Đồng nghĩa với từ nhược điểm là gì năm 2024

Điểm yếu là một danh ngữ tạo ra theo cú pháp “xuôi” của tiếng Việt, đồng nghĩa với nhược điểm [弱點], một danh ngữ tạo ra theo cú pháp “ngược” của tiếng Hán. Nhược [弱] là yếu, như trong nhu nhược, nhược tiểu, bạc nhược...

Còn yếu trong yếu điểm thì có một cái nghĩa hoàn toàn khác. Đây là một yếu tố Hán Việt chính danh nhưng lại không đủ tư cách của một từ độc lập mà chỉ là một hình vị phụ thuộc, chữ Hán là [要], có nghĩa là quan trọng, cần kíp, mà ta có thể thấy trong một loạt “chữ đôi”, như: yếu địa, yếu lĩnh, yếu lược, yếu nhân, yếu tố, chính yếu, chủ yếu, cương yếu, giản yếu, hiểm yếu, kỷ yếu, tất yếu, thiết yếu, thứ yếu, toát yếu, trọng yếu, xung yếu...

Với một loạt dẫn chứng ở trên, ta có thể dễ dàng thấy rằng yếu điểm là điểm quan trọng, chứ không phải là điểm yếu. Đây là một danh ngữ cấu tạo theo cú pháp “ngược” của tiếng Hán với cái mẫu “định ngữ + bị định ngữ” (chữ được bổ nghĩa + chữ dùng để bổ nghĩa), trong đó bị định ngữ mới là trung tâm của danh ngữ. Trong yếu điểm thì điểm là trung tâm còn yếu chỉ dùng để thêm nghĩa cho nó mà thôi. Vậy yếu điểm là điểm quan trọng, không có dây mơ rễ má gì với điểm yếu.

Chữ yếu [要] này còn có một âm nữa là yêu nhưng không liên quan gì với yêu trong yêu đương cả vì nghĩa của nó là mong muốn, đòi hỏi, như trong: yêu cầu, yêu sách... Yêu sách có một điệp thức là eo xách/sách, vẫn còn dùng trong phương ngữ Nam bộ. Chữ yêu này còn có một chữ đồng âm mà chữ Hán là [腰], có nghĩa là lưng, như trong yêu vận là vần lưng (đặc biệt là trong thơ lục bát). Chữ yêu này có một điệp thức là eo trong eo ếch nhưng hầu như không dùng để miêu tả con ếch mà chỉ dùng để chỉ cái eo lưng của con người, như vẫn dùng trong phương ngữ Nam bộ, thí dụ: đi xe ôm thì nhớ ôm eo ếch của người lái xe cho an toàn. Hai chữ yêu [要], [腰] trên đây còn có một chữ đồng âm nữa là [訞], có nghĩa là tai vạ. Chữ yêu này có một điệp thức là eo, cùng nghĩa, vẫn còn dùng trong phương ngữ Nam bộ, như: đã nghèo lại còn mắc cái eo.

_khuyết điểm, điểm yếu, thiếu sót, sở đoản, chỗ kém, chỗ yếu,... (nghĩa chung: những phần còn khuyết thiếu của bạn thân, cần khắc phục)

- Các từ trái nghĩa với "nhược điểm":

_ưu điểm, điểm tốt, điểm hay. sở trường, chỗ tốt, thế mạnh, điểm mạnh, điểm hay,... ( nghĩa chung: những phần tốt nổi trội, tạo ưu thế hơn những người khác)

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập hơn 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết.

Nâng cấp VIP

Đồng nghĩa với từ “nhược điểm” là điểm yếu

Đáp án cần chọn là: B

Quảng cáo

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nói “một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng?

A.Hiện tượng đa nghĩa của từ

B.Hiện tượng đồng âm của từ

C.Hiện tựơng đồng nghĩa của từ

D.Hiện tượng trái nghĩa của từ

Câu 2:

Nghĩa gốc của từ “chân” là gì?

A.Chân con người, được coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách thành viên của một tổ chức

B.Bộ phận dưới dùng của một đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác

C.Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền

D.Bộ phận dưới cùng của cơ thể con người hay động vật, dùng để đi đứng, thường được coi là biểu tượng của hoạt động đi lại của con người.

Câu 3:

Từ đồng nào sau đây có nghĩa là trẻ em?

A.Đồng dao

B.Đồng bộ

C.Đồng sự

D.Đồng niên

Câu 4:

Chọn cách giải thích đúng “hậu quả” là:

A.Kết quả phía sau

B.Kết quả sau cùng

C.Kết quả cuối

D.Kết quả xấu

Câu 5:

Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?

A.Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự

B.Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du

C.Bà tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật

D.Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần!

Câu 6:

Muốn làm tăng vốn từ, sự hiểu biết từ thì cần phải làm gì?

A.Trau dồi vốn từ, rèn luyện để nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ, cách dùng từ là việc quan trọng trau dồi vốn từ

Chủ đề