Đục nước béo cò nghĩa là gì năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam. Địa chỉ: Tầng 16 VTCOnline, 18 Tam Trinh, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 04-9743410. Fax: 04-9743413.

Liên hệ Tài trợ & Hợp tác nội dung Hotline: 0942 079 358 Email: [email protected]

Khi tìm hiểu ý nghĩa thành ngữ đục nước béo cò người ta thường lưu tâm đến một hiện thực dễ dàng quan sát thấy ở các vùng nông thôn. Ta đã biết, cò là một loài vật đêm ngày lặn lội kiếm con ốc, bắt con tôm, con cá trên đồng ruộng. Phải nhọc nhằn lắm, may ra cò mới kiếm được miếng ăn hàng ngày. Thế nhưng, trong các vụ cày bừa, ruộng nước đục ngầu, bùn, lấm làm cho cá tôm ở dưới nước không chịu được phải ngoi mình lên mặt nước. Thế là chẳng vất vả bao công, cứ thế cò chén những con vật xấu số do hoàn cảnh "đục nước" mà phải ngoi mình làm mồi cho nó. Biết lợi dụng vụ cày bừa, với những chân ruộng đục nước, cò có thể kiếm chác, nuôi thân béo mầm. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở sự quan sát này thì chưa làm bộc lộ rõ được cách đánh giá của nhân dân ta đối với kẻ cơ hội lợi dụng hoàn cảnh rối ren nội bộ mà kiếm lợi lộc qua thành ngữ đục nước béo cò!

"Nghĩ đến câu đục nước béo cò

Nên bao nhiêu sự thật sờ sờ

Các xừ cứ tảng lờ như chẳng rõ"

(Thơ Tú Mỡ)

Hẳn là trong quan niệm dân gian còn có một ý tứ gì thâm hậu hơn được tiềm ẩn trong thành ngữ này. Đục nước trong đục nước béo cò không hẳn chỉ phản ánh nhân tố khách quan đưa lại sự rối ren của hoàn cảnh (như do cày bừa) mà còn có thể do bản thân các nhân tố chủ quan gây nên. Cảnh đàn cá tranh ăn, cảnh cá lớn nuốt cá bé, chẳng làm khuấy động môi trường sống của chúng ta là gì. Một điều thú vị hơn là tại sao "đục nước" lại chỉ béo mỗi chú cò và chính cò là biểu hiện của kẻ cơ hội? Có lẽ đối với nhân dân ta, con cò gắn liền với cuộc sống đồng ruộng, ngoài việc tự thân kiếm ăn, cò còn là kẻ cướp công, ăn bớt ăn xén công sức của kẻ khác. Cốc mò cò xơi, cò ăn bớt của cốc, chẳng phải là xuất phát từ cách nhìn nhận đó hay sao? Cho nên cò là biểu trưng cho hạng người cơ hội, và với thành ngữ đục nước béo cò nhân dân ta phê phán hành vi của bọn cơ hội chủ nghĩa.

"Rân nhảy ra đúng lúc, khi lãnh chúa Kỳ Bường là lão Phô đã gục, khi Chính phủ bị người phải vung tiền ra mua, khi tình hình rối loạn dễ đục nước béo cò. Cha hắn sao biết chỗ lắt léo ấy" (Phan Tư- "Gia đình má Bảy")

Đại dịch Covid-19 vừa rồi, nhiều quan chức đã tư thông với các “đại gia” làm ăn bất chính, “xập xí xập ngầu” mua kit xét nghiệm “dởm”, biến báo thành sản phẩm “xịn” rồi nâng giá “ngất trời” móc túi người dân. Trong những lúc như vậy, cũng xuất hiện nhiều kẻ "cò mồi", "chân gỗ", đứng ra làm môi giới hay dắt mối làm ăn.

Có lẽ với ai đó, nhất là các em học sinh, dù sinh ra và lớn lên ở nông thôn hay ở đô thị, đều ít nhiều biết đến con cò, một loài vật vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Cò là một loài chim chân cao, cổ dài, mỏ nhọn, lông thường có màu trắng nom rất đẹp:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng

(Ca dao)

Đàn cò chuyên sống thành bầy trong những lùm cây rậm rạp. Chúng thường bay đến nơi có nước, như đồng ruộng, đầm lầy, mò tôm tép để ăn. Với cái mỏ nhọn khá dài, cò rất giỏi trong việc bắt các loài tôm cua và cá nhỏ. Tuy nhiên, cá tôm vốn là loài chuyên sống dưới nước. Chúng bơi lội rất nhanh. Vì vậy không phải lúc nào các chú cò nhà ta cũng đủ cái ăn. Mọi người chẳng thấy con cò nào cũng gầy gò sao? "Ngẳng cổ cò" chính là chỉ những ai cao gầy, cổ ngẳng đấy.

Đục nước béo cò nghĩa là gì năm 2024

Ảnh minh họa: DAD

Tuy nhiên, nếu gặp dịp nước đục, do mưa hay do người ta lội sục bùn đất dưới ruộng, dưới ao, lũ tôm lũ cá động nước chạy lung tung, nháo nhác nổi lên thì đấy là một dịp để lũ cò kia "trổ tài" mò cua bắt ốc. Vào mùa nước can, người ta cày bừa sục nước, cá tép nhảy lung tung. Thế là cò ta "vào cuộc". Chúng cứ ung dung đánh chén no nê. Đây chính là cơ sở hình thành nên thành ngữ "đục nước béo cò": Nước trong mà chuyển đục thì chính là cơ hội kiếm ăn dễ dàng cho đàn cò mà. Chúng "béo" lên vì thế.

Trên đời này, người tốt thì ít mà kẻ xấu lúc nào cũng đầy rẫy. Nói không quá chứ chỉ cần sơ hở một chút, bạn sẽ bị bọn xấu chiếm lợi ngay. Có nhiều loại người đã lười biếng lại còn tham lam, lúc nào cũng muốn hưởng thụ trên thành quả của người khác. Trời lại sinh bọn này thường lắm mưu mẹo, dễ lừa người nhưng rốt cuộc cũng phải nhận cái kết đắng mà thôi. Kẻ cứ chăm chăm vào lợi dụng “Đục nước béo cò” thì có ngày nước trong cũng phải chạy tán loạn vì chết đói đến nơi.

“Đục nước béo cò”

Câu thành ngữ này bắt nguồn từ một hiện tượng thường gặp ở vùng nông thôn. Cò là một loài vật đêm ngày lặn lội kiếm con ốc, bắt con tôm, con cá trên đồng ruộng. Nhưng thức ăn cũng nào dễ kiếm, phải vất vả lắm chúng mới lo nổi bữa ăn hàng ngày. May mắn thay, trong các vụ cày bừa, ruộng nước đục ngầu, lắm bùn làm cho cá tôm ở dưới nước không chịu được phải ngoi mình lên mặt nước. Thế là chẳng vất vả bao công, cứ thế cò tha hồ kiếm ăn trên những con vật xấu số do hoàn cảnh “đục nước” mà phải ngoi mình làm mồi cho nó.

Đục nước béo cò nghĩa là gì năm 2024

“Đục nước béo cò”

Đấy là nguồn gốc của câu thành ngữ này. Tất nhiên rằng, đây chỉ là nghĩa đen của câu và nghĩa bóng còn hàm chứa nhiều ý tứ sâu xa hơn nữa. “Đục nước béo cò” không chỉ là phản ánh sự rối ren của hoàn cảnh mà còn phần lớn do nhân tố con người. Người tốt không nói nhưng người xấu có thể lợi dụng hoàn cảnh đó để làm những việc lợi mình hại người. Thời thế thay đổi khôn lường, kẻ mưu tính sẽ dựa vào từng hoàn cảnh mà nghĩ cách tranh công, kiếm chác chút lợi lộc cho bản thân mình. Nhiều hoàn cảnh “Đục nước béo cò” khiến chúng ta chỉ biết căm phẫn và cay đắng.

Từ bài học cho đến cuộc sống

Chúng ta vẫn còn nhớ những vụ “hôi của” làm rung động dư luận những năm gần đây chứ? Tôi thật sự không hiểu, điều gì đã thúc đẩy người ta trở nên tàn nhẫn đến mức như vậy. Người xưa chẳng phải hay dạy “Lá lành đùm lá rách” hay “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” đấy hay sao? Vậy mà khi thấy đồng bào gặp nạn, chúng ta chẳng những không giúp đỡ mà còn lao vào tranh cướp của cải hòng kiếm chút lợi cho mình. Chúng ta nhận được gì ngoài dăm ba cái của không phải của mình và những giọt nước mắt đau khổ của người bị hại.

Xem thêm bài viết tham khảo “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

Xem thêm bài viết tham khảo “Nhân nghĩa là chúa muôn đời/Bạc tiền là khách qua chơi bấy giờ”

Tôi đã từng tự hào biết bao khi mình là con cháu lạc hồng, trọng tình trọng nghĩa, yêu thương lẫn nhau. Nhưng có lẽ thời gian đã làm thay đổi quá nhiều thứ, thay đổi cả lòng người. Sự yêu thương và giúp đỡ biến thành tranh cướp và chiếm đoạt. Từng ấy thời gian, chúng ta đã làm gì để cho đất nước tươi đẹp hơn? Một đất nước mà lễ nghĩa và đạo đức không được đặt lên hàng đầu thì còn hy vọng gì ở mai sau nữa.

Rồi lớp trẻ sau này sẽ học hỏi được gì từ đàn anh, đàn chú đi trước. Sự vô tâm đến đáng sợ hay thói lười biếng đang gặm nhấm con người từng ngày. Thật đáng buồn làm sao.

Ý thức con người là quan trọng nhất

Những thành phần “Đục nước béo cò” có mặt ở khắp mọi nơi và không thể đếm xuể. Chỉ cần hoàn cảnh thuận lợi là có họ xuất hiện. Toàn là những chuyện nhỏ nhặt nhưng lại làm xấu đi hình ảnh của chúng ta trong mắt bạn bè ngoài nước.

Đục nước béo cò nghĩa là gì năm 2024

“Đục nước béo cò”

Thấy người bị nạn không giúp mà vào “hôi của”; nhân lúc người ta thả cá chép phóng sinh thì chuẩn bị sẵn lưới điện để bắt cá bán lại; thấy người dân bức xúc một chuyện nhỏ là lao vào kích động phản nước; thấy đồng nghiệp bị mắng lại tranh thủ vùi dập giành công;…Những chuyện xảy ra hàng ngày, hàng giờ làm chúng ta phải lắc đầu ngao ngán bởi cái xã hội loạn lạc thời bây giờ.

Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, hoàn cảnh thuận lợi thì người ta phải làm ư? Không đâu, phần lớn là do ý thức của con người. Con người không tự làm chủ được mình, họ còn bị những nhân tố xung quanh cám dỗ và ảnh hưởng nữa thì làm sao? Chúng ta phải biết phân biệt đúng sai, phải trái. Có vậy thì mới sống đúng và sống đẹp được.

Mỗi người góp một ít

Tại sao khi thấy có người gặp nạn, một số chạy đến giúp đỡ còn một số lại trục lợi? Đó là ý thức của mỗi người, chúng ta cần biết việc nào nên làm và việc nào không nên làm. Không phải cứ việc có lợi cho mình là làm mà bất chấp tất cả.

Chúng ta là con người với nhau, là đồng bào cũng là đồng loại. Mối quan hệ đó đủ mật thiết để không giúp nhau thì thôi chứ cớ gì mà lại hại nhau. Tôi tin rằng, mỗi chúng ta đều có lòng thiện và không muốn mình trở thành một kẻ xấu xa. Vậy nên, tự chủ động tu dưỡng và rèn luyện bản thân theo hướng tốt hơn mỗi ngày là một điều hết sức cần thiết.

Đừng lợi dụng “Đục nước béo cò” mà quên đi nỗi đau của đồng loại. Chúng ta muốn là một thế giới hòa bình và một cuộc sống ấm no cho cả dân tộc. Chỉ cần mỗi chúng ta đều biết nghĩ thiện, làm thiện thì tương lai về một đất nước tốt đẹp sẽ không còn xa nữa. Tôi tin là như vậy.

Lời kết

Thật đáng buồn nếu mỗi chúng ta chỉ nghĩ cho bản thân mình mà mặc kệ cảm xúc của người khác. Cuộc sống này, khó khăn không thiếu, ai mà chẳng có lúc gặp hoạn nạn. Nếu biết nghĩ, hôm nay giúp người thì ngày mai chắc chắn có người giúp lại. Bạn “Đục nước béo cò” để làm gì, lỡ một mai mình rơi vào cảnh khốn đốn mới biết hối hận cũng đã muộn màng.

Hãy phấn đấu sống tốt và làm một người mang giá trị hữu ích cho cả bản thân và xã hội xung quanh. Chỉ cần sống và làm việc thiện thì khó khăn nào rồi bạn cũng sẽ vượt qua.

Đục nước béo cò là gì?

Thành ngữ “Đục nước béo cò” được sử dụng để nói về những người có dã tâm, cố tình lợi dụng những lúc khó khăn của người khác, những lúc tình hình địa phương hoặc đơn vị rối ren, lộn xộn để mưu cầu lợi ích cá nhân...

Nước béo là gì?

Nước béo làm từ mỡ bò thối vừa được phát hiện ở một cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật ở TPHCM. Mỡ dưới da đã hôi thối dùng làm nước béo. Nơi chế biến mỡ nhếch nhác, hôi thối.