp chí VietnamShipper, nơi có đăng một số bài về nội dung trên, hoặc vào trang web của Hải Quân Hoa Kỳ hoặc Cơ quan An ninh nội địa Hoa kỳ.

***********

File AFR là gì ?

Theo qui định của Hải quan Nhật Bản từ ngày 01/03/2014 tất cả hàng đến hoặc chuyển tải Nhật phải khai báo Manifest 24 giờ trước khi tàu rời cảng xếp hàng nếu không hàng sẽ không được xếp lên tàu.

The Japan Customs is implementing its advance manifest filing requirement with effect from 01 Mar 2014. All shipments moving into or via Japan are required to submit advance manifest 24 hours before vessel departure from port. SDV is imposing a “No Document, No Load” policy for the above-mentioned cargoes.

Hải quan Nhật Bản sẽ thực thi chính sách khai báo hải quan trong vòng 24 tiếng trước ngày tàu chạy tại cảng xếp hàng (gọi tắt là AFR) từ ngày 01 tháng 03 năm 2014.

Chính sách này của hải quan Nhật Bản áp dụng cho toàn bộ hàng hóa đến Nhật Bản hoặc chuyển tải qua Nhật Bản.

Các thông tin sau:

– Tên, địa chỉ, số điện thoại và mã nước (UN/LOCODE) của người gửi, người nhận và người được thông báo trong vận đơn;

– Tên hàng hóa chi tiết và chính xác cụ thể, không thể hiện tên hàng chung chung;

– 06 ký tự đầu tiên của mã HS CODE hàng hóa;

– Số lượng kiện /  Ký mã hiệu của kiện (VD: 34 cartons oe 34 packages);

– Khối lượng hàng hóa (Gross weight);

– Số khối (Mesurement or volume) đơn vị tính là CBM;

– Số container /  Số seal;

– UN number và IMDG code của hàng hóa (nếu có).

ONEX Logistics team.

Những nhà xuất khẩu xuất hàng hóa từ Việt Nam vào Mỹ cần lưu ý là nên chọn đơn vị vận chuyển có khả năng phát hành vận đơn (HBL) và phải có giấy phép (FMC license) khai thác do FMC (US Federal Maritime Commission) cấp.

Đơn vị có khả năng phát hành vận đơn đó là các NVOCC và phải có FMC license. Để được FMC cấp giấy phép, các NVOCC phải tuân thủ theo 3 bước:

  1. Ký quỹ bảo lãnh (FMC Surety Bond Requirements) để chứng minh khả năng tài chính của mình.
  2. Đăng ký ngành nghề kinh doanh NVOCC.
  3. Công bố công khai bảng giá cước và giá dịch vụ liên quan kể cả phụ phí trên mạng internet.

Sở dĩ FMC quy định các DN kinh doanh với tư cách NVOCC phải ký quỹ bảo lãnh như trên là để bảo đảm khả năng tài chính trang trải các khoản phạt, nếu có, liên quan tới trách nhiệm của những DN này trong các lĩnh vực sau đây:

  1. Mua bán dịch vụ vận tải;
  2. Thanh toán tiền cước cho các lô hàng vận chuyển theo hình thức vận tải đơn phương thức hay đa phương thức;
  3. Chi phí về việc vận chuyển hàng phát sinh từ vận đơn hoặc chứng từ tương tự với chủ hàng;
  4. Chi phí về việc cấp vận đơn và các chứng từ tương tự;
  5. Chi phí vận tải nội địa hoặc vận tải suốt;
  6. Chi phí bồi thường cho đại lý giao nhận theo quy định;
  7. Chi phí thuê container;
  8. Chi phí thuê đại lý ở địa điểm tiếp nhận hàng đi hoặc địa điểm giao trả hàng ở cảng đích

FMC phát hành 3 loại giấy phép như sau:

OTI-NVOCC: Chủ giấy phép này có thể phát hành HBL như là một nhà vận tải “As Carrier” cho các lô hàng của họ đến hoặc đi Mỹ. Tất cả cước và phí áp dụng trên HBL (giá bán) cho cả xuất và nhập đều phải ghi trong một bảng giá FMC (FMC tariff). NVOCC có thể ký một hợp đồng dịch vụ (Service Contract) với các hãng tàu. Điều duy nhất mà một NVOCC không thề làm là thu phí hoa hồng từ hãng tàu như một đại lý hãng tàu (agent’s ocean carrier). Đây là môt trong những hình thức phổ biến nhất. Để có giấy phép này cần một khoản ký quỹ bảo lãnh (bond) là USD 75,000 và thêm USD 10,000 cho một chi nhánh.

OTI-Ocean Freight Forwarder: Chủ giấy phép này có thể hoạt động như một công ty giao nhận ở Mỹ hoặc là đại lý của các NVOCC- doanh nghiệp sỡ hữu FMC bond và có bảng giá riêng(Tariff). Họ không thể phát hành vận đơn như một nhà vận tải và phát hành hóa đơn bằng với giá mà hãng tàu cung cấp (không mark up). Lợi nhuận của các Ocean Freight Forwarder chỉ là tiền hoa hồng mà hãng tàu hay NVOCC trả cho họ và không thể ký một hợp đồng dịch vụ(Service contact) với hãng tàu như NVOCC. Để có giấy phép này cần một khoản ký quỹ bảo lãnh (bond) là USD 50,000 và USD 10,000 cho một chi nhánh.

OTI-NF: Chủ giấy phép này có chức năng của hai loại giấy phép trên và phải thực hiện hai khoản ký bảo lãnh như yêu cầu. Nhà cung cấp dịch vụ hàng lẻ (Master Consol) sử dụng giấy phép này trong hoạt động của họ.

Giấy phép FMC để cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa vào Mỹ là một yêu cầu bắt buộc tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được. Mức ký quỹ lớn và xây dựng một bảng giá đúng yêu cầu là phần khó nhất để một doanh nghiệp có thể có giấy phép này.

  Hãy liên hê vớI chúng tôi để biết thêm chi tiết Hotline: Mr. Long | MB: 091-922 6984 Email:   

Nguồn: https://logisticsinvietnam.vn/

Skip to content

FMC lisence (US Federal Maritime Commission) là giấy phép mà Ủy ban Hàng hải Liên bang  yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa phải có như là trung gian vận chuyển hàng hóa (Ocean Transportation Intermediary-OTI) trước khi công ty đi vào hoạt động. Quy định này áp dụng cho cả xuất khẩu và nhập khẩu.

Giấy phép FMC là giấy phép cần có để doanh nghiệp Logistics có thể phát hành HBL đi Hoa kỳ và ký hợp đồng service contract với carrier. Doanh nghiệp nước ngoài cần có bond OTI-NVOCC Bond để đạt điều kiện đăng ký FMC License.

FMC phát hành 3 loại giấy phép như sau:

OTI-NVOCC: Chủ giấy phép này có thể phát hành HBL như là một nhà vận tải “As Carrier” cho các lô hàng của họ đến hoặc đi Mỹ. Tất cả cước và phí áp dụng trên HBL (giá bán) cho cả xuất và nhập đều phải ghi trong một bảng giá FMC (FMC tariff). NVOCC có thể ký một hợp đồng dịch vụ (Service Contract) với các hãng tàu. Điều duy nhất mà một NVOCC không thề làm là thu phí hoa hồng từ hãng tàu như một đại lý hãng tàu (agent’s ocean carrier). Đây là môt trong những hình thức phổ biến nhất. Để có giấy phép này cần một khoản ký quỹ bảo lãnh (bond) là USD 75,000 và thêm USD 10,000 cho một chi nhánh.

OTI-Ocean Freight Forwarder: Chủ giấy phép này có thể hoạt động như một công ty giao nhận ở Mỹ hoặc là đại lý của các NVOCC- doanh nghiệp sỡ hữu FMC bond và có bảng giá riêng(Tariff). Họ không thể phát hành vận đơn như một nhà vận tải và phát hành hóa đơn bằng với giá mà hãng tàu cung cấp (không mark up). Lợi nhuận của các Ocean Freight Forwarder chỉ là tiền hoa hồng mà hãng tàu hay NVOCC trả cho họ và không thể ký một hợp đồng dịch vụ(Service contact) với hãng tàu như NVOCC. Để có giấy phép này cần một khoản ký quỹ bảo lãnh (bond) là USD 50,000 và USD 10,000 cho một chi nhánh.

OTI-NF: Chủ giấy phép này có chức năng của hai loại giấy phép trên và phải thực hiện hai khoản ký bảo lãnh như yêu cầu. Nhà cung cấp dịch vụ hàng lẻ (Master Consol) sử dụng giấy phép này trong hoạt động của họ.

Giấy phép FMC để cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa vào Mỹ là một yêu cầu bắt buộc tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được. Mức ký quỹ lớn và xây dựng một bảng giá đúng yêu cầu là phần khó nhất để một doanh nghiệp có thể có giấy phép này.

Fmc là gì

Quy trình đăng ký giấy phép FMC và hồ sơ doanh nghiệp NVOCC phát hành HBL cho tuyến đi Mỹ bao gồm các bước sau:

Ghi chú hình bên dưới: Mục đích (A) có thể thực hiện độc lập với mục đích (B), (C). Mục đích (B), (C) là một bộ hồ sơ đầy đủ, cần thực hiện chung. Mỗi mục đích cần hoàn thành tất cả các bước để có giá trị. Thời gian thực hiện là thời gian dự tính. Tuy nhiên vì hồ sơ cần được kiểm tra và duyệt bởi các bên liên quan, thời gian thực hiện có thể thay đổi tùy thuộc vào tốc độ phản hồi của các bên.

1. Quy trình chi tiết:

(A) Phát hành BL, ký hợp đồng dịch vụ (service contract) với carrier: Để thực hiện được các việc trên, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Thực hiện mua OTI- NVOCC bond có giá trị bảo lãnh 150,000USD.
Các NVOCCs hoạt động bên ngoài Mỹ cần phải mua OTI-NVOCC Bond để có thể phát hành HBL đứng tên doanh nghiệp của mình.

Quỹ OTI – NVOCC bond là một quỹ bảo lãnh tài chính, mà phía doanh nghiệp bảo lãnh (bond surety) phát hành cho NVOCC. Mức bảo lãnh tối đa của bond là 150,000USD.

Một hiểu lầm thường gặp của các forwarder đó là cần phải đầu tư tối thiểu 150.000USD mới có thể mua bond. Tuy nhiên, giá trị bảo lãnh không phải là giá trị phí hằng năm mà doanh nghiệp cần phải thanh toán cho nhà bảo lãnh.

Khi NVOCC vi phạm luật của hàng hải Mỹ và cần phải nộp phạt cho FMC, NVOCC cần phải nộp phạt trực tiếp cho FMC. Tuy nhiên, nếu NVOCC không thanh toán cho FMC, nhà bảo lãnh phải đứng ra thanh toán mức phạt này cho FMC (tối đa 150,000USD). Nếu trường hợp này xảy ra, nhà bảo lãnh sẽ thực hiện các hành động pháp lý để truy thu chi phí này từ NVOCC.

Chi phí hằng năm: Từ 1.600 – tối đa 7.500USD/ năm.

Chi phí hằng năm được quyết định dựa theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hồ sơ tài chính thấp sẽ được xem là rủi ro cao -> mức phí hằng năm cao. Hằng năm, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ tài chính để phía bảo lãnh xem xét mức phí phù hợp.

Thành viên của hiệp hội FIATA sẽ được hưởng mức phí thấp nhất. Quy trình: Điền và cung cấp toàn bộ hồ sơ cần thiết để nộp OTI- NVOCC Bond.

Thời gian: kiểm duyệt và cấp bond là 1-2 tuần.

2. Đăng ký mẫu HBL với Ủy ban Hàng hải Liên bang
Mẫu HBL của doanh nghiệp cần phải đăng ký với FMC. Trước khi đăng ký mẫu, thực hiện gửi mẫu HBL (scanned) theo email để phía nhà cung cấp FMC License kiểm tra và tư vấn.

Quy trình: Gửi mẫu HBL (scanned) qua email để nhận tư vấn -> Thực hiện chỉnh sửa mẫu HBL (nếu có) -> Gửi mẫu HBL gốc qua bưu điện cùng bộ hồ sơ FMC License (bước 3).

3. Đăng ký giấy phép FMC License:
Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép FMC License. Giấy phép FMC là giấy phép cần có để doanh nghiệp có thể phát hành HBL và ký hợp đồng service contract với carrier. Doanh nghiệp nước ngoài cần có bond OTI-NVOCC Bond để đạt điều kiện đăng ký FMC License.

Quy trình: Gửi bản scan của các chứng từ và bản gốc qua bưu điện đến Mỹ.
Thời gian: đăng ký 10 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ FMC License Registration và chứng nhận NVOCC Bond.

4. Khai báo Tariff Filing:
NVOCC cung cấp dịch vụ vận chuyển cho hàng tuyến Mỹ, cần khai báo rõ toàn bộ chi phí dịch vụ của doanh nghiệp (selling rates & charges).

Chi phí dịch vụ có thể được cập nhật mỗi 30 ngày. Mức chi phí dịch vụ được khai báo là mức chi phí dịch vụ tối đa mà doanh nghiệp có thể cung cấp. Nếu doanh nghiệp bán dịch vụ mức phí thấp hơn mức đã khai báo thì không cần khai bao cập nhật.

Doanh nghiệp sẽ đăng ký tài khoản Tariff Filing với nhà cung cấp phần mềm và thực hiện khai báo Tariff Filing.

Sau khi hoàn thành bước 4, doanh nghiệp đã đạt đủ điều kiện để phát hành HBL đi Mỹ và ký hợp đồng service contract với carrier.

Fmc là gì

Trong toàn bộ dây chuyền dịch vụ Logistics cho các lô hàng xuất nhập khẩu với thị trường Mỹ, nếu không có giấy phép của FMC (Cục Hàng Hải Mỹ), các doanh nghiệp (DN) giao nhận vận tải Việt Nam (Freight Forwarders/ Logistics Providers) dù là hội viên VLA hay không chỉ có thể tham gia với tư cách là đại lý, phục vụ một số công đoạn phụ, như lập chứng từ, thông quan, thu cước, nộp thuế, thu xếp vận tải nội địa… do ủy thác của các hãng tàu chuyên chở nước ngoài. Khi làm đại lý thực hiện những khâu cụ thể trong các chuỗi dịch vụ đó, các Forwarders/ Logistics Providers, với tư cách đại lý, chỉ được hưởng hoa hồng hoặc phí dịch vụ nhất định.

Về phía các chủ hàng, không ít trường hợp do không biết nên phải thông qua một loạt môi giới mới tìm được đích danh công ty dịch vụ Freight Forwarders/Logistics Providers ở Việt Nam đã có giấy phép của FMC để trực tiếp nhận lưu cước các lô hàng xuất nhập khẩu với thị trường Mỹ. Trong một chừng mực nào đó, điều này làm cho chi phí giao dịch tăng lên.

Hiện nay khá nhiều hội viên VLA đã là hội viên liên kết (Individual Member) của FIATA, khi tự mình tìm được những lô hàng xuất khẩu (XK) đi các thị trường EU, Nhật, Australia… theo điều kiện CIF và những lô hàng nhập khẩu từ những thị trường này về VN theo điều kiện FOB, họ hoàn toàn có khả năng trở thành người vận chuyển theo hợp đồng (Contracting Carrier) dưới dạng NVOCC (Non-Vessel Operating Common Carrier) bằng cách mua chỗ (Slot Charter) trên các tàu nước ngoài có lịch trình đi từ hoặc đến cảng VN và phát hành vận đơn thứ cấp HBL (House Bill of Lading) theo mẫu của FBL (FIATA Negotiable Multimodal Transport Bill of Lading). Trong trường hợp đó, với tư cách là người vận chuyển thứ cấp kinh doanh dưới dạng NVOCC, chứ không phải là đại lý của hãng tàu, rõ ràng thu nhập về giá cước mà các DN Freight Forwders/Logistics Providers VN thu được trực tiếp từ chủ hàng sẽ cao hơn đáng kể so với các khoản hoa hồng hay phí dịch vụ cũng chính từ những lô hàng đó nếu họ chỉ làm đại lý thông thường.

Đối với thị trường Mỹ, cho đến nay chỉ có một số Freight Forwarders/ Logistics Providers ở Việt Nam có thể phát hành vận đơn FBL cho những lô hàng đi Mỹ hay từ Mỹ về VN. Lý do đơn giản vì.theo quy định của Luật pháp thương mại Hoa Kỳ, hàng hóa xuất, nhập khẩu vào Mỹ phải được DN vận chuyển (gồm các DN giao nhận vận tải đường biển (OTI và NVOCC) thực hiện. Theo luật pháp Mỹ (CFR, Phần 515), những DN kinh doanh vận chuyển hàng hóa và phát hành vận đơn theo phương thức trên cho những lô hàng đi từ hoặc đến Mỹ đều gọi là NVOCC và cần phải có giấy phép khai thác do FMC cấp. Để được FMC cấp giấy phép, các NVOCC phải tuân thủ theo 3 bước: Bước một ký quỹ bảo lãnh (FMC Surety Bond Requirements) để chứng minh khả năng tài chính của mình. Có thể bảo lãnh riêng từng DN hoặc bảo lãnh tập thể theo nhóm. FMC khuyến khích hình thức bảo lãnh theo nhóm của FIATA (FIATA Group Bond) vì tính ưu việt của nó. Nếu bảo lãnh riêng từng DN thì số tiền bảo lãnh là 150.000 USD/năm, ngược lại nếu bảo lãnh theo nhóm dưới hình thức FIATA Group Bond thì sẽ ít hơn. Dù là bảo lãnh riêng hay bảo lãnh theo nhóm thì luật pháp Mỹ yêu cầu phải mua bảo hiểm cho các bảo lãnh đó với các công ty bảo hiểm có uy tín. Bước tiếp theo là phải đăng ký hành nghề kinh doanh NVOCC và đăng ký vận đơn với FMC và Bước sau cùng là phải công bố công khai trên mạng internet bảng giá cước và giá dịch vụ liên quan kể cả các loại phụ phí. Trong 3 bước nói trên có lẽ bước đầu tiên và bước sau cùng là phức tạp và khó khăn nhất, cần sự tưu vấn.

Sở dĩ FMC quy định các DN kinh doanh với tư cách NVOCC phải ký quỹ bảo lãnh như trên là để bảo đảm khả năng tài chính trang trải các khoản phạt, nếu có, liên quan tới trách nhiệm của những DN này trong các lĩnh vực sau đây:

1. Mua bán dịch vụ vận tải.
2. Thanh toán tiền cước cho các lô hàng vận chuyển theo hình thức vận tải đơn phương thức hay đa phương thức.
3. Chi phí về việc vận chuyển hàng phát sinh từ vận đơn hoặc chứng từ tương tự với chủ hàng.
4. Chi phí về việc cấp vận đơn và các chứng từ tương tự.
5. Chi phí vận tải nội địa hoặc vận tải suốt.
6. Chi phí bồi thường cho đại lý giao nhận theo quy định.
7. Chi phí thuê container.
8. Chi phí thuê đại lý ở địa điểm tiếp nhận hàng đi hoặc địa điểm giao trả hàng ở cảng đích.

Để được hưởng các quyền lợi khi áp dụng hình thức ký quỹ tập thể FIATA Group Bond với FMC, FIATA quy định các DN kinh doanh theo hình thức NVOCC phát hành FBL cho thị trường Mỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Phải là hội viên của Hiệp hội giao nhận vận tải quốc gia nơi mình có trụ sở chính (ví dụ như VLA của Việt Nam).
2. Phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự với công ty bảo hiểm được FIATA chấp nhận để bồi thường cho khách hàng khi phát hành FBL theo phương thức trên.
3. Đơn xin tham gia ký quỹ theo FIATA Group Bond phải gửi cho cả FIATA và công ty bảo hiểm mà FIATA chấp nhận.
4. Phải công bố giá cước và giá dịch vụ trên internet.
5. Phải nộp phí hàng năm cho FIATA về việc áp dụng FIATA Group Bond (phí này bằng 0,9% của số tiền Surety Bond do FMC quy định, tức là 1.350 USD/năm cộng thêm USD25 cho mỗi hóa đơn thu cứơc hoặc dịch vụ.

Các Hội viên của VLA muốn tham gia, khi làm việc với FMC nên nghiên cứu kỹ lưỡng các thủ tục, quy định cụ thể của luật pháp Mỹ và các quy định liên quan của FIATA vì chi phí phải bỏ ra để được cấp giấy phép ban đầu và trong quá trinh kinh doanh là không phải nhỏ, khá tốn kém.

Theo thông kê của FMC, tính đến ngày 16/9/2021, số lượng NVOCC của ASEAN đã đăng ký với FMC là: Việt Nam: 63, Singapore: 53, Malaysia: 15, Philippine: 13 và Indonesia là 12. Việt Nam hiện đang đứng đầu trong ASEAN. Số lượng của Việt Nam tăng so với cách đây 2 năm chỉ là 25-30 nhằm đáp ứng yêu cầu thương mại Việt Nam-Hoa kỳ đang gia tăng nhanh và Mỹ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Đa số các DN Freight Forwarders/Logistics Providers Việt Nam sử dụng Bond của Công ty Mẹ hoặc Văn phòng ở Mỹ để ký hợp đồng với hãng tàu vận chuyển đi Mỹ. Trong số 63 DN của Việt Nam thì hội viên của Hiệp hội VLA là 46, chiếm 73%. Các DN còn lại là các DN nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Hiện nay, Hiệp hội VLA có 515 hội viên trong đó có 58 hội viên là các DN FDI. Trên trang thông tin của FMC có tên chi tiết các DN Freight Forwaders/Logistics Providers Việt Nam đã được cấp Giấy phép.

Chính vì các quy định chặt chẽ như trên của luật pháp Hoa Kỳ, các DN XNK Việt Nam, nếu muốn hạ thấp chi phí dịch vụ liên quan cho hàng xuất khẩu đi Mỹ và ngươc lại, cần chủ động lưu ý lựa chọn các DN cung cấp dịch vụ logistics phù hợp, hội tụ các điều kiện chính sau: có Hợp đồng booking trực tiếp với hãng tàu (đại lý cấp 1); phát hành được vận đơn (HBL) và có Bond, được chấp nhận vào Mỹ trực tiếp; Có thể kê khai AMS (Automatic Manifest System) trực tiếp.

Hiệp hội VLA đã nêu rất đầy đủ về yêu cầu Bond và xin giấy phép của FMC cho vận chuyển hàng hóa xuất nhập với thị trường Mỹ trong Sổ tay Nghiệp vụ Kinh doanh dịch vụ Logistics của VLA, phát hành tháng 5/2017, trang 100-104.

Ngày 18/11/2021, Hiệp hội VLA đã tổ chức Hội thảo online về Phát hành H/BL và Bond cho hàng hóa xuất nhập đi Mỹ cho Hội viên và mời các chủ hàng XNK cùng tham gia. (Xem clip Hội thảo trực tuyến: Các quy định chung về đăng ký Giấy phép FMC cho Doanh nghiệp Logistics Việt Nam)

Tài liệu tham khảo: https://www2.fmc.gov/oti/

LS Võ Nhật Thăng / Nguyễn Tương / Ngô Khắc Lễ

Fmc là gì

  • Fmc là gì

    Gọi điện
  • Fmc là gì

    Chat zalo
  • Fmc là gì

    Chat Facebook