Đội cấn là ai

Tư liệu lưu trữ không thống nhất về cái chết của người đứng đầu khởi nghĩa Thái Nguyên, có nơi nói ông bị giết hại, tài liệu khác cho rằng ông tự sát.

Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên - liên minh giữa lực lượng binh sĩ yêu nước ở Trại lính khố xanh do Đội Cấn chỉ huy và lực lượng tù chính trị trong Nhà lao Thái Nguyên do Lương Ngọc Quyến đứng đầu nổ ra đêm 30 rạng sáng ngày 31/8/1917. Đây là cuộc khởi nghĩa vũ trang, có tiếng vang lớn nhất ở nước ta trong thời kỳ 1914-1918.

Tài liệu lưu trữ tiếng Pháp ở Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (La Résidence supérieure au Tonkin) hiện lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (Le Centre des archives nationales d’Outre-Mer) của nước Cộng hòa Pháp ở Aix-en-Provence có 45 hồ sơ, (một số hồ sơ có chung một tiêu đề:“Révolte des militaires et des prisonniers de Thái Nguyên” - Khởi nghĩa của các binh sĩ và tù nhân ở Thái Nguyên) cung cấp rất nhiều thông tin về cuộc khởi nghĩa trong đó có cái chết của Đội Cấn.

Người thủ lĩnh đứng ra viết lời hiệu triệu dân chúng

Lực lượng tham gia khởi nghĩa gồm liên minh giữa lực lượng binh sĩ yêu nước ở Trại lính khố xanh do Đội Cấn, tức Trịnh Văn Cấn chỉ huy và lực lượng tù chính trị trong Nhà lao Thái Nguyên (phần lớn là những người đã tham gia vào các phong trào yêu nước như: Phong trào Đông Du, khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám, khởi nghĩa Việt Nam quang phục hội…) do Lương Ngọc Quyến (con trai của Cử Can tức Lương Văn Can) đứng đầu.

Đội cấn là ai
Cổng Trại lính khố xanh tỉnh Thái Nguyên, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917. Ảnh tư liệu.

Ngoài hai lực lượng chính là các binh sĩ và các tù nhân chính trị phạm còn có một số nhân dân địa phương được giác ngộ, 50 công nhân làm ở mỏ than Phấn Mễ và mỏ kẽm Lang Hít.

Các thủ lĩnh của hai lực lượng chính đã liên lạc, móc nối với nhau để bàn bạc, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa; về tinh thần có: Cờ nền màu vàng với năm ngôi sao đỏ, Quốc hiệu lấy tên là “Đại Hùng”.

Đội Cấn chịu trách nhiệm viết lời hiệu triệu dân chúng để kêu gọi lòng yêu nước và sự ủng hộ của nhân dân với nghĩa quân và cuộc khởi nghĩa.

Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào đêm ngày 30 rạng sáng ngày 31/8/1917. Sau nhiều ngày chiến đấu, nghĩa quân đã giành được chính quyền, làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên trong một tuần lễ (từ 30/8 đến 5/9/1917).

Điện báo số 198 trong hồ sơ số 36.247 Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ ở Pháp viết: “Các tù nhân đã giết chết viên đội trưởng coi tù, cướp kho vũ khí trong đó có khoảng 200 đến 300 khẩu súng và 40.000 viên đạn, giải thoát 300 tù nhân”.

Báo cáo ngày 1/9/1917 của Funck, thiếu tá chỉ huy quân sự ở Tuyên Quang, viết: “Đồn Hương Sơn bị một nhóm tù nhân khoảng 300 tay súng tấn công suốt từ 3 giờ sáng đến 7 giờ tối ngày 5/9/1917”.

Đội cấn là ai
Trịnh Văn Cấn ( Đội Cấn) và Lương Ngọc Quyến (bên phải). Ảnh tư liệu

Thực dân Pháp vô cùng hoảng sợ, chúng huy động lực lượng quân sự lớn gồm 1.086 sĩ quan, hạ sĩ quan, binh lính người Âu, 1.626 hạ sĩ quan ngụy tổng cộng là 2.712 tên và 1.139 lính tập, lính dõng, một mạng lưới chức dịch, quan lại người Việt từ cấp xã đến cấp tỉnh ở Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận.

Ngoài quân đội, Pháp còn huy động, trưng dụng nhiều ôtô, tàu thủy để tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa. Do lực lượng chênh lệch nên cuộc khởi nghĩa sớm bị đàn áp, Lương Ngọc Quyến hy sinh.

Cái chết của Đội Cấn

Ngày 26/12/1917, Đội Cấn bị thương rất nặng ở chân trong trận giao chiến với quân Pháp ở núi Pháo (Đại Từ, Thái Nguyên), lúc này có 21 nghĩa sĩ cùng chiến đấu với ông.

Ngày 4/1/1918, một số nghĩa sĩ gồm 16 người rời núi Pháo đi nơi khác để lại 4 người với Đội Cấn để chăm sóc ông. Nhóm 4 người này đưa Đội Cấn đi về phía Tây Bắc Hưng Sơn.

Vết thương của Đội Cấn bị hoại tử rất nặng, ông biết mình không thể sống được nên bí mật bắn một viên đạn vào bụng từ khẩu súng lục của mình tự sát để cho đồng đội không phải chăm lo cho mình và nhất là để không bị rơi vào tay quân Pháp khi còn sống. Đồng đội chôn ông cùng 3 khẩu súng trường và khẩu súng lục của ông. Tuy nhiên, cái chết của Đội Cấn cũng còn nhiều nghi vấn, chưa rõ thực sự ông bị chết như thế nào?

Đội cấn là ai
Dinh Công sứ Pháp tại Thái Nguyên. Ảnh tư liệu

Hồ sơ 36.258 Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ ở Pháp có báo cáo của thiếu tá Salel như sau: Vào lúc 10 giờ sáng ngày 11/1/1918, Công sứ Pháp Poulin ở Thái Nguyên (Résident de France à Thái Nguyên) đưa đến một người tên là Nguyễn Văn Sỹ ra đầu hàng quân Pháp quê ở Xã Hạ - Vĩnh Yên.

Người này khai đã giết Đội Cấn ngày 5/1/1918 ở núi Pháo sau đó anh ta đã trốn đi, nay đến để đầu hàng quân Pháp, khai giết Đội Cấn để mong lĩnh thưởng. Hắn khai như sau: Hắn nấp cách Đội Cấn khoảng 3 m rồi bắn 2 viên đạn vào Đội Cấn sau đó hắn im lặng theo dõi. Sau khi trúng đạn, Đội Cấn cố gắng đứng lên cầm lấy súng bắn về phía đối phương; thấy Đội Cấn đứng dậy tên Sỹ bắn tiếp lần thứ hai vào Đội Cấn, hắn thấy Đội Cấn ngã xuống, không động đậy. Tên Sỹ đào hố chôn xác Đội Cấn, quấn bằng một cái chăn, chôn cùng ba khẩu súng trường sau đó hắn xuống núi vào lúc 6 giờ sáng.

Tên Sỹ nói hắn bắn Đội Cấn là để trả thù cho anh trai của hắn là Xã Đoan của thôn Hoàng Xa bị bắt ngày 18/9/1917 theo lệnh của Đội Cấn khi đoàn quân của ông đi qua vùng này. Tên Sỹ đã giả vờ tình nguyện đi theo đoàn quân của Đội Cấn để chờ dịp trả thù.

Thiếu tá Salel đã đi cùng Công sứ Thái Nguyên Poulin đến nơi tên Sỹ khai chôn xác Đội Cấn, cho đào lên để xác minh và thấy: Đội Cấn mặc quần kaki, áo veston màu xanh, đầu đội mũ phớt màu đen, tay phải còn cầm khẩu súng lục tự động đã bắn một viên, thân thể có nhiều vết thương:

- Một vết thương ở chân trái, phía trên đầu gối rất nặng. Đây là vết thương trong trận giao chiến với quân Pháp hôm 26/12/1917 ở núi Pháo.

- Vết thương thứ hai ở dạ dày do một viên đạn cỡ nhỏ bắn.

Chôn theo xác còn 3 khẩu súng trường trong đó hai khẩu đã hết đạn, một khẩu súng lục còn một băng đạn, đã bắn một viên, vỏ đạn văng ra và còn ở cạnh đó.

Báo cáo số 121 ngày 16/01/1918 của Poulin, Công sứ Pháp ở Thái Nguyên gửi Thống sứ Bắc Kỳ trong hồ sơ 36.258 như sau:

“Theo biên bản khám nghiệm tử thi thấy rằng hầu như cái chết của Đội Cấn không phải là kết quả của sự trả thù, không đúng như lời khai của tên Sỹ.

Poulin cho rằng: “Thật khó tin nếu cái chết đó là một sự trả thù khi sự chôn cất và mai táng, mộ phần của Đội Cấn lại được chăm sóc và thực hiện các nghi lễ rất nghiêm túc, chỉnh tề, chu đáo”, cụ thể:

- Thi thể Đội Cấn được liệm bằng tấm vải thêu, bên ngoài bó bằng một cái chăn, ngoài cùng là chiếu. Đầu ông đội mũ, tay phải cầm khẩu súng lục.

- Chi tiết thứ hai là: Nếu chỉ một người thực hiện các công việc chôn cất thì không thể chu đáo như vậy và không thể với một con dao lại có thể đào để chôn cất như vậy; một chi tiết nữa cũng rất không bình thường là: Trên mộ Đội Cấn còn vương lại các đồ cúng chưa đốt hết.... Poulin cho rằng lời khai của tên Nguyễn Văn Sỹ bộc lộ nhiều chi tiết không đúng, bịa đặt, hoang đường và như vậy không thể tin và không thể thưởng cho tên Sỹ được”.

Cái chết của Đội Cấn cụ thể như thế nào thì chưa thể khẳng định được, tuy nhiên điều khẳng định đã được phía Pháp công nhận đó là ông đã chết trong trận chiến đấu với quân Pháp trong cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên.

Trong tình cảnh đất nước bị đô hộ bởi người Pháp, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại, thì cuộc binh biến của binh lính người Việt ở Thái Nguyên gắn liền với tên tuổi Đội Cấn trở thành một sự cổ vũ rất lớn cho những người yêu nước lúc đó.

Đội cấn là ai
Đội cấn là ai
(Tranh qua Vietsugiaithoai.com)

Đội Cấn, tên thật là Trịnh Văn Đạt, sinh năm 1881 trong một gia đình nghèo ở làng Yên Nhiên, phủ Vĩnh Tường, nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1910, ông lấy tên la Trịnh Văn Cấn đi lính khố xanh thay cho anh trai của của mình, được thăng lên chức Đội nên thường được gọi là Đội Cấn.

Trong quá trình đưa quân đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Đội Cấn âm thầm cảm phục tấm lòng yêu nước của Đề Thám cùng nghĩa quân.

Giữa năm 1917, một thành viên của Việt Nam Quang phục hội là Lương Văn Quyến bị bắt giam ở nhà lao Thái Nguyên với mức án “chung thân cầm cố”.

Quá trình tiếp xúc với Lương Ngọc Quyến cùng các chí sĩ yêu nước đã khiến Đội Cấn có những nhận thức mới, ông quyết định khởi nghĩa, làm cuộc binh biến cướp chính quyền.

Đội Cấn bàn bạc cùng với Đội Giá, Đội Xuyên, Đội Nam… quyết định tập hợp binh lính người Việt ở tỉnh lỵ cùng các vùng xung quanh làm binh biến chiếm Thái Nguyên.

Tuy nhiên các sĩ quan người Pháp cảm nhận được sẽ có một cuộc binh biến của quân binh người Việt, nên đã đảo lộn hàng ngũ binh lính, điều chuyển đi nơi khác, luân chuyển, đồng thời theo dõi sát đề phòng. Chính vì thế mà cuộc binh biến không thể xảy ra như kế hoạch ban đầu.

Đến tháng 8/1917, được tin sắp có cuộc thuyên chuyển, Đội Cấn quyết định làm cuộc binh biến ngay vào cuối tháng tức ngày 30/8.

Vào đêm ngày 30/8 cuộc binh biến bắt đầu, Đội Cấn dẫn 175 lính tiến đánh đại bản doanh quân Pháp ở Thái Nguyên và giành chiến thắng, diệt được Giám binh Pháp là Noël.

Sau đó nghĩa quân tiến đánh nhà tù Thái Nguyên, giết được cai ngục Loew, giải cứu Lương Ngọc Quyến và 203 tù nhân cùng những người yêu nước.

Nghĩa quân thu được một số khí giới cùng kho bạc, làm chủ hoàn toàn tỉnh lỵ Thái Nguyên (trừ trại lính khố đỏ cố thủ ở bên bờ sông Cầu). Đứng đầu tỉnh lỵ Thái Nguyên lúc đó là công sứ Darles, và phó công sứ Tusle đã may mắn thoát chết khi đang đi nghỉ mát.

Đội Cấn được bầu làm Tư lệnh trưởng, Lương Ngọc Quyến làm quân sư. Nghĩa quân tuyển thêm lính mới, đến ngày 5/9 nâng tổng số quân lên 600 người bao gồm 130 lính vệ binh, 200 tù nhân, 300 dân phu và dân địa phương.

Nghĩa quân hiệu triệu dân chúng tuyên bố Thái Nguyên được độc lập và đặt tên nước là Đại Hùng Đế Quốc cùng cờ Ngũ tinh liên châu của Việt Nam Quang phục hội.

Sau khi hay tin có binh biến ở Thái Nguyên, ngay từ ngày 2/9 quân Pháp đã tập hợp quân chuẩn bị tấn công.

Sáng sớm ngày 5/9, quân Pháp với 2.700 quân đã tiến vào Thái Nguyên với cả pháo binh hỗ trợ. Trong khi đó phía nghĩa quân chỉ có 600 người. Đó là một cuộc chiến không cân sức.

Quân Pháp tiến chậm trước sự chống trả của nghĩa quân. Sau nửa ngày giao chiến quyết liệt, đến trưa ngày 5/9 nghĩa quân diệt được 107 quân Pháp, phía nghĩa quân bị thương 56 người. Tuy nhiên lúc này quân Pháp đã bắt đầu tràn được vào phía trong. Biết không thể ngăn được, Đội Cấn quyết định rút lui. Đại Hùng Đế Quốc chỉ tồn tại được 5 ngày ngắn ngủi.

Lương Ngọc Quyến bị giam gữ lâu ngày trong nhà lao, xuống sức không thể tự đi được, ông quyết định tự sát vì không muốn làm vướng bận nghĩa quân.

Nghĩa quân chạy đến vùng núi Tam Đảo (giáp Vĩnh Yên) lập căn cứ, sau đó đến huyện Đại Từ lập căn cứ ở núi Pháo.

Tháng 1/1918, quân Pháp tập trung lực lượng tấn công căn cứ, nghĩa quân nỗ lực chống trả nhưng bị tổn thất nặng nề. Đội Cấn bị thương nặng, ông đã tự sát để không rơi vào tay quân Pháp.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video: